Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

385. HUẾ VỚI VÕ PHIẾN

                                                                                       1. Từ lâu, qua những trang văn của người Huế như Thanh Tịnh, Nhã Ca, Hoàng Ngọc Tuấn, Phan Nhật Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường,… tôi tưởng rằng, đã có một hình tượng Huế đầy đặn trong tâm thức mình. Để rồi khi đọc văn của một người không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thuận Hóa, đó là Võ Phiến qua những tùy bút “Chè

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

384. VUI TRƯỚC VUI SAU

      Kẻ sĩ ngày xưa luôn lấy “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” làm chuẩn mực cho lối sống và đạo đức của mình. Từ ông Phạm Trọng Yêm bên Tàu đến cụ Nguyễn Trãi ở Việt Nam, mối “tiên ưu” mãi canh cánh bên lòng họ. Con người làm nên hào khí Lam Sơn từng thao thức :

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

383. CHỢ ĐIỀN MÔN - NHỮNG MẢNH GHÉP KÍ ỨC


Mười ba giờ chiều 15-12-2012, xe lăn bánh. Trời Đà Nẵng mùa đông mà vẫn trong cao. Biển Thanh Bình phía Liên Chiểu vẫn lắng sóng. Xa xa phía bắc “Đệ nhất hùng quan” Hải Vân sơn vẫn sừng sững áng ngữ một góc trời. Cảnh đẹp dễ sinh niềm cảm khái. Thế nhưng, chúng tôi chẳng ai nói về thời tiết đẹp của những ngày cuối năm Nhâm

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

382. LUC EMMANUEL

     Cuộc sống có lẽ rất cần những phút tình cờ, những khoảnh khắc ngẫu nhĩ. Nếu không mọi điều, mọi chuyện, mọi cái nhỏ nhặt và kể cả to lớn cứ bằng lặng như nước xuôi. Cuộc sống bình an một cách đơn điệu và tẻ nhạt biết bao. Lúc ấy chắc cũng nhìn trời mà than như Huy Cận :

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

381. PHẬT GIÁO VỚI "NGÀY TẬN THẾ" 2012

Anh Phan Phước Hiệp gửi cho mình bài này. Trước hết cám ơn anh Hiệp nhiều, sau nữa, mình trích đăng lên blog để mọi người cùng đọc, nhằm hiểu thêm tư tưởng, triết lí Phật giáo.
Chúng ta thường nghe các tín đồ Ki-tô giáo nói về ngày tận thế, về ngày phán xét, về sự hủy diệt hàng loạt… nhưng lại ít thấy kinh sách Phật giáo nói đến điều đó.
Đức Phật không có lời khuyên nào về “ngày tận thế”.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

380. TẠ LỖI VỚI BÁCH LỐP BỐP


Chiều 14, về quê dự lễ khánh thành "Trung tâm thương mại" của xã Điền Môn, làng Kế Môn. Trên đường đi, sực nhớ sáng nay Đức Thứ nhắn tin Nguyễn Tường Bách từ Đà Lạt ra. Anh em CHS PCT 6471 gặp mặt cho vui. Định bụng gọi xin lỗi anh bạn "Lốp bốp" một thời B2 của mình. Nhưng không hiểu thế nào lại quên bén đi mất.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

379. IM LẶNG THIỀN THƠ

     Một anh bạn gửi cho mình bài thơ "VỘI" của thầy Thích Tánh Tuệ. Đọc thấy thú vị lắm, nên cho lên đây lâu lâu đọc lại để thẩm thức thiền vị, để nhắc nhở mình : là một Phật tử, mình  phải sống sao cho đúng như lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma ghi ở dưới.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

378. GIÃ BIỆT BLOG YAHOO!

     Nhân chuyện Blog yahoo đóng cửa, không chơi bên sân ấy nữa, cũng có chút ngậm ngùi, bèn mượn thơ mà tếu táo chút thôi.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

374. GIÓ VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM


     Đọc “Quê hương tôi” của Võ Phiến, người đọc sửng sờ bởi những khám phá bất ngờ của nhà văn trước những sự vật quen thuộc của quê hương. Với tôi, trước đây những sự vật ấy quen đến nỗi từ bình thường tưởng như hóa ra tầm thường. Thì nay, qua những trang viết thấm đượm tình yêu và niềm tự hào về quê hương, nhà văn đã cho tôi mộtgóc nhìn mới. Những trang viết giản dị mà hài hòa lí tình của Võ Phiến đã đẩy tôi vào giữa những con sóng tâm trạng từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước cái đẹp ẩn dấu trong tạo vật quê nhà. Một trong những cái đẹp ấy là cái đẹp của chiếc áo dài Việt Nam qua hai tùy bút : “Chiếc áo dài” và “Lại chiếc áo dài”.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

373. NGHĨ CẠNH "THỦY MẶC" CỦA NGUYỄN VĂN GIA

    
    Tìm thấy bộ tranh thủy mặc của họa sĩ Nhật Bản HOUKEI KOJIMA, mình cho lên facebook để mọi người cũng thưởng lãm. Cái đẹp của tranh bốn mùa xuân-hạ-thu-đông nới chốn quê xứ Phù Tang dưới nét bút tài hoa của Houkei Kojima hiện lên thật có hồn. Cái hồn của tranh tỏa ra từ sự yên bình của cuộc sống thôn dã và hình như cũng biểu hiện

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

372. CẢM THƠ BẠN TẶNG

     Đoàn Xuân Hiển, dân B2 Phan Châu Trinh ngày ấy, ở Sài Gòn gửi tặng bài thơ "Tứ Khúc". Cảm kích trước tấm chân tình của bạn. Đọc thơ bạn, mình hình như thấy có sự tìm tòi đổi mới trong cấu trúc ngôn từ. Bài thơ thả nhiều nhiều thanh ngang vào dòng thơ, nghe ngang cung trong "trò chơi" âm nhạc, nhưng không lỡ nhịp, trái lại điệu khúc

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

371. NGHẸN VỚI "TRĂNG NGHẸN" CỦA HOÀI TƯỜNG PHONG


   Tôi gặp "Trăng nghẹn" của Hoài Tường Phong từ năm 2010. Từ đó, bài thơ đã âm thầm bước vào sinh hoạt tinh thần của tôi. Để rồi, ở hoàn cảnh này, một câu thơ hiện lên da diết, ở hoàn cảnh kia, một vài câu cứ giăng tơ rối rắm trong lòng tôi. Và cũng có lúc ngồi với học trò của mình, khi thì chiêm nghiệm một câu thơ, khi thì để cho bài thơ xát

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

370. TRONG MẮT HỌC TRÒ 33

Ngày 20-11 -2012, em Nguyễn Thị Đức Hạnh, chuyên văn 2008-2011, THPT chuyên Lê Quý Đôn, đang theo học ở nước ngoài gởi cho mình một bức thư, bày tỏ tâm tư trên FB. Sau đây là nội dung thư.
Thầy ơi, em là Đức Hạnh đây. Thầy có khỏe không thầy? Em xin lỗi thầy vì lúc đi ko kịp gặp chào thầy, gần một năm qua lúc nào nghĩ

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

369. TRI ÂN 20-11



Bài này của em Phan Thị Diễm Phương post lên Fb của mình. Đăng lại ở đây để nhớ trường xưa trò cũ.
___________________________________

20/11 - TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI CHA NGƯỜI MẸ THỨ 2
by Phuong Phan on Monday, November 19, 2012 at 10:07pm ·
20/11
Năm nay, ngày này, con không có ở Đà Nẵng. Sao lúc ở Đà Nẵng, con không biết trân trọng những ngày này nhỉ? Con nhớ ngày xưa con học

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

368. CHA VÀ CON

Đây là điếu văn của em Nguyễn Đức An, con của anh Nguyễn Tuấn. Mình đăng lên đây để thấy trong cuộc đời này, đạo lý vẫn không hề mất đi nếu gia đình là nền tảng vững chắc. Những cành, những hoa trái đạo lí có sum suê, có ngon ngọt hay không đều được nuôi dưỡng bởi một gốc rễ vững bền đó là gia đình, mà trong đó tấm lòng, nhân cách

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

366. NÉT VĂN HÓA TRONG MỘT CÂU THƠ

      Đọc “Tây Tiến” của Quang Dũng, mấy ai không bâng khuâng theo xúc cảm tâm tình của người lính gởi gắm trong những câu thơ : 

        Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
        Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

365. HIỆN TƯỢNG BÙI GIÁNG (PHẦN II) - THỤY KHUÊ



Thơ Bùi Giáng, hiện sinh trong đoạn trường và định mệnh
     Những "dạ thưa", những "tồn sinh", những "phố thị", những "cố quận", "đười ươi", đã trở thành những cốt cách, những địa chỉ rất Bùi Giáng:
  Dạ thưa phố Huế bây giờ 
  Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
  Dạ thưa Vỹ Dạ về gần 
  Ðã từ xa lắm thiên thần nhớ em

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

364. HIỆN TƯỢNG BÙI GIÁNG (PHẦN I) - THỤY KHUÊ

    Sinh thời, Bùi Giáng bảo: "Hãy để cho tôi yên, tôi dại. Ðừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có ai bàn đến thơ tôi ."  (1) Có lẽ vì tôn trọng nhà thơ, cho nên ít ai bàn đến thơ ông (2). Ca tụng Bùi Giáng thì nhiều, nhưng phê bình Bùi Giáng thì ít.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

363. TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM

I. “Tống biệt hành”, theo một số tư liệu, được sáng tác trong  một bữa tiệc tiễn đưa một người bạn thân trong nhóm Tam Anh lên đường vào chiến khu vào năm 1941 (1940?) (Nhóm này gồm Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Thâm Tâm,...). Đấy là hoàn cảnh cảm hứng, hoàn cảnh nhỏ; còn hoàn cảnh chung có thể là không khí của sách vở học được, của văn chương lãng mạn phương Tây và của văn học Việt Nam giai đoạn 1932 -1945.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

362. THIÊN NHIÊN TRONG "ĐÂY MÙA THU TỚI", "TRÀNG GIANG" VÀ "ĐÂY THÔN VĨ DẠ".


I. Hơn 600 năm trưóc, Nguyễn Trãi viết:
                “Trăng thanh gió mát là tương thức,
                 Nước biếc non xanh ấy cố tri
”.
      Thiên nhiên rung động hồn thơ và trở thành hình tượng nghệ thuật trong vũ trụ thơ của bao thế hệ thi nhân. Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đã góp mặt, làm giàu thêm bức tranh mĩ lệ và hoành tráng của thiên

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

361. THƠ LÃNG MẠN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA XUÂN DIỆU, HUY CẬN VÀ HÀN MẠC TỬ


Chế Lan Viên từng tâm sự:
    Đừng đuổi thơ tôi vì một chiều tà ngã bóng
    Hãy yên lòng sẽ thấy nắng mai lên

Thơ lãng mạn (1932 -1945) hay còn gọi là Thơ mới quả có những bóng chiều tà, nhưng cũng lấp lánh nắng mai. Dù thế nào đi nữa, với thời gian, Thơ mới thực sự khẳng định giá trị và tiếp tục chinh phục

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

360. THƠ THẨN THƠ "HẠNH PHÚC"

      Bài này trên FB. Đọc thấy thơ thẩn thơ, nên đăng lên blog. Gọi là kỉ niệm.
      Một người bạn "ngẫu hứng" bàn về hạnh phúc. Loanh quanh mãi vẫn chưa trả lời được, đến lúc đứa con, đề nghị : Mưa, lạnh này đổ bánh xèo ăn.; khoảnh khắc này anh mới ngộ ra hạnh phúc thật gần gũi và giản dị. Đọc blog của anh, mình còm mấy câu thơ, chép và ghi lên đây chơi.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

359. ĐƯỜNG QUÊ

Đúng 13 giờ 10, mình có mặt ở quê. Thời tiết không như đài dự báo. Mưa như đang ở đâu đó xa xôi trong vũ trụ, còn trên đầu mình, xung quanh mình nắng hào phóng bao bọc chào mừng. Đã sang tháng 9 âm lịch rồi mà cái nắng oi bức vẫn chưa chịu lùi bước, nhường chỗ cho một chút nắng dịu khoe mình. Xem ra trong trời đất, tạo vật cũng có cái

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

358. ĐỌC "HẠT BỌT TRÀ" CỦA VÕ PHIẾN


 
Lật giở từng trang tùy bút “Quê hương tôi”, gồm tập “Đất nước quê hương” in năm 1973 ở Sài Gòn của võ Phiến; năm 2012, NXB Thời đại in lại kí tên Tràng Thiên, tôi như người khách lạ giữa quê hương mình. Những gì thuộc về quê hương được nhà văn tái hiện trong trang văn rất giản dị và gần gũi, nhưng với tôi đâm ra lạ hoắc lạ huơ. Có mớimẻ gì đâu một “Chiếc áo dài”, một kiểu áo mang dáng hình mềm mại của xứ sở; một món ăn “Bánh tráng” thơm giòn đậm đà hương vị làng quê Việt Nam; một mảnh đất “Hội An”, phố cổ, vùng đất kinh tế mở của triều Nguyễn; một khuôn mặt của “Người Thượng trang nghiêm”, người dân Việt bình dị sống trên cao nguyên Trung Việt;… Thế mà, tất cả hình như chưa thật sự sống trong tâm trí tôi, tất cả chỉ là một cơn thoảng gió qua tâm hồn không lấy gì rộng rãi và sâu sắc của tôi. Bởi tôi chưa hề cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế, dân dã nhưng lại kết tinh nét đẹp độc đáo của hồn Việt nhất. Nhất là khi từng câu chữ của tùy bút “Hạt bọt trà” hiện ra rõ mồn một trước mắt tôi (Sách đã dẫn, tr. 179-190).

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

357. KẾ MÔN - MỘT LÀNG NGHỀ KIM HOÀN

        
 Kế Môn là một làng có nghề kim hoàn nổi tiếng lâu đời. Làng Kế Môn (1), trước đây thuộc xã Phong Thạnh cũ, nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Làng nằm về hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

356. TƯỞNG NIỆM 100 NĂM HÀN MẠC TỬ - ĐẶNG TIẾN

       Bài này do một anh bạn gửi tặng.

       Tưởng niệm 100 năm Hàn Mạc Tử

        Đặng Tiến

      Ngày 22-9-1912, thi sĩ Hàn Mạc Tử chào đời tại thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, tính đến hôm nay vừa chẵn 100 năm. Hôm qua, 21-9-2012, tại Quy Nhơn đã diễn ra cuộc Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm sinh của ông. Nhân dịp này, từ nước Pháp, nhà phê bình quen biết Đặng Tiến gửi cho BVN một chùm 3 bài về Hàn Mạc Tử, nói rõ

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

355. ĐỌC "BÓNG NGƯỢC" THƠ TRIỀU TÂM ẢNH

                Bóng ngược

            Bóng ta
            Đi lộn ngược đầu
            Chân dài theo vết
            Qua cầu cắt đôi
            Nửa này
            Cát bụi rã rời
            Nửa kia
            Đón chiếc mây trời
            Quá giang!

                   (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

354. GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI


Câu chuyện này do một anh bạn gửi cho mình. Đọc và thấy thú vị nên mình đăng lên đây như là một nỗi buồn nhân thế, buồn cho tệ quan liêu, vô cảm giữa con người với con người, giữa đồng bào với đồng bảo,...  

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

353. NHỮNG PHÁT NGÔN VĂN HÓA

     Những tuần qua, người ta bàn tán khá nhiều về những phát ngôn của những chức sắc về vấn đề dân trí, văn hóa của người Việt. Mình nghe ngược tai nhưng cứ,… nói theo Chế Lan Viên, rất  xuôi tai "như nước chảy xuôi dòng”. Hôm nay, tự dưng nhớ lại và thế là viết về những phát ngôn đó và đặt nôm na tiêu đề bài viết là “Những phát ngôn văn hóa”.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

352. CHÂN DUNG MỘT ÔNG VUA


      Chuyện kể rằng :
      Xưa có một ông vua “sở hữu” một con mắt chột và một cái chân thọt, nhưng ông ta muốn vẽ chân dung của mình truyền lại cho hậu thế. Ông lệnh cho các quan tìm một họa sĩ giỏi nhất nước để làm công việc “họa hình, họa bì” đó. Họa sĩ giỏi nhất nước đến và vẽ chân dung

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

351. ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẶC TỬ (TT) - ĐẶNG TIẾN

      Khi đề cập đến kinh nghiệm đau thương của Hàn Mặc Tử tôi tiếc chưa được đọc bài của Võ Long Tê, một chuyên gia về văn chương Thiên Chúa giáo, về vấn đề này; nghe nói bài sắp sửa đăng báo, tôi đợi hoài chưa thấy. Tôi cần nói thêm: không riêng gì Phúc Âm, những tín ngưỡng khác của người Á Đông cũng tìm một giải đáp cho đau

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

350. ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẶC TỬ - ĐẶNG TIẾN

Bài này do một người bạn gửi tặng.
"Đức tin trong nguồn thơ Hàn Mặc Tử" được Đặng Tiến viết và đăng trên tạp chí "Văn" ở Sài Gòn năm 1970. Năm nay, nhân 100 năm Hàn Mặc Tử, nhà phê bình đã bổ sung. Xin đăng lên đây để các bạn cùng thưởng thức, nhưng bài khá dài nên tạm đăng làm hai kì. Mong có sự đồng cảm.
                                                      HD, 21-9-2012
                      __________________

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

349. CÔNG ÁN THIỀN VÀ DẠY - HỌC

      Sáng nay, ngồi nghe một quan chức cỡ to của thành phố Đà Nẵng, nói chuyện với giảng viên, cán bộ, công nhân viên trường đại học Duy Tân. Nghe nhiều nhưng đọng lại chẳng được bao nhiêu. Người nói đề cao cái tôi của mình, người nghe mải mê theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Người nói vạch ra cái “lạ lùng” của xã hội Việt Nam như một

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

348. MỘT THỜI VÀ MÃI MÃI

      Bài này đăng trên Đặc san 60 Phan Châu Trinh  (1952-2012) 


      1. Năm 1971, tôi và bằng hữu từ sân trường trung học của mình tỏa về mọi hướng của cuộc đời. Có đứa cầm tấm bằng tú tài kiên trì gõ cửa các công ty để kiếm sống, có đứa đứng mơ tưởng trước cổng trường đại học; đứa ở lại Đà Nẵng, đứa vượt đèo ra Huế, đứa dọc theocon đường cái quan vào Sài Gòn,… Kể từ dạo ấy, quê nhà đã hóa thành tình yêu và nỗi nhớ thiết tha. Và cũng từ đó, mái trường trung học hằng hữu trong niềm tự hào và lòng luyến nhớ khôn nguôi của chúng tôi. Những năm tháng chung cùng dưới mái trường trung học như là một sợi dây vô hình mà bền bĩ nối kết tôi và bạn học lại với nhau. Những đứa Sài Gòn tìm nhau mà đến, những đứa ở Huế cũng tới lui, qua lại với nhau. Tất cả kết dính lại bởi chất keo đồng môn của một thời Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

347. BẠN MÌNH

      Sáng nay, 13-9-2012, vào trang nhà CHS PCT 6471, thấy chạy hàng chữ : "Chuẩn bị bị cho 60 năm : hoạt động 13-9...", mừng quá, vội mở ra đọc... nhưng được xem.

                                                 (Nguồn NGỌC ÂN - Blog Chs PCT 6471)

      Trang viết mở ra, ôi chao ơi sao mà lắm ảnh thế, nóng bỏng cả mắt. Ngắm nghía mãi tưởng chừng không chán. Nhưng nghĩ lại thấy thương

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

346. MỘT CHIỀU VUI

     Đó là chiều ngày 9 tháng 9 năm 2012. Một buổi chiều Chủ nhật trời dịu, sáng và trong. Những cơn mưa đêm của mấy ngày trước hình như đã cuốn tất cả cái nóng bức bối theo nó đổ về biển cả như kiểu cái gì của Caesar trả lại cho Caesar.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

345. QUÀ TẶNG CỦA CON GÁI

      Buổi tối.  Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho cái bụng và thân thể, mình lên phòng làm việc, đọc vài trang sách rồi nghỉ ngơi. Đang mải mê với những trang  viết về văn học Hàn Quốc trong "Những bài giảng văn học Hàn Quốc" của nhiều tác giả Hàn, bỗng điện thoại reo. Đủng đỉnh cầm điện thoại, hóa ra con gái rượu gọi.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

344. THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG


        Theo sách “Thiền uyển tập anh”, Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826), còn gọi là Bất Ngữ Thông là thiền sư sáng lập Thiền học của nước ta. Tưởng cũng cần nói thêm, “Thiền uyển tập anh” là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

343. HOÀI KHANH (BÙI GIÁNG)

       Từ Dâng Rừng tới Thân Phận, Hoài Khanh đi một bước riêng biệt choáng váng trong dòng lục bát của ông. Ông không bị một ảnh hưởng nào gò bó. Ông chỉ chịu ảnh hưởng của trời, của sương, của giòng sông, bến quạnh quê hương. 

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

342. TRẦN THY NHÃ CA (BÙI GIÁNG)

Tôi bây giờ đứng thu thân
Sống cam phận nhỏ chia phần an vui

Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Tiên nữ nhu mỳ khiêm thuận. Đó là điều hiếm có.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

341. LẮNG NGHE "LỜI THIỀN"

                Mùa VU LAN, Phật lịch 2556, năm 2012
     Tình cờ có trong tay cuốn “Lời thiền” do Ngô Ánh Tuyết và Viên Thông dịch và giới thiệu. Cầm cuốn sách mà lòng thấy vui như được gặp lại cố nhân. Không hiểu có phải do tên sách gợi lên điều tôi quan tâm hay do tên người dịch gọi về những ngày xưa Trung học Phan Châu Trinh yêu thương của tôi. Tuyết là bạn học lớp 12C, cùng thời 1964 -1971 với tôi. Có lẽ cả hai.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

340. ĐỌC "LÁ THƠ TỊNH ĐỘ"

                                             Mùa VU LAN, Phật lịch 2556, năm 2012
      “Lá thơ Tịnh Độ” là cuốn sách tập hợp 46 bức thư của Pháp sư Ấn Quang ở Trung Hoa, vị Tổ thứ mười ba trong tông Tịnh Độ, gửi cho các cư sĩ bàn về pháp môn Tịnh Độ do Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch thuật, Phương Liên Tịnh xứ Mật tịnh Đạo tràng ấn tống năm 2009, Phật lịch 2553, dày 286 trang.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

339. CÙNG CÔNG KÊNH NHÀ THƠ LÊN HÁI GIẢI NOBEL

     Đang mải miết với công việc, bỗng anh bạn ngồi bên to nhỏ: “Sáng nay ông đã đọc vô số báo chưa?”. Tôi tròn mắt: “Mà chuyện chi rứa?”. “Thì - anh bạn nói như gió thoảng - chuyện nhà thơ GSTS Viện trưởng Viện viễn thông – khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nhà thơ Hoàng Quang Thuận đó mà”. Tôi cũng nói

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

338. CÁI ĐẸP TRONG MẮT KAHLIL GIBRAN

                                     CÁI ĐẸP
             Cái đẹp là tôn giáo của các hiền giả
                                            (Một thi sĩ Ấn Độ)

      Bạn, kẻ phiêu du với tâm trí hoang mang trên những lối đi tắt và mòn của các tôn giáo đang phát triển nhanh chóng, và lang thang trong thung lũng của những học thuyết đối chọi nhau.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

337. GẶP LẠI TÀ ÁO XANH

      Gần mười bảy giờ. Chiều. Nắng đã trở màu, màu lá vàng phai. Tôi như đứng giữa mông lung mà nghe lòng  ngoái về kỉ niệm xưa.
      Mười bảy giờ ba mươi là thời điểm tổ chức đám cưới của MC, em học sinh chuyên văn của tôi thời Lê Quý Đôn, cái thời mà nhà trường còn nghèo, khiêm tốn nép mình ở ngã ba đường Lê Lợi và

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

336. BUỒN VỚI "QUẤT LÂM KÍ SỰ"

Một anh bạn giới thiệu bài viết "Quất Lâm kí sự". Đọc mà ngậm ngù,i mà muốn cười nhạt với những câu thơ của Tố Hữu : "...Răng không cô gái trên sông - Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài - thơm như hương nhụy hoa lài - Sạch như nước suối ban mai giữa rừng - Ngày mai gió mới ngàn phương - Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân - Ngày mai trong nắng trắng ngần - Cô thôi sống

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

335. ĐINH HÙNG (BÙI GIÁNG)

                       I.
Nguồn thơ của Đinh Hùng trong Mê Hồn Ca là nguồn thơ lạ nhất trong thi ca Việt Nam.
Tới Đường Vào Tình Sử, thì nguồn thơ kia bỗng như tắt ngấm. Đinh Hùng trở thành kẻ rờ rờ rẫm rẫm. Tuy nhiên, trong Đường Vào Tình Sử cũng còn mấy bài bát ngát ở lại buồn bã vô song.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

334. LÁ BÀNG VƯƠNG HƯƠNG SỨ

      Dự đám cưới của em Nguyễn Lê Mậu Cường trong tôi dậy lên bao nhiêu là cảm xúc. Mậu Cường là một học sinh chuyên văn có cá tính. Nhớ một lần thi học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn lớp 10, Cường không có giải. Khi tôi hỏi em có biết tại sao như thế không, Cường cười bất cần: Tại em chữ xấu đó thầy. Tôi cũng cười

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

333. NHỮNG MÓN QUÀ ĐÀ LẠT


     Nhận được cuộc gọi của Nguyễn Tường Bách mời dự đám cưới con gái, rất vui. Mấy ngày sau, Đức Thứ đem thiệp mời mà Bách gửi ra, vui rất nhiều. Không vui sao được, khi có quá nhiều lẽ để vui. Thứ nhất, vì cháu gái nên gia thất. Thứ hai vì bạn quá chu đáo và chí tinh. Thứ ba vì tình bạn Phan Châu Trinh không bồng bềnh trôi vào lãng quên. Nhưng... lại buồn vì không thể lên

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

332. THI SĨ - THIỀN SƯ TUỆ SỸ

     Tuệ Sỹ một thiền sư, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu phê bình văn học của miền Nam trước đây. Với sư ông - thi sĩ này, những ngày còn đi học mình rất mê mẩn những bài thơ của ông. Có những vần thơ của Tuệ Sỹ khi chạm vào mình có cảm giác tê sượng cả người và rồi tâm hồn cứ phiêu bồng theo lời thơ mà đi vào cõi

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

331. THƠ HAIKU VÀ TÔI

             Mới về quê vào, vội đăng bài này gởi đến N2.
     1. Những ngày cắp sách đến trường trung học, tôi chỉ phong phanh nghe về  Haiku. Rồi… thời gian và những kì thi “sinh tử” của học sinh những năm cuối, gần như đã giấu kín cái tên haiku ấy đâu đó trong trí óc tôi. Năm 1971, khi được ngồi trong giảng đường

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

330. THƠ QUANG DŨNG (BÙI GIÁNG)

Dưới đây là bài viết của Bùi Giáng về nhà thơ Quang Dũng. Bài viết này do N2 gửi tặng, mình đăng lên để các bạn thưởng thức.
Cám ơn N2 rất nhiều.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

329. NGUYỄN TUÂN QUA MỘT CÂU VĂN


Xưa nay, khi nói đến truyện ngắn “Chữ người tử tù” trích “Vang bóng một thời” (1940), nhắc tới nhân vật quản ngục, người đọc nghĩ ngay đến thú chơi chữ đẹp, một thú chơi tao nhã đậm màu sắc phương Đông của một thời vang bóng trong lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ đó, người ta  ngưỡng mộ Huấn Cao, yêu mến quan

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

328. THƠ HAIKU, MADE IN VIET NAM


Tình cờ đọc Tạp chí THẾ GIỚI MỚI, thấy một bài viết giới thiệu câu lạc bộ thơ Haiku ở Sài Gòn, thành lập năm 2007 do GS Lưu Đức Trung làm Chủ nhiệm. Bài viết có tên "Haiku Việt - loài hoa mới trong vườn thơ Việt Nam" của tác giả Đức Sơn Thái Trọng. Bài viết đem đến cho mình một sự thú vị, giữa cái nhốn nháo chợ đời này mà vẫn có một góc tĩnh lặng dành cho thơ. Ở

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

327. SÁNG THU TRONG NGÀY HẠ

       Buổi sáng, trời rất dịu mát sau một trận mưa đêm. Lần đầu tiên, trong những ngày hạ bức bối, mình có cảm giác "hình như thu đã về". Dắt xe ra đường mà cứ chùng chình, nếu không có việc trọng đại như lòng đã dặn lòng và như hẹn cùng Cao Thông thì chắc cũng long nhong phố phường Đà Nẵng để thụ hưởng trọn vẹn cái đẹp của một sáng thu trong một ngày hè.

326. MÌNH ƠI, PHẢI CHỤP GIỰT CƠ HỘI THÔI


        Mấy tháng nay cứ eo sèo đến khổ vì đồng lương hưu ít ỏi mà chi tiêu hàng tháng lại quá lớn. Bà xã tỉ tê: Hai vợ chồng mình phải tìm một việc gì đó để tăng thêm thu nhập, nếu không thì “phá lương” như chơi. Nghe bà xã đề nghị chí lí mà nẫu cả ruột.
      Đúng là khổ. Cả một đời dạy học, khi về nghỉ, cái khó vẫn không thôi đeo

325. NHỮNG NHÂN VẬT MÊ CHỮ


     Sống giữa cõi đời này, có ai muốn độc hành suốt con đường làm người đâu. Ai cũng muốn có bạn đồng hành để ít ra cũng có được cảm giác, chỉ một khoảnh khắc thôi, không còn lẻ bóng giữa chân trời góc bể quạnh hiu. Tư tưởng nhuốm màu sắc nhân văn ấy đã từ cuộc đời thực đi vào văn chương, vun đắp nên những hình tượng có tính cặp đôi độc đáo. Trong văn học Việt Nam,

324. TÁC GIẢ THẠCH LAM (TT)


III. Thi pháp truyện ngắn:
    
1. Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam:
  
 1.1. Thạch Lam đã từng nêu lên một quan niệm nghệ thuật đúng đắn như đã nêu trên. Nhưng với ông, hiện thực mà ông quan tâm hàng đầu đó là hiện thực bên trong, hiện thực tâm trạng. Ông đã “tìm thấy tâm hồn

323. TÁC GIẢ THẠCH LAM

I. Quan niệm văn chương:
     1. Quan niệm về người tạo tác văn chương:
       1.1. Tính chân thật của nghệ sĩ:
            “Một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” (Một ý nghĩ nhỏ - Theo dòng, Văn chương Tự Lực văn đòan, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002,  tr. 489).

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

322. CHILI BOOK

Nhận được tin nhắn, hiệu sách CHLIBOOK khai trương, mình rất vui. Vui vì đây là hiệu sách của hai học trò chuyên văn của mình, vui vì các em đã có ý tưởng và biến ý tưởng ấy thành hiện thực, vui vì dân chuyên văn không xa rời sách từ trong nhà trường ra ngoài cuộc đời.

321. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỆC ĐỌC SÁCH


    Những ngày cuối của năm 2000, con người nhìn lại chặng đường một thế kỉ mà nhân loại đã bước qua và khẳng định: công nghệ thông tin là một trong những phát mình vĩ đại nhất của thế kỉ XX và của lịch sử loài người. Internet - “người đại diện” tiêu biểu nhất của công nghệ thông tin - đã làm nên những điều kì diệu. Ai cũng hân hoan trước thành tựu ấy, nhưng cũng có không ít

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

320. CŨNG LÀ CÁCH QUẢNG BÁ

    Một buổi tối, bà và cháu cùng đi hóng mát trở về. Vừa bước vào nhà, đứa cháu reo lên, mặt rạng rỡ: Ông ngoại ơi, bà ngoại chở Bin đi nhiều chỗ lắm, ra tận đường Nguyễn Tất Thành, mát ơi là mát. Mình hỏi bà xã có đúng thế không, bà bảo đúng. Quay về phía thằng cháu, mình đùa: Thế cu Bin có đem gió biển về cho ông ngoại không? - Không có, gió làm sao mà đem về được,

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

319. CHÉP PHẠT VÀ BIÊN PHẠT


      Một học trò cũ đến thăm. Thầy trò trao đổi nhiều đề tài. Khi nói về trường cũ, hỏi thăm các thầy cô giáo đã từng đứng trên bục giảng của lớp em ấy, em học trò “ruột” này bỗng nhiên buột miệng khen tôi  hiền. Theo em, một trong những nguyên nhân để tôi được tiếng hiền, vì không bắt học trò chép phạt khiến các em vừa mỏi tay vừa tốn giấy, mực như các thầy cô khác. Em bảo, từ

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

318. SẮM VAI

      Trong bài viết “Sự suy đồi sắm vai đạo đức”, đăng ở báo Tuổi Trẻ, thứ Bảy, 16-6-2012, trang 12, tác giả Quang Thi đã giới thiệu, đánh giá sự thành công của một vở kịch do Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân đạo diễn.
      Vở kịch đó có tên là “Làm…”. Từ cái tít của bài báo đến nhan đề vở kịch đã gieo vào tâm trí mình một “vật cản lạ” đến nỗi phải tò mò đọc. Đọc xong,

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

317. BA ĐIỀU TRONG ĐỜI KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH MẤT

     Cuộc sống là một hành trình bất tận mà mỗi người chúng ta đều đang cố gắng bước trên con đường xa xăm, khúc khuỷu để đi trọn hành trình ấy. Và giống như những thử thách của số phận, không ai có thể đi hết hành trình cuộc sống mà không một lần gặp phải những biến cố, những trở ngại đôi lúc khiến con người vô tình gục ngã. Mỗi lần như vậy lại có những thay đổi nhất định

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

216. LAỊ THỬ KI

      Mới tờ mờ sáng, mà tôi đã chăm hăm nhìn vào mấy trang báo. Xin thưa không phải vì tôi mê báo mà vì xem đã có kết quả chấm thi chưa. Chả giấu gì, tôi có mấy cháu cũng "lều chõng" trong kì thi này.
      Mặc dù, dán mắt, lướt mắt, đưa mắt, trố mắt, mở to mắt, mắt đóng đinh,...

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

215. ĐAU ĐẦU CHUYỆN THƯ KỈ

Đã hơn một tuần qua mà chuyện tiêu cực trong thi cử ở Hội đồng thi trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang vẫn còn lùm xùm, rối như canh hẹ. Đọc báo thấy thông tin quá phong phú và cũng rất nhiều chiều, thuận chiều cũng lắm, trái chiều cũng không ít, xem chừng người đọc báo cũng không còn đủ tỉnh táo để nhận thức đúng bản chất của vấn đề nữa.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

314. THẾ GIỚI KHÔNG PHẲNG ĐƯỢC

      Trong lời chúc Tết đầu xuân trên truyền hình, người ta đã viết thư pháp từ “Hồng vận” như một niềm mong đợi, tin tưởng vào vận hội mới của đất nước. Quả thật, những cơ hội là sự mong mỏi không chỉ của một cá nhân mà còn là của một dân tộc. Bàn về vấn đề cơ hội, Joseph E Stiglitz, trong Giải thưởng Nô-ben kinh tế 2001 đã nói : “Anh cho mỗi người một cơ hội giống nhau

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

313. CHO CÁC CHÁU TÔI

Ngày mai các cháu bắt đầu thi môn thứ nhất của kì thi Tốt nghiệp THPT rồi mà bây giờ tôi  mới viết những dòng này có lẽ cũng đã muộn màng. Tôi xin lỗi các cháu. Mong các cháu thông cảm  cho tôi.
      Các cháu có biết tại sao bây giờ tôi mới viết không ? Thú thật với các cháu, bởi tôi thấy cả nước lo lắng quan tâm đến các cháu nên có phần ỷ lại. Tôi cứ

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

312. MẠO MUỘI VỚI TRUYỆN CỦA CỤ PHAN

  Chuyện người lương dân
                                             Phan Châu Trinh
                    
    Người ta đồn nhau rằng ở tỉnh X. phủ X. làng X có một người tên là Điền Xá ông. Trước ngõ vào nhà có treo một tấm bảng sơn son đỏ chói, trên có 4 chữ thếp vàng to tướng và bóng nhoáng: Sắc tứ lương dân, kẻ qua người lại, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Có một người khách nghe tiếng đồn tới xin ra mắt. Đến,

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

311. MỘT CÂU CHUYỆN, NHIỀU GÓC NHÌN

Ở bài viết “Bạn nghĩ sao ?” của Cao Thông, mình “còm” : “Trẻ - đọc sách để ăn cắp tri thức, trung niên - đọc sách để gánh vác việc đời, lo việc mình, và tuổi lớn - đọc sách để tìm giấc ngủ.”. Bạn ấy “còm” lại : “Nhưng cũng có khi đọc để mất giấc ngủ và nghĩ nát óc phải không bạn ?”. Đọc xong lời "còm" của bạn ấy, mình nghiệm lại, quả có khi như vậy thật! Chẳng hạn như đọc câu

310. HUY CẬN VÀ MƯA

Chiều nay, tìm tài liệu, tình cờ mình thấy bài viết của học sinh cũ. Đó là bài của em Nguyễn Lê Kim Ánh, giải BA văn Quốc gia. Bài viết có nhan đề : "TÂM HỒN HUY CẬN QUA HAI BÀI THƠ MƯA : BUỒN ĐÊM MƯA VÀ MƯA XUÂN TRÊN BIỂN", mình đăng lên đây để nhớ một thời thầy trò cùng tập huấn đội tuyển Học sinh giỏi Ngữ văn Quốc gia.

309. KHOẢNH KHẮC

Trong phút nghỉ giữa buổi, một cháu nhân viên nói với mình : Cháu đọc blog của chú rồi. Chú có gửi đăng báo không ? Mình cười, bảo : Chú không gửi đăng. Sao vậy chú ? Cháu thấy nhiều người viết để đăng báo, họ kiếm cũng khá nhiều tiền nhuận bút. Mình lại cười: Mỗi người một quan niệm, một sở thích, một mục đích, một… khác nhau. Chú chỉ viết để chơi thôi. Vui buồn trong đời, chú đem văn ra mà đựng mà đong mà giải sầu. Cháu không thấy Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã phân loại văn chương trong “Hầu trời” à.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

308. VĂN XUÔI XUÂN DIỆU

1. Phấn thông vàngTrường ca. Hai tác phẩm có đặc điểm chung: tính trữ tình và thể hiện hình ảnh cái tôi trữ tình Xuân Diệu đắm say sự sống mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.
         Phấn thông vàng là một tập truyện. Truyện là cái tôi của Xuân Diệu trong thơ nhưng không trực tiếp thể hiện như Thơ thơ. Có sự khác biệt này là

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

307. BÚT SA... GÀ LÊN MÂM

Trước đây, một lần trả bài làm văn, khi đang sửa câu sai, một học sinh hỏi : Thưa thầy, có khi nào thầy viết sai câu không ? Mình bảo với học sinh đó và cả lớp là có. Thầy cũng là người nên sai cũng là chuyện không tránh khỏi. Một học sinh khác thắc mắc : Thầy mà cũng viết sai câu à ? Sai khi nào vậy thầy ?

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

306. THƠ XUÂN DIỆU

1. Xuân Diệu, cái tôi độc đáo tích cực trong thơ.
    Khác với Thế Lữ, lưu Trọng Lư, Huy Thông; cái tôi của Xuân Diệu trong thơ luôn đòi hỏi hưởng thụ những nhu cầu cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần, những cảm giác, tình cảm phức tạp và mãnh liệt.
    Xuân Diệu là một cái tôi ham sống đến thiết tha cuồng nhiệt:

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

305. TỰ KHÚC


TỰ KHÚC là bài viết của Lê Phan Quỳnh Trang, một học sinh chuyên văn của mình, nay đã là một cô giáo. Bài viết đã thể hiện sự trăn trở của Trang về nghề, về người dạy văn. Đúng hơn, bài viết là đem tấc lòng mà trang trải trong câu chữ về vấn đề ý nghĩa và giá trị sự sống của một đời người. Một cô giáo trẻ như thế là đáng trân trọng, nhất là trong thời buổi vật chất lên ngôi, "đồng tiền

304. THƠ KHAI NGỘ

      Buổi tối mới rảnh việc nên thong thả "để mắt" các tờ báo điện tử, các trang blog bè bạn. Dòm vô ngôi nhà chung thấy Ngọc Ân treo lơ lửng bảng yêu cầu hay chọc tức cho bỏ ghét cũng nỏ biết rằng : "CHỦ NHẬT ĐẸP 3". Thấy mà giả bộ không thấy, thấy mà đành ngó lơ vì cả ngày này hơi bận bịu, thầm hẹn chủ nhật khác

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

303. LẠI CHUYỆN CHÚ CHIM SẺ


     Buổi sáng đi bộ thể dục, tình cờ gặp bạn - người đồng hương - anh bạn vồn vã và xởi lởi : "Chà gặp ông vui quá. Định nói ông chuyện ni, may ... bây giờ nói luôn". Đợi anh bạn nghỉ lấy hơi, mình hỏi : "Chuyện gì vậy ông bạn ?". "Ừ, chuyện cái lũ đằng kia đang bẫy chim sẻ ấy mà". Mình vội nhìn về phía cảng, có mấy lão đang xách mỗi lão một lồng chim to. Ông bạn mình nói tiếp :

302. ĐỖ PHỦ TẶNG THƠ LÝ BẠCH



Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai bậc Thi Tiên và Thi Thánh trong nền thơ  Đường – Tống. Thuở tuổi xế chiều, Đỗ Phủ đến thăm Lý Bạch và hỏi, ông còn có việc gì đáng tiếc không ? Bậc Thi Tiên một đời phiêu lãng, không bao giờ để cho quyền quý, danh lợi trói buộc, giữ chân mình trả lời : Tôi cầu tiên hỏi đạo, luyện đơn chưa thành, nghĩ đến Cát Hồng tiên nhân đời Tấn, người viết ra Bão Phúc tử, tự đáy lòng tôi hỗ thẹn với ông ấy.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

301. TƯƠNG GIAO

Nhà thơ xứ Phù Tang Buson nhả chữ :

Những chiếc lá rơi!
Khi gió tây thổi đến
Chúng tràn cả về đông.
Bài thơ viết về những chiếc lá khô vàng rơi xuống, chúng được cơn gió từ phía

300. CƯỜI ĐỜI MỚI TƯƠI

       Cười là một vị thuốc bổ cho người yêu đời. Cười lại là thuốc đắng dã tật cho những ai lục phủ ngũ tạng có vấn đề. Cười có cái cười ra nước mắt, có cái cười ra âm thanh nhưng cũng có cái cười không ra cái gì cả, chỉ thấy cái miệng méo xệch thôi. Cười cũng có tốt có xấu, có tích cực có tiêu cực tùy thuộc vào người chủ cái cười đó có "tri túc" không, có nắm được khái niệm "độ" không. Cười

299. TRONG MẮT HỌC TRÒ 32


Nhìn mấy em học sinh 12 năm nay post ảnh lên fb, em thấy đẹp và nhớ quá thầy ạ. Mới đó thôi mà tụi em đã ra trường được một năm. Mỗi đứa một nơi, xa thầy hơn 1 tí hoặc có người xa lắc xa lơ. Ngày xưa, mỗi tuần học thầy 6 tiết, chưa kể e còn học Quốc gia, chiều chiều lại gặp thầy, cứ liên tục trong 2 năm như thế, nhiều khi nhìn thầy cũng là một thói quen. Có những tuần thầy ốm,

298. SÀI GÒN VÀ NGUYÊN SA

Những năm tháng đi về dưới mái trường trung học của lứa tuổi tôi, không ai không một lần say sưa đọc những vần thơ của thi sĩ Nguyên Sa, hay miệt mài suy tư theo những bài giảng triết học của Giáo sư Trần Bích Lan đã được in thành sách hoặc cất tiếng ca những nhạc khúc mà Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa. Đặc biệt những cô nường học trò mà tâm hồn mộng mơ, thích đắm

297. TRÀ TAM TỬU TỨ

Sáng nay, chủ nhật 13-5, như đã hẹn, mình chuẩn bị lên CT rủ lão uống cà phê và tào lao chuyện Đông Tây kim cổ cho vui. Để chắc ăn, trước khi đi, mình gọi lão. Vừa có tín hiệu, bên kia đã có tiếng lão. Lão này nhanh thật, không biết làm chi mà tai nghe điện thoại réo nhanh vậy! "A lô, đã lên quầy chưa?".  "Chưa. Đang ăn mì Quảng với Văn Bình ở Ba Đình". (Chà cái lão này thế là

296. TRẢ VỀ - TÂM QUÁN

Truyện ngắn       TRẢ VỀ
                                       Tâm Quán

Có những câu chuyện về tổ Nhất Định mà sư thúc tôi kể lại với một giọng rất kính cẩn. Hòa thượng Nhất Định là một vị cao tăng, một vị thiền sư ngày trước đã là tỵ tổ khai sơn sáng lập ra chùa của chúng tôi. Chính sư thúc cũng không được trông thấy tổ, chỉ nghe truyền lại mà thôi. Làm sao sư thúc có thể trông thấy tổ được khi tổ sống trước đây đã một trăm mấy chục năm rồi.

295. CHÚ CHIM SẺ



Một người đàn ông tản bộ trong khoảng sân nhỏ của mình. Một con chim sẻ ở đâu sà xuống tung ta tung tăng. Bỗng một con mèo xuất hiện. Cặp mắt xanh xám dữ dằn không rời khỏi chú chim. Chú chim vẫn nhảy nhót xem chừng đang đắm chìm trong điệu nhạc của riêng chú. Con mèo dán mình sát đất. Chân chậm rãi nhẹ nhàng bước tới. Người đàn ông không cầm nổi sự lo sợ cho

294. SÂN CHƠI HƯ - ẢO

1. Tôi không phải là kẻ lông bông mà chỉ là người đi tìm “lạc thú tinh thần” giữa cuộc đời mưa nắng. Tôi cũng không phải là người theo chủ nghĩa hưởng lạc, quyết “chơi cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời". Và tôi cũng không hề theo trường phái Duy khoái lạc Cyrenaic của triết gia Hi Lạp Aristippus, trường phái này chủ trương lạc thú là điều tốt nhất và đau đớn là điều ít nhất.

292. MUA VUI


Sáng chủ nhật vẫn như lệ thường, đi bộ thể dục, ăn sáng, uống cà phê và tâm tình với bà xã. Và sau đó, mình lên mạng đọc báo viết lách. Mọi việc xem ra như kế hoạch, chỉ có viết lách là không. Bởi anh Da Hu cứ ưa chơi trò mèo vờn chuột hay trốn tìm. Hễ mình đăng bài thì anh lại ẩn, mình "ẩn" thì anh lại đăng. Cứ lòng vòng mãi chẳng biết ý tứ của nhau nên kẻ tìm thất vọng, kẻ trốn

291. MÙA PHẬT ĐẢN

Chiều này 15-4 Âm lịch, một anh bạn chuyển cho mình bộ ảnh Lễ Phật đản tại Huế. Rất cám ơn anh và xin phép được đăng lên đây.
                       
     Người Huế rước Phật bằng thuyền hoa trên sông Hương Chiều tối 4/5,

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

290. NHỚ NHỮNG TẤC LÒNG


     Nhận tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" và lòng tự nhủ, phải viết một bài gọi là nhớ cái duyên giữa mình với Đỗ Trọng Khôi và Đỗ Thị Bích Hà. Nhưng chưa có điều kiện để thực hiện. Trong mùa Phật đản này, Phật lịch 2556, mình có ý sẽ giới thiệu một bài thơ trong tập thơ, nhưng cái anh Yahoo lại trở chứng, đành cầm tay mình mà xin lỗi mình. Sáng nay, chủ nhật được nghỉ nên lên Bờ

289. ĐÀNH VẬY CŨNG VẦY

    Kể từ cái ngày ấy, ngày 30-4-2012, blog của mình hoàn toàn bị ẩn bài. Đến nay đã là 5 tháng 5 rồi, mình cố đăng lại bài cũ và nghĩ nếu không bị ẩn thì sẽ đăng bài mới, nhưng cứ trầm trầy trầm trật mãi vẫn không được. Mình như gã Dã Tràng xe cát vậy, nên... đành thở dài,... đành gác bút.

288. ÔNG ÍCH KHIÊM, NK 1984-1987

Sáng 30 - 4 - 2012, một buổi sáng có dấu hiệu nắng đẹp, tâm hồn mình hình như  cũng reo vui theo những tia nắng mai thanh sáng và mềm mại. Vừa đi bộ thể dục về nhà, lòng mình vừa có cảm giác  thanh thản vừa hồi hộp, hồi hộp bởi đây là ngày mình sẽ gặp lại các đồng nghiệp cũ, các trò xưa của Trường cấp III Ông Ích Khiêm.

287. VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC (p2)

III. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học.
     Bakhtin: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá một thời đại trong đó nó tồn tại, không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hoá, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội; kinh tế vượt qua đầu văn hoá. Những nhân tố xã

286. VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC (p1)

I. Vấn đề khái niệm.
     1. Từ nguyên:
        - (1) “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, (2) “Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)” (Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 1062)
        - “Mọi sự cần dùng về đời sống có tổ chức của một dân tộc như: kinh tế,

285. CHO NGÀY GẶP LẠI TRƯỜNG ÔNG ÍCH KHIÊM

Chiều nay đang chuẩn bị bài vở để dạy, Thăng - thầy giáo dạy toán trường Thái Phiên – gọi, thông báo : “Học trò trung học Ông Ích Khiêm mời anh dự kỉ niệm 25 năm ngày ra trường. Anh có nhà không, em đem tới”.
      Thăng đến nhà lúc mình đang dạy. Tay bắt mặt mừng, Thăng đưa cho mình giấy mời của các em cựu học sinh trường cấp III Ông Ích Khiêm khóa 1984-1987 và dặn trước khi ra về: “Anh nhớ đi sớm nghe. Lên đấy anh em mình cà phê cà pháo hàn huyên rồi vào dự lễ. Nhớ đó, em chờ”. Mình hứa chắc như cua gạch và bắt tay tiễn Thăng.

284. "HÁN TỰ HÀI CÚ"

     Buổi sáng đi làm, buổi chiều rãnh rỗi đọc “Hán tự hài cú” của Ngô Văn Tao. Có lẽ khoan bàn đến những bài thơ Haiku viết bằng chữ Hán của tác giả mà nên dành chút tĩnh lặng của tâm hồn để thưởng thức những bản phỏng dịch của thi sĩ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 
     Tập “Hán tự hài cú” gồm 144 bài thơ do Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố HCM ấn hành năm 1994. Tất cả các bài thơ “hài cú” đều được Bùi Gng và Trịnh Công Sơn phỏng dịch. Khi thì mỗi

283. NGUYỄN CÔNG HOAN

I. Nguyễn Công Hoan, một cái nhìn lướt.
    A. Sự nghiệp văn chương:
    Nguyễn Công Hoan: “Tôi đặt nhiều công phu vào việc viết truyện ngắn, chứ không phải vào việc viết truyện dài. Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười đi tìm đề tài để viết truyện ngắn” (Đời viết văn của tôi).

282. QUẢ DƯA GANG


      Lang thang vào thơ haiku, bỗng gặp Shiki :
                                                               Trăng lặn vào mây:
                                                               Sao ta lại không mượn tạm
                                                               Một quả dưa nhỏ mọng nước ?

      Đọc bài thơ, tự dưng trí nghĩ như  bị đẩy dạt trôi về miền tuổi nhỏ ở quê nhà. Cái thời ấy, không kể lũ bạn chăn trâu, mình hội đủ ba thứ mà khi nhắc đến ai cũng thở dài ngán ngẫm, ba thứ đó là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Chỉ có điều mình là thằng được đánh giá là “hoang

281. THƠ HUY CẬN (TT)

1. Huy Cận tham gia vào hoạt động văn chương khi còn học bậc Thành chung. Với bút danh Hán Quỳ, ông đã viết một số bài bình luận văn học đăng ở báo Tràng An, báo Sông Hương. Năm 1938, ông đăng bài thơ Chiều xưa trên báo Ngày Nay, số Tết. Sự nghiệp thơ ca của Huy Cận có thể chia là hai giai đoạn như sau :
     Trước năm 1945, Huy Cận trình thông hành để bước vào làng văn với tập Lửa thiêng (1940).

280. KẾ MÔN VÀ TÔI

       
Bờ sông Ô Lâu, làng Kế Mô
Ngày xưa, khi còn cắp sách đến trường, có một lần tôi tự hỏi : “Văn hóa là gì ?”. Và sau đó tình cờ tôi đọc được câu trả lời gọn băng : “Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết”. Câu trả lời đã cho tôi cái nhìn văn hóa thời gian. Một cái nhìn đầy chiêm nghiệm.
       Năm tháng rồi sẽ cuốn trôi tất cả những gì không thuộc về văn hóa truyền thống của một vùng đất, của một đất nước trong dòng chảy vô tình của nó. Nhưng văn hóa cũng không còn nếu không

279. MỌI NGÀY KHÔNG NHƯ MỘT NGÀY


      Trịnh Công Sơn bảo rằng “một ngày như mọi ngày, em trả lại tình tôi”, “ Một ngày như mọi ngày ta nhận lời tình cuối”, “một ngày như mọi ngày…”. Có lẽ ca từ đó phù hợp với trạng thái tâm lí của một người vừa trắng tay trong tình yêu. Và một khi đường tình đã đứt, cửa tình đã khép, thì người mang nòi tình bao giờ cũng rơi vào  cô đơn nên nhìn đâu cũng không thấy tín hiệu của cái mới. Và thế là từ tình yêu đã chuyển hóa thành thân phận.

278. VĂN CHƯƠNG THẾ LỮ


I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
     1. Tiểu sử (1907-1989):
    - Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6-10-1907, quê Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh trong một gia đình công chức nhỏ.
    - 1932 tham gia “Tự Lực văn đòan”, một cây bút chủ lực với nhiều bút danh: Lê Ta, Lê Tây,...
    - 1937, họat động sân khấu, từng làm diễn viên, đạo diễn trong các nhóm kịch: Tinh Hoa, Ban

277. KHOẢNH KHẮC BUỒN VUI


     1. Vừa đi làm về, định rửa ráy rồi ăn cơm, bỗng điện thoại reo. Nhìn số lạ không biết ai gọi giờ này, hóa ra N2 đang ngồi cà phê với CT ở ngã tư Hùng Vương - Chi Lăng. Vội vàng chạy đến. Tay bắt mừng, gọi cà phê rồi trò chuyện. Từ chuyện N2 về bao giờ đến chuyện lo tang ma cho bà cụ, chuyện CT định lấy bốn xương sườn tặng cho Eva mà không thành đến chuyện ngày xưa “Hoàng Thị”… Đang vui gặp gỡ, N2 gọi cho Thiền Đăng. Ba trò cũ Phan Châu Trinh đấu láo một hồi thì

276. TÀO LAO CHUYỆN "LỪA"


      Nhớ ngày xưa học ở Huế, trong một buổi ngồi cà phê Tổng hội sinh viên, một anh bạn cao hứng ra câu đố và đưa  điều kiện, nếu ai giải được thì khỏi trả tiền chầu cà phê thuốc lá hôm đó. Anh ta đọc câu ca dao :
                           Thương nhau cởi áo cho nhau
                         Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.

rồi hỏi : “Đó là con gì ?” . Trong khi mọi người vắt trán tìm câu trả lời, anh bạn Nguyễn Đức Cẩm

275. CẢM NHẬN "THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI" CỦA VŨ BẰNG


     1. "Thương nhớ mười hai" được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960, tiếp tục viết năm 1965hòan thành năm 1971 (Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1972. Sau này Nxb Văn học in lại năm 1993Nxb bản VHTT tái bản năm 2000).
     2. Cấu trúc: Tác phẩm gồm phần tự ngôn13 chương: Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; chương II: Tháng Hai, tương tư

274. THƠ HUY CẬN

I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
    1. Tiểu sử:
    - Huy Cận tên là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919, tại Đức Ân, Đức Thọ, Hà Tĩnh; trong một gia đình nông dân nghèo.
    - Học vỡ lòng ở quê. Năm 1939 vào Huế học tú tài, tham gia viết một số bài bình luận văn học đăng ở báo Tràng An, Sông Hương với bút danh: Hán Quỳ.

273. TRẦN HUYỀN THOẠI VỚI "HOA VƯỜN CŨ"


       Thân tặng Cao Thông 
    Cầm bài thơ, nhìn nét chữ viết tay của Thoại trên giấy khổ lớn, tôi bồi hồi nhớ về ngày xưa. Không biết Thoại lấy giấy từ cuốn tập nào mà ố vàng đến thế. Không biết vô tình hay hữu ý, khi bạn tặng tôi bài thơ trên giấy manh đã tráng màu thời gian. Phải chăng khổ giấy lớn là để trân trọng bạn xưa. Và phải chăng, màu sắc của giấy đã kín đáo giãi bày tâm tư của bạn: thơ nay nhưng tình thì đã có từ xưa lắm rồi. Thơ nay là để đong đầy, để trang trải tình xưa. Thời gian có

272. NIỀM THAO THỨC VÀ SUY NGHIỆM CỦA NGUYỄN TRÃI

1. Bước vàotrụ văn chương của Nguyễn Trãi, người đọc như được sống giữa một thế giới đa thanh, đa sắc, lắm biến tấu của một hồn thơ vĩ đại. Đấy là lời sang sảng hùng khí của Cáo bình Ngô”, tiếng nói ôn tồn, đầy nhân nghĩa nhưng đanh thép của “Quân trung từ mệnh tập”. Đấy cũng là âm vang của gió, của lá, của sóng nước dào dạt chất trữ tình trong “Quốc âm thi tập”. Và đấy cũng có thể là tiếng lòng “thao thức, suy nghiệm về quy luật đời sống và nhân tình” của một tâm

271. VŨ HOÀNG CHƯƠNG - ĐOÀN THẠCH HÃN

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương: Sài Gòn rong chơi ký
Trên phương diện học thuật, không ai có thể phủ nhận Vũ Hoàng Chương là một trong những cây đại thụ của thi ca Việt Nam cận đại. Theo nhận định của nhiều nhà phê bình văn học thuộc nhiều thế hệ, so với các nhà thơ đồng thời, thơ Vũ Hoàng Chương có những nét riêng trau chuốt từng câu, từng chữ, giàu nhạc điệu, nhẹ nhàng, sâu lắng, lãng mạn và sang trọng.
Ông sinh ngày 5/5/1916 tại làng Phù Ửng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Nam Định (nay