Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

306. THƠ XUÂN DIỆU

1. Xuân Diệu, cái tôi độc đáo tích cực trong thơ.
    Khác với Thế Lữ, lưu Trọng Lư, Huy Thông; cái tôi của Xuân Diệu trong thơ luôn đòi hỏi hưởng thụ những nhu cầu cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần, những cảm giác, tình cảm phức tạp và mãnh liệt.
    Xuân Diệu là một cái tôi ham sống đến thiết tha cuồng nhiệt:

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

305. TỰ KHÚC


TỰ KHÚC là bài viết của Lê Phan Quỳnh Trang, một học sinh chuyên văn của mình, nay đã là một cô giáo. Bài viết đã thể hiện sự trăn trở của Trang về nghề, về người dạy văn. Đúng hơn, bài viết là đem tấc lòng mà trang trải trong câu chữ về vấn đề ý nghĩa và giá trị sự sống của một đời người. Một cô giáo trẻ như thế là đáng trân trọng, nhất là trong thời buổi vật chất lên ngôi, "đồng tiền

304. THƠ KHAI NGỘ

      Buổi tối mới rảnh việc nên thong thả "để mắt" các tờ báo điện tử, các trang blog bè bạn. Dòm vô ngôi nhà chung thấy Ngọc Ân treo lơ lửng bảng yêu cầu hay chọc tức cho bỏ ghét cũng nỏ biết rằng : "CHỦ NHẬT ĐẸP 3". Thấy mà giả bộ không thấy, thấy mà đành ngó lơ vì cả ngày này hơi bận bịu, thầm hẹn chủ nhật khác

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

303. LẠI CHUYỆN CHÚ CHIM SẺ


     Buổi sáng đi bộ thể dục, tình cờ gặp bạn - người đồng hương - anh bạn vồn vã và xởi lởi : "Chà gặp ông vui quá. Định nói ông chuyện ni, may ... bây giờ nói luôn". Đợi anh bạn nghỉ lấy hơi, mình hỏi : "Chuyện gì vậy ông bạn ?". "Ừ, chuyện cái lũ đằng kia đang bẫy chim sẻ ấy mà". Mình vội nhìn về phía cảng, có mấy lão đang xách mỗi lão một lồng chim to. Ông bạn mình nói tiếp :

302. ĐỖ PHỦ TẶNG THƠ LÝ BẠCH



Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai bậc Thi Tiên và Thi Thánh trong nền thơ  Đường – Tống. Thuở tuổi xế chiều, Đỗ Phủ đến thăm Lý Bạch và hỏi, ông còn có việc gì đáng tiếc không ? Bậc Thi Tiên một đời phiêu lãng, không bao giờ để cho quyền quý, danh lợi trói buộc, giữ chân mình trả lời : Tôi cầu tiên hỏi đạo, luyện đơn chưa thành, nghĩ đến Cát Hồng tiên nhân đời Tấn, người viết ra Bão Phúc tử, tự đáy lòng tôi hỗ thẹn với ông ấy.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

301. TƯƠNG GIAO

Nhà thơ xứ Phù Tang Buson nhả chữ :

Những chiếc lá rơi!
Khi gió tây thổi đến
Chúng tràn cả về đông.
Bài thơ viết về những chiếc lá khô vàng rơi xuống, chúng được cơn gió từ phía

300. CƯỜI ĐỜI MỚI TƯƠI

       Cười là một vị thuốc bổ cho người yêu đời. Cười lại là thuốc đắng dã tật cho những ai lục phủ ngũ tạng có vấn đề. Cười có cái cười ra nước mắt, có cái cười ra âm thanh nhưng cũng có cái cười không ra cái gì cả, chỉ thấy cái miệng méo xệch thôi. Cười cũng có tốt có xấu, có tích cực có tiêu cực tùy thuộc vào người chủ cái cười đó có "tri túc" không, có nắm được khái niệm "độ" không. Cười

299. TRONG MẮT HỌC TRÒ 32


Nhìn mấy em học sinh 12 năm nay post ảnh lên fb, em thấy đẹp và nhớ quá thầy ạ. Mới đó thôi mà tụi em đã ra trường được một năm. Mỗi đứa một nơi, xa thầy hơn 1 tí hoặc có người xa lắc xa lơ. Ngày xưa, mỗi tuần học thầy 6 tiết, chưa kể e còn học Quốc gia, chiều chiều lại gặp thầy, cứ liên tục trong 2 năm như thế, nhiều khi nhìn thầy cũng là một thói quen. Có những tuần thầy ốm,

298. SÀI GÒN VÀ NGUYÊN SA

Những năm tháng đi về dưới mái trường trung học của lứa tuổi tôi, không ai không một lần say sưa đọc những vần thơ của thi sĩ Nguyên Sa, hay miệt mài suy tư theo những bài giảng triết học của Giáo sư Trần Bích Lan đã được in thành sách hoặc cất tiếng ca những nhạc khúc mà Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa. Đặc biệt những cô nường học trò mà tâm hồn mộng mơ, thích đắm

297. TRÀ TAM TỬU TỨ

Sáng nay, chủ nhật 13-5, như đã hẹn, mình chuẩn bị lên CT rủ lão uống cà phê và tào lao chuyện Đông Tây kim cổ cho vui. Để chắc ăn, trước khi đi, mình gọi lão. Vừa có tín hiệu, bên kia đã có tiếng lão. Lão này nhanh thật, không biết làm chi mà tai nghe điện thoại réo nhanh vậy! "A lô, đã lên quầy chưa?".  "Chưa. Đang ăn mì Quảng với Văn Bình ở Ba Đình". (Chà cái lão này thế là

296. TRẢ VỀ - TÂM QUÁN

Truyện ngắn       TRẢ VỀ
                                       Tâm Quán

Có những câu chuyện về tổ Nhất Định mà sư thúc tôi kể lại với một giọng rất kính cẩn. Hòa thượng Nhất Định là một vị cao tăng, một vị thiền sư ngày trước đã là tỵ tổ khai sơn sáng lập ra chùa của chúng tôi. Chính sư thúc cũng không được trông thấy tổ, chỉ nghe truyền lại mà thôi. Làm sao sư thúc có thể trông thấy tổ được khi tổ sống trước đây đã một trăm mấy chục năm rồi.

295. CHÚ CHIM SẺ



Một người đàn ông tản bộ trong khoảng sân nhỏ của mình. Một con chim sẻ ở đâu sà xuống tung ta tung tăng. Bỗng một con mèo xuất hiện. Cặp mắt xanh xám dữ dằn không rời khỏi chú chim. Chú chim vẫn nhảy nhót xem chừng đang đắm chìm trong điệu nhạc của riêng chú. Con mèo dán mình sát đất. Chân chậm rãi nhẹ nhàng bước tới. Người đàn ông không cầm nổi sự lo sợ cho

294. SÂN CHƠI HƯ - ẢO

1. Tôi không phải là kẻ lông bông mà chỉ là người đi tìm “lạc thú tinh thần” giữa cuộc đời mưa nắng. Tôi cũng không phải là người theo chủ nghĩa hưởng lạc, quyết “chơi cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời". Và tôi cũng không hề theo trường phái Duy khoái lạc Cyrenaic của triết gia Hi Lạp Aristippus, trường phái này chủ trương lạc thú là điều tốt nhất và đau đớn là điều ít nhất.

292. MUA VUI


Sáng chủ nhật vẫn như lệ thường, đi bộ thể dục, ăn sáng, uống cà phê và tâm tình với bà xã. Và sau đó, mình lên mạng đọc báo viết lách. Mọi việc xem ra như kế hoạch, chỉ có viết lách là không. Bởi anh Da Hu cứ ưa chơi trò mèo vờn chuột hay trốn tìm. Hễ mình đăng bài thì anh lại ẩn, mình "ẩn" thì anh lại đăng. Cứ lòng vòng mãi chẳng biết ý tứ của nhau nên kẻ tìm thất vọng, kẻ trốn

291. MÙA PHẬT ĐẢN

Chiều này 15-4 Âm lịch, một anh bạn chuyển cho mình bộ ảnh Lễ Phật đản tại Huế. Rất cám ơn anh và xin phép được đăng lên đây.
                       
     Người Huế rước Phật bằng thuyền hoa trên sông Hương Chiều tối 4/5,

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

290. NHỚ NHỮNG TẤC LÒNG


     Nhận tập thơ "BÓNG HOA ĐÀM" và lòng tự nhủ, phải viết một bài gọi là nhớ cái duyên giữa mình với Đỗ Trọng Khôi và Đỗ Thị Bích Hà. Nhưng chưa có điều kiện để thực hiện. Trong mùa Phật đản này, Phật lịch 2556, mình có ý sẽ giới thiệu một bài thơ trong tập thơ, nhưng cái anh Yahoo lại trở chứng, đành cầm tay mình mà xin lỗi mình. Sáng nay, chủ nhật được nghỉ nên lên Bờ

289. ĐÀNH VẬY CŨNG VẦY

    Kể từ cái ngày ấy, ngày 30-4-2012, blog của mình hoàn toàn bị ẩn bài. Đến nay đã là 5 tháng 5 rồi, mình cố đăng lại bài cũ và nghĩ nếu không bị ẩn thì sẽ đăng bài mới, nhưng cứ trầm trầy trầm trật mãi vẫn không được. Mình như gã Dã Tràng xe cát vậy, nên... đành thở dài,... đành gác bút.

288. ÔNG ÍCH KHIÊM, NK 1984-1987

Sáng 30 - 4 - 2012, một buổi sáng có dấu hiệu nắng đẹp, tâm hồn mình hình như  cũng reo vui theo những tia nắng mai thanh sáng và mềm mại. Vừa đi bộ thể dục về nhà, lòng mình vừa có cảm giác  thanh thản vừa hồi hộp, hồi hộp bởi đây là ngày mình sẽ gặp lại các đồng nghiệp cũ, các trò xưa của Trường cấp III Ông Ích Khiêm.

287. VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC (p2)

III. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học.
     Bakhtin: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá một thời đại trong đó nó tồn tại, không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hoá, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội; kinh tế vượt qua đầu văn hoá. Những nhân tố xã

286. VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC (p1)

I. Vấn đề khái niệm.
     1. Từ nguyên:
        - (1) “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, (2) “Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)” (Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 1062)
        - “Mọi sự cần dùng về đời sống có tổ chức của một dân tộc như: kinh tế,

285. CHO NGÀY GẶP LẠI TRƯỜNG ÔNG ÍCH KHIÊM

Chiều nay đang chuẩn bị bài vở để dạy, Thăng - thầy giáo dạy toán trường Thái Phiên – gọi, thông báo : “Học trò trung học Ông Ích Khiêm mời anh dự kỉ niệm 25 năm ngày ra trường. Anh có nhà không, em đem tới”.
      Thăng đến nhà lúc mình đang dạy. Tay bắt mặt mừng, Thăng đưa cho mình giấy mời của các em cựu học sinh trường cấp III Ông Ích Khiêm khóa 1984-1987 và dặn trước khi ra về: “Anh nhớ đi sớm nghe. Lên đấy anh em mình cà phê cà pháo hàn huyên rồi vào dự lễ. Nhớ đó, em chờ”. Mình hứa chắc như cua gạch và bắt tay tiễn Thăng.

284. "HÁN TỰ HÀI CÚ"

     Buổi sáng đi làm, buổi chiều rãnh rỗi đọc “Hán tự hài cú” của Ngô Văn Tao. Có lẽ khoan bàn đến những bài thơ Haiku viết bằng chữ Hán của tác giả mà nên dành chút tĩnh lặng của tâm hồn để thưởng thức những bản phỏng dịch của thi sĩ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 
     Tập “Hán tự hài cú” gồm 144 bài thơ do Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố HCM ấn hành năm 1994. Tất cả các bài thơ “hài cú” đều được Bùi Gng và Trịnh Công Sơn phỏng dịch. Khi thì mỗi

283. NGUYỄN CÔNG HOAN

I. Nguyễn Công Hoan, một cái nhìn lướt.
    A. Sự nghiệp văn chương:
    Nguyễn Công Hoan: “Tôi đặt nhiều công phu vào việc viết truyện ngắn, chứ không phải vào việc viết truyện dài. Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười đi tìm đề tài để viết truyện ngắn” (Đời viết văn của tôi).

282. QUẢ DƯA GANG


      Lang thang vào thơ haiku, bỗng gặp Shiki :
                                                               Trăng lặn vào mây:
                                                               Sao ta lại không mượn tạm
                                                               Một quả dưa nhỏ mọng nước ?

      Đọc bài thơ, tự dưng trí nghĩ như  bị đẩy dạt trôi về miền tuổi nhỏ ở quê nhà. Cái thời ấy, không kể lũ bạn chăn trâu, mình hội đủ ba thứ mà khi nhắc đến ai cũng thở dài ngán ngẫm, ba thứ đó là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Chỉ có điều mình là thằng được đánh giá là “hoang

281. THƠ HUY CẬN (TT)

1. Huy Cận tham gia vào hoạt động văn chương khi còn học bậc Thành chung. Với bút danh Hán Quỳ, ông đã viết một số bài bình luận văn học đăng ở báo Tràng An, báo Sông Hương. Năm 1938, ông đăng bài thơ Chiều xưa trên báo Ngày Nay, số Tết. Sự nghiệp thơ ca của Huy Cận có thể chia là hai giai đoạn như sau :
     Trước năm 1945, Huy Cận trình thông hành để bước vào làng văn với tập Lửa thiêng (1940).

280. KẾ MÔN VÀ TÔI

       
Bờ sông Ô Lâu, làng Kế Mô
Ngày xưa, khi còn cắp sách đến trường, có một lần tôi tự hỏi : “Văn hóa là gì ?”. Và sau đó tình cờ tôi đọc được câu trả lời gọn băng : “Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết”. Câu trả lời đã cho tôi cái nhìn văn hóa thời gian. Một cái nhìn đầy chiêm nghiệm.
       Năm tháng rồi sẽ cuốn trôi tất cả những gì không thuộc về văn hóa truyền thống của một vùng đất, của một đất nước trong dòng chảy vô tình của nó. Nhưng văn hóa cũng không còn nếu không

279. MỌI NGÀY KHÔNG NHƯ MỘT NGÀY


      Trịnh Công Sơn bảo rằng “một ngày như mọi ngày, em trả lại tình tôi”, “ Một ngày như mọi ngày ta nhận lời tình cuối”, “một ngày như mọi ngày…”. Có lẽ ca từ đó phù hợp với trạng thái tâm lí của một người vừa trắng tay trong tình yêu. Và một khi đường tình đã đứt, cửa tình đã khép, thì người mang nòi tình bao giờ cũng rơi vào  cô đơn nên nhìn đâu cũng không thấy tín hiệu của cái mới. Và thế là từ tình yêu đã chuyển hóa thành thân phận.

278. VĂN CHƯƠNG THẾ LỮ


I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
     1. Tiểu sử (1907-1989):
    - Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6-10-1907, quê Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh trong một gia đình công chức nhỏ.
    - 1932 tham gia “Tự Lực văn đòan”, một cây bút chủ lực với nhiều bút danh: Lê Ta, Lê Tây,...
    - 1937, họat động sân khấu, từng làm diễn viên, đạo diễn trong các nhóm kịch: Tinh Hoa, Ban

277. KHOẢNH KHẮC BUỒN VUI


     1. Vừa đi làm về, định rửa ráy rồi ăn cơm, bỗng điện thoại reo. Nhìn số lạ không biết ai gọi giờ này, hóa ra N2 đang ngồi cà phê với CT ở ngã tư Hùng Vương - Chi Lăng. Vội vàng chạy đến. Tay bắt mừng, gọi cà phê rồi trò chuyện. Từ chuyện N2 về bao giờ đến chuyện lo tang ma cho bà cụ, chuyện CT định lấy bốn xương sườn tặng cho Eva mà không thành đến chuyện ngày xưa “Hoàng Thị”… Đang vui gặp gỡ, N2 gọi cho Thiền Đăng. Ba trò cũ Phan Châu Trinh đấu láo một hồi thì

276. TÀO LAO CHUYỆN "LỪA"


      Nhớ ngày xưa học ở Huế, trong một buổi ngồi cà phê Tổng hội sinh viên, một anh bạn cao hứng ra câu đố và đưa  điều kiện, nếu ai giải được thì khỏi trả tiền chầu cà phê thuốc lá hôm đó. Anh ta đọc câu ca dao :
                           Thương nhau cởi áo cho nhau
                         Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.

rồi hỏi : “Đó là con gì ?” . Trong khi mọi người vắt trán tìm câu trả lời, anh bạn Nguyễn Đức Cẩm

275. CẢM NHẬN "THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI" CỦA VŨ BẰNG


     1. "Thương nhớ mười hai" được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960, tiếp tục viết năm 1965hòan thành năm 1971 (Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1972. Sau này Nxb Văn học in lại năm 1993Nxb bản VHTT tái bản năm 2000).
     2. Cấu trúc: Tác phẩm gồm phần tự ngôn13 chương: Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; chương II: Tháng Hai, tương tư

274. THƠ HUY CẬN

I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
    1. Tiểu sử:
    - Huy Cận tên là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919, tại Đức Ân, Đức Thọ, Hà Tĩnh; trong một gia đình nông dân nghèo.
    - Học vỡ lòng ở quê. Năm 1939 vào Huế học tú tài, tham gia viết một số bài bình luận văn học đăng ở báo Tràng An, Sông Hương với bút danh: Hán Quỳ.

273. TRẦN HUYỀN THOẠI VỚI "HOA VƯỜN CŨ"


       Thân tặng Cao Thông 
    Cầm bài thơ, nhìn nét chữ viết tay của Thoại trên giấy khổ lớn, tôi bồi hồi nhớ về ngày xưa. Không biết Thoại lấy giấy từ cuốn tập nào mà ố vàng đến thế. Không biết vô tình hay hữu ý, khi bạn tặng tôi bài thơ trên giấy manh đã tráng màu thời gian. Phải chăng khổ giấy lớn là để trân trọng bạn xưa. Và phải chăng, màu sắc của giấy đã kín đáo giãi bày tâm tư của bạn: thơ nay nhưng tình thì đã có từ xưa lắm rồi. Thơ nay là để đong đầy, để trang trải tình xưa. Thời gian có

272. NIỀM THAO THỨC VÀ SUY NGHIỆM CỦA NGUYỄN TRÃI

1. Bước vàotrụ văn chương của Nguyễn Trãi, người đọc như được sống giữa một thế giới đa thanh, đa sắc, lắm biến tấu của một hồn thơ vĩ đại. Đấy là lời sang sảng hùng khí của Cáo bình Ngô”, tiếng nói ôn tồn, đầy nhân nghĩa nhưng đanh thép của “Quân trung từ mệnh tập”. Đấy cũng là âm vang của gió, của lá, của sóng nước dào dạt chất trữ tình trong “Quốc âm thi tập”. Và đấy cũng có thể là tiếng lòng “thao thức, suy nghiệm về quy luật đời sống và nhân tình” của một tâm

271. VŨ HOÀNG CHƯƠNG - ĐOÀN THẠCH HÃN

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương: Sài Gòn rong chơi ký
Trên phương diện học thuật, không ai có thể phủ nhận Vũ Hoàng Chương là một trong những cây đại thụ của thi ca Việt Nam cận đại. Theo nhận định của nhiều nhà phê bình văn học thuộc nhiều thế hệ, so với các nhà thơ đồng thời, thơ Vũ Hoàng Chương có những nét riêng trau chuốt từng câu, từng chữ, giàu nhạc điệu, nhẹ nhàng, sâu lắng, lãng mạn và sang trọng.
Ông sinh ngày 5/5/1916 tại làng Phù Ửng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Nam Định (nay

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

270. NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN

  Hôm nay, đúng là ngày mười hai năm trước đây, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đặt chân lên “đường xa vạn dặm”. Bồi hồi tưởng nhớ nhạc sĩ tài hoa này, tôi để lòng theo những nhạc phẩm của ông, đọc những bài viết về ông, bỗng nhiên thèm viết một vài dòng ngắn để tưởng nhớ “người hát rong” kì lạ giữa cuộc đời này.
     Thế là ướm bút lên trang giấy theo chỉ dẫn của cảm xúc. Vậy mà cứ lóng ngóng mãi. Tình thì

269. VỀ NGÀY GIỖ TỔ

  Ngày hôm qua anh bạn đùa với cô gái làm cùng phòng : “Cháu ơi, chút nữa chú gửi tiền, cháu mua giùm ít trái cây nghe”. Cô gái hỏi lại : “để làm chi hở chú”. Ông bạn cười : “Ừ để mai giỗ Tổ Hùng Vương. À, mời cháu mai đến ăn giỗ nghe”…
      Đây là câu chuyện đùa một tí cho “đời lên hương”, cho sự mệt nhọc của công việc tan biến đi. Dù người nghe có thể chê trách, có thể bắt bẽ sao lại đem ngày giỗ Tổ thiêng liêng ra mà đùa!

268. EM TÔI, SAO THƯƠNG THẾ!

       Chiều nay, 30-3-2012, đọc “Thanh Niên” thấy đăng bài “Không thể chậm trễ” của tác giả Kim Trí, mình thấy thương em gái Việt Nam đang sống ở xứ Cờ Hoa chi lạ. Không biết khi tiếp cận bài báo này, có độc giả nào dậy lên cảm xúc như mình không ? Có lẽ để “đo” lại cường độ, trường độ, cao độ, sắc màu, bước sóng,… cảm xúc diễn ra trong lòng mỗi người đọc, chúng ta nên quay lại với câu chuyện. Chuyện kể rằng :

267. THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI



     1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng trước Nguyễn Trãi, đã có nhà thơ nào mê mải, say đắm trước thiên nhiên và để cho tạo vật đất trời ùa vào thơ mình tràn đầy, phong phú, đa dạng như thi sĩ Ức Trai.

266. HỘI NGỘ TRÒ XƯA

      Buổi sáng đi làm về. Từ ngoài bước vào nhà, sự thay đổi cường độ ánh sáng làm đôi mắt hơi tối đi. Mặc dầu vậy vẫn thấy một phụ nữ đang ngồi trong nhà cùng với bà xã. Cả hai cùng cười ra vẻ bí mật. Mình có cảm giác khuôn mặt phụ nữ ấy rất quen thuộc, lục lọi trí nhớ vẫn không nhận ra được. Mình đâm ra hoài nghi chính mình. Có lẽ sự thay đổi ánh sáng nên mình trông gà hóa cuốc. Mà không, trông người ấy có vẻ quen mà. Lớn tuổi trí nhớ người ta trở nên không đáng tin

265.CÓ THỂ BẠN KHÔNG TIN

     Buổi chiều, tranh thủ mười lăm phút giải lao, anh em trong phòng túm tụm vào nhau trò chuyện. Như tất cả mọi câu chuyện phiếm giữa bạn bè với nhau, mọi đề tài đều được khai thác triệt để, miễn sao đem lại không khí vui vẻ là được. Người thì nói đề tài tình yêu thời số hóa, kẻ góp tiếng cười 

264. HOÀNG HOA THÁM - BÊN NHAU, CÁC EM VÀ TÔI

     Đêm 24 tháng 2 năm 2012. Quây quần bên nhau trên sàn nhà của vợ chồng Hà Như Hoa, những tập nhạc chuyền tay, những bài hát cất lên theo tiếng đàn đệm của Huy, của Hiếu, của Nhiên - những chàng rễ của 12/5,… chúng tôi ai nấy đều đắm chìm vào thế giới yêu thương. Gian phòng ngập đầy thanh âm đẹp, không chỉ có vẻ đẹp của âm nhạc mà còn là vẻ đẹp của giai điệu tâm hồn bè bạn, tình thầy trò,... Tất cả tạo nên một bầu khí tươi trẻ mà ấm cúng, dân dã mà lãng mạn; làm ấm áp, thơm tho thêm hương vị của mùa xuân.

263. HẠNH PHÚC TRONG TÁC PHẨM NHẤT LINH - ĐẶNG TIẾN

Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh
                                                                                   7/7 Ngày giỗ Nhất Linh
                                                                                  © Đặng Tiến, France 2011
Nhớ Vũ Khắc Khoan, người đi trước.
- Trời muốn trở rét...
Nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy. Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại hết cả những ngày mới trở rét trong đời.

262. "YÊN DÂN" TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI

    1. Trong bài thơ “Xin đến với người”, cảm xúc mãnh liệt trước đời và thơ Nguyễn Trãi, Tạ Hữu Yên thành kính tưởng niệm:
                                 Văn người ấm áp ngọn cờ
                         Toả soi đến tận bây giờ. Mai sau.
                                 Đời riêng đâu hết nỗi đau,
                         Nhưng nhân nghĩa thấm từng câu từng dòng.

261. TƯ TƯỞNG TRONG THƠ LÝ-TRẦN


          1. Thế kỉ thứ X, lịch sử dân tộc đã sang trang. Từ đêm dài Bắc thuộc, dân tộc ta đã quật khởi để bước ra vùng trời ánh sáng lộng lẫy của tự quyền, tự chủ của quốc gia phong kiến Đại Việt. Đất nước độc lập, tự do là mảnh đất hiện thực trù mật, màu mỡ để văn học viết hình thành và phát triển. Văn học Lý – Trần ra đời, khai sinh cho nền văn học viết Việt Nam thời trung đại. Văn học Lý – Trần không xa rời truyền

260. MỘT CHÚT NGHĨ SUY

      Buổi sáng 18 tháng 3, lúc 8 giờ 30 hai vợ chồng qua nhà đứa em dự lễ cưới của con trai nó. Vừa đi vừa tính toán, 9 giờ rước dâu, làm lễ gia tiên, tiệc tùng cũng phải đến 11 giờ. Thế thì trễ mất, không dự được Họp mặt thường niên của CHS Phan Châu Trinh khóa 64-71 ở Thủy Hoa Viên. Nếu vậy thì vui một nửa và buồn một nửa, hai nửa ấy mà giằng co thì mệt tâm lắm đây. Chắc phải thu xếp để bà xã ở lại "dzô dzô" còn mình thì “xin kiếu” cái khoản tiệc tùng. Nghe có vẻ được đây, vì chiều tối đám cưới cháu còn đãi khách ở nhà hàng Quảng Đại 2 nữa mà. Hai vợ chồng đứa em chắc cũng thông cảm mà cho mình “lui binh”.

259. NGHĨ VỀ SẮC PHONG CỦA VUA DUY TÂN CHO PHỤ THÂN TRẦN DĨNH SỸ

      Ngày xưa, khi còn ở quê nhà, cứ mỗi độ xuân về, tôi thường đi xem tế lễ ở đình, ở Văn thánh của làng. Lúc ấy, tâm hồn thơ dại của tôi như bị hút lấy bởi không khí trang nghiêm, thiêng liêng và cũng mang màu sắc lạ lẫm của những buổi tế ấy. Lớn lên một chút, khi mơ hồ nhận thức được tại sao làng tôi có Văn thánh, tôi đành “bỏ quê” mà tìm đến

258. TRONG MẮT HỌC TRÒ 31

      Hạ 89.
      Thầy kính mến !
      Mùa phượng nở, ve kêu đã đến. Thầy trò chúng ta không ai bảo ai vội vã trao nhau những quyển lưu bút, thiệt buồn thầy nhỉ.
      Mới ngày nào đây, chúng em bước vào trường với đôi mắt mở to ngơ n gác, thế mà ba năm đã trôi qua, nhanh quá phải không thầy ?

257. ĐƯỢC BẠN TẶNG THƠ

     Buổi sáng 16-3-2012, đang ở làm việc, bỗng điện thoại reo. A, CT gọi : Trần Huyền Thoại có tặng bạn một bài thơ, định ngày họp liên lớp sẽ đưa cho bạn. Rứa hả, ngày đó mình cũng bận chắc đến trễ…Mình cũng bận đám cưới con Khoa, nên đến một chút rồi đi, CT nói. Vậy chiều nay 17 giờ mình lên chỗ bạn lấy cũng được. OK, chào.

256. THƠ TẾ HANH

I. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
     1. Tiểu sử:
    - Trần Tế Hanh, 20-6-1921, Đông Yên, Bình Dương, Bình Sơn, Quãng Ngãi.
    - Đậu Tú tài triết học năm 1943.
    - Bắt đầu làm thơ từ 1939, khi học trung hoc.

255. CHÙA LÀNG TÔI

      Tôi và mẹ từ Cầu Hai (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) trở về quê cũng đã ba năm. Ngày ấy tôi chỉ mới 6 hay 7 tuổi gì đó. Mẹ tôi từ làm ruộng chuyển sang bán buôn ở chợ xã Điền Môn. Sáng, trời còn nhờ nhờ mẹ tôi đã ra khỏi nhà, chiều tối mịt mới về.  Còn tôi, hết học lại lo cơm nước, hết rau heo đến chăm vườn tược và… vui chơi với lũ bạn lóc nhóc quanh xóm. Hết ngày dài lại đêm thâu, cuộc sống của hai mẹ con tôi diễn ra đều đều như thế. 

254. GẶP BẠN XƯA QUA A LÔ

     Chiều 11-3 vào Đà Nẵng. Nói đây là cuộc chạy trốn mưa và rét ở quê nhà cũng được, mà gọi là xong việc cúng lễ nên vào nhà cũng đúng. Đáng ra, ngày 12 mình mới vào Đà Nẵng, nhưng do về quê nhiều ngày và dài ngày nên công việc dồn đống lại cần phải giải quyết. Với lại, ngày 12, họ mình hết phần lễ rồi, chỉ còn phần liên hoan con cháu nội ngoại thôi, cho nên vào để thứ hai đi làm chứ nghỉ hoài cũng khó coi. Kể ra, nếu không làm ở Đại học Duy Tân thì có thể ở lại dài ngày hơn

253. HỤT CÀ PHÊ


     Chiều thứ 7, đang ngồi co ro vì lạnh, bỗng điện thoại reo . A lô, Dục đó hả ? Đi uống cà phê với BT. Tiếc quá, mình đang ở quê. Vậy mà mình tưởng thứ 7 bạn rảnh, CT nói...
     Ôi chao, nghĩ mà buồn. Lúc thèm ngồi với bạn bè bên li cà phê thì không được ngồi, khi không có bạn thì mình với li cà phê là hai nhưng lại nghĩ vẩn nghĩ vơ. Cái đời này  cũng lạ. Con người ta thèm một thứ lại bắt thưởng thức thứ khác, cho người ta cái này lại lấy của người ta cái kia.

252. GẶP GỠ BẠN HỌC THỜI HƯƠNG ĐIỀN

      Một buổi chiều chủ nhật “Rồi hóng mát thuở ngày trường” (Nguyễn Trãi). Hết đi lên rồi đi xuống tưởng chừng như con đường bê tông của  xóm họ Giáo mòn đi một chút. Vậy mà cũng đã 16 giờ rồi. Không do dự, gọi cho Trương Phước Châu rủ Hoàng Công Đính (những người con Kế Môn, Châu sống ở làng, Đính ở Đà Lạt và tôi ở Đà Nẵng) xuống Điền Hải gặp các bạn học cũ như đã hẹn. Châu bảo Đính bận rồi, với lại hắn hẹn bữa nào xong việc họ, khoảng 19, 20 tháng 2 âm

251. GIỌT NƯỚC MẮT PHỤ NỮ

                                                  Cho mồng tám tháng ba 2012  
      
      Vì sao phụ nữ khóc?

      Một cậu bé hỏi mẹ:
      - Tại sao mẹ lại khóc?
      Người mẹ đáp:
      - Vì mẹ là một phụ nữ.

250. LỄ KHÁNH THÀNH ĐÌNH LÀNG KẾ MÔN

      Mới 5 giờ 30, tiếng trống đã vang lên. Tiếng trống khoan thai nhưng có sức giục giã, hối thúc những người tổ chức, con dân của làng chuẩn bị tề tựu tại đình để làm lễ khánh thành. Còn sớm. 6 giờ 30 mới tiến hành lễ kia mà. Kiếm cái gì bỏ bụng đã, tôi nhủ thầm. Vội đi ngược lên xóm cây Vông, gần Duy Xuân trang, cả gia đình “kéo ghế” thong thả “xơi” mỗi người một tô bún, nhâm nhi một cốc cà phê quê hương cho thấm đậm vị làng hương quê, rồi sẽ về dự lễ.

249. MỘT BUỔI SÁNG Ở QUÊ NHÀ

     Buổi sáng.  Sương giăng mắc khắp tám nẻo đất trời. Một mình, tôi đi bộ thể dục, xuống xóm Họ Giáo qua đường Ngang rồi rẽ xóm Họ Bùi. Một người phụ nữ ngược chiều, hình như cũng tha hương về dự Lễ Khánh thành đình làng hay Lễ Việc Tiếu nhánh họ như tôi. Tôi không nhìn rõ mặt, người phụ nữ ấy cũng chẳng để ý đến tôi, cứ thản nhiên, im lặng đi thể dục. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì, lòng nhẹ tênh, cũng đi trong lặng lẽ.

248. VỀ QUÊ

      Hôm nay, lúc 13 giờ 30, cả nhà mình về quê. Đây là dịp về quê đông đủ nhất của đại gia đình nên ai cũng vui. Nhất là có thêm hai mục đích nữa. Đó là về dự lễ Khánh thành đình làng vừa mới tôn tạo xong. Lễ hội khánh thành được tổ chức rất trọng thể, ba ngày ba đêm, có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Đó là việc tổ chức cúng tế của  anh em cùng một ông CỐ của mình, nhân họ Hoàng của mình VIỆC TIẾU. Lễ hội VIỆC TIẾU cứ 12 năm tổ chức một lần. Trước khi họ tổ chức, các chi, rồi nhánh phải thực hiện trước. Cho nên anh em mình cũng không ngoại lệ.

247. SIÊU TRỜI VỰC

1) Phóng sự của đài CNN: Thân phận của trẻ em nhặt rác Việt Nam


     Gần đây trong bài viết có tiêu đề “Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam”, phóng viên Natalie Allen của hãng thông tấn CNN đã làm người xúc động khi thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Bài viết được lượt dịch ở đây.

246. TRONG MẮT HỌC TRÒ 30

                 Trưa bão, 24051989
                 Thầy của chúng em !
      Vậy là đã đến lúc thầy trò mình trao những quyển lưu bút cho nhau rồi thầy hỉ, nhanh ghê quá. Đã từng nghe nhiều người nói : thời gian đi tựa tên bay nhưng cho đến hôm nay, em mới thực sự thấy điều đó đúng. Em nhớ như in ngày tựu trường đầu năm lớp 10, ngày thầy và chúng em gặp gỡ nhau. Thật lòng mà nói, ngay từ buổi đầu tiên, em đã cảm thấy mến thầy, rất mến là đằng khác.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

245. CHUYỆN "LỌA" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ


Đọc truyện này thấy thú vị, cho lên blog, thế thôi. 
         
             Trời hỡi làm sao cho khỏi… Lọa???
                                                   Nguyễn Ngọc Tư

     Lúc rày nghe nói ngư dân nước mình bị tàu Lọa ăn hiếp, bắt bớ, đánh đuổi dữ quá, sông quê mình bị Lọa bóp họng từ xa, đất quê mình bị Lọa che lấn từng tấc một… tinh thần dân tộc của chú Tư

244. THƯ VIỆN LÀNG TÔI

         Cách người Kế Môn trau dồi tri thức

      Làng Kế Môn (xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế) có một thư viện làng được một  người con của làng xây dựng với gần 5.000 đầu sách đủ các lĩnh vực, phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức của hàng nghìn người dân ở “vùng sâu” Phong Điền.

243. CHO NGÀY CỦA BẠN MINH : 27-2

        Cho những đồng môn Phan Châu Trinh 64 - 71 của tôi : Nguyễn Sỹ Viên, Lê Quang Thông, Phan Thanh.
        Cho Nguyễn Văn Hùng, cùng các thầy thuốc khoa Sản, những người thân thương của tôi.
         Và cho các học trò tôi, các cháu  - con của bạn bè tôi đang làm ngành Y.

242. MÔN VĂN VỚI TUYỂN SINH CÁC TRƯỜNG NGHỆ THUẬT


     Đang vào mùa tuyển sinh đại học và cao đẳng. Khắp nơi hết tổ chức hội thảo lại đến tư vấn muà thi. Các đường phố của các tỉnh thành, thị xã đều giăng mắc những băng rôn xanh đỏ tím vàng trông bắt mắt đến vui mắt. Trong đó đáng chú ý là hội nghị hiệu trưởng các trường đại học được tổ chức ngày 14/2, nhiều vấn đề quan

241. TRONG MẮT HỌC TRÒ 29

     Chiều nay, đang làm việc, bỗng chuông điện thoại reo, em Hà Như Hoa gọi mời gặp gỡ các em 12/5 Hoàng Hoa Thám đầu năm tại nhà của Hoa, 80 Hồ Xuân Hương.. Chiều đi làm về định viết bài như thường lệ, nhưng nghĩ lại, thôi thì đăng lưu bút của Hoa lên gọi là để nhớ vậy.

240. THƠ HOÀNG CẦM

I. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
      1. Tên là Bùi Tằng Việt, bút danh: Hoàng Cầm (tên một vị thuốc đắng). Sinh năm 1922 tại thôn Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là Hà Bắc) trong một gia đình nhà nho nghèo.
     2. Tác phẩm chính:
    a. Kịch thơ: Kiều Loan (1942), Hận Nam Quan (1944), Lên đường (1944), Tiếng hát Trương

239. VIẾT TRÊN ĐƯỜNG ĐI BỘ THỂ DỤC

      1. Trời tảng sáng nhưng vẫn đẫm sương. Một người đàn ông lớn tuổi đang đi bộ thể dục, bỗng dừng lại, nhìn quanh và ép thân mình vào cạnh trụ lan can bờ sông. Có tiếng nước toong toong liên hồi. Một người phụ nữ ngang qua liếc nhìn, lẩm bẩm :
      - Rõ khéo, cái chỉ có ích cho mình lại che, cái cần che lại cứ phơi ra đó. Đồ thiếu văn hóa.
      Rồi bà ta bỏ đi.

238. NỖI BUỒN TIÊN LÃNG

      Hai ngày nay vì có sự cố đường dây điện thoại nên không vào mạng được. Sáng nay, đã khắc phục được sự cố, băng đã thông nên lên mạng lang thang một hồi, vào “Tuổi Trẻ”, đến “Thanh Niên”, lục lọi “Vnexpress”,… rồi qua “BBC online”, mình chấn động bởi một hình ảnh : căn lều tạm của gia đình Đoàn Văn Vươn đã bị dở bỏ, bàn thờ bị phá, mặt bàn thờ thì vứt xuống đầm, bát nhang lật úp chỏng chơ trên gạch vỡ lổn nhổn. Bên cạnh hình ảnh là dòng tin ngắn về sự việc đó.

237. NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI THƠ

     Mưa cứ rả rích. Mùa xuân mà tưởng như mùa đông. Tạm ngưng công việc vì  có cảm giác mệt mỏi và hình như... nghe lòng có chút buồn xa xôi. Không hiểu chút buồn đó có phải là dư ba của những ngày trước khi phải viếng bạn thời trung học : Huỳnh Văn Thanh, hay đọc bài thơ "Tiễn bạn" của Cao Thông, hay xem clip "Thay lời chào vĩnh biệt"  do Ngọc Ân đưa lên trên blog của CHS PCT 64-71, hay là do ngoại cảnh!

236. SỰ RA ĐỜI CỦA LÀNG KẾ MÔN

                   Bài viết này là của ông Nguyễn Thanh Trung, người con của Kế Môn

Theo lịch sử dòng dõi Lạc Việt lập quốc Văn Lang ở phía nam sông Dương Tử. Qua nhiều đời Vua (Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân, các đời Vua Hùng) thì nước Văn Lang bị quân Tàu chiếm và đô hộ hơn 1100 năm. Những vùng đất phương Bắc bị đồng hóa bởi người Tàu, nhưng dân phương Nam vẫn tiếp tục duy trì dòng giống Lạc Việt, người Việt vẫn liên tục đấu tranh giữ được

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

235. TẢN MẠN CÙNG MƯA XUÂN - LÊ PHAN QUỲNH TRANG

     Em Lê Phan Quỳnh Trang học sinh chuyên văn của THPT Lê Quý Đôn, khóa 2003-2006. Em đạt giải BA môn Ngữ Văn Quốc gia khi đang học lớp 11. Hiện đang giảng dạy môn văn tại trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng.TẢN MẠN CÙNG MƯA XUÂN đã được đăng trên tạp chí NẮNG SỚM số xuân 2012.  Rất thích bài này nên đã xin phép tác giả đăng lại tren blog của mình.

234. NHỚ NHÀ THƠ XUÂN TÂM

       Đọc TT&VH online, giật mình trước bài báo : “Người thơ cuối cùng của Thi nhân Việt Nam đã ra đi”. Người thơ ấy là ai ? Hóa ra đó là nhà thơ Xuân Tâm, một nhà thơ được Hoài Thanh - Hoài Chân ưu ái dành cho một chỗ ngồi trang trọng trong tuyển thơ “Thi nhân Việt Nam”. Nhà thơ đã ra đi mãi mãi, về với cõi vĩnh hằng ngày 4 - 2 - 2012. Đọc đến dòng tin này, tự dưng trong trí nhớ bỗng hiện về bài thơ NGHỈ HÈ của nhà thơ Đất Quảng - Xuân Tâm.

233. THƠ HÀN MẶC TỬ

      1. Hàn Mặc Tử (1912 – 1949) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình). Học trung học tại trường Pe-lơ-ranh (Pellerin) ở Huế. Học xong ông vào Bình Định làm ở sở Đạc điền, sau đó vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, ông mắc bệnh phong, về hẳn ở Qui Nhơn để chữa bệnh và mất tại Quy Hoà năm 1940.

232. CÙNG MỘT CHỮ TÌNH

       Đến N2 vì đã tạo cảm hứng và gợi ý tưởng cho bài viết này.

       Xin đừng hiểu nhầm đây là một câu chuyện tình ướt sũng nước mắt, thậm chí giàu kịch tính hoặc nhuốm màu sắc lãng mạn; khi bài viết này được đặt tên như thế. Thực ra, bài viết này chỉ bàn đến nét tâm lí ứng xử, tâm lí phản tỉnh của hai nhân vật trữ tình qua hai câu thơ :

231. TRONG MẮT HỌC TRÒ 28

    Nguyễn Thiện Toàn và Trần Thị Thu Hằng là hai học sinh lớp 10-12/5, lớp chuyên Văn và là lớp mình chủ nhiệm ba năm ở trường THPT Hoàng Hoa Thám từ năm 1986 đến 1989. Nguyễn Thiện Toàn thì vẽ tặng mình một bức ảnh còn Thu Hằng thì tâm tình qua trang lưu bút. Mình rất trân trọng của các em.

230. THƠ NGUYỄN BÍNH


     1. Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, lúc mới vào Nam Bộ ông lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết. Ông sinh tại làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản,  tỉnh Nam Định. Ông cất tiếng khóc chào đời từ một mái ấm nhà nho nghèo. Thuở bé, do mẹ mất sớm, cha đi bước nữa, ông phải về ở với cậu ruột, được cậu ruột nuôi dạy. Lớn lên, năm 1931, ông theo nhà thơ Trúc Đường, người anh trai của ông ra sống Hà Nội. Vì sinh kế, Nguyễn Bính đã phải lưu

229. ĐÊM NHẠC CỦA TRƯỜNG CHUYÊN

       Tối qua, người ta bảo hôm nay là ngày lập xuân, mình chẳng biết thế nào, nhưng thấy trời thật đẹp. Đứng trên hành lang tầng ba dãy A của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, mình cảm giác gió thật mơ hồ, không còn cái lạnh tái tê nữa, không còn những làn mưa nuối tiếc mùa đông, chỉ còn bầu không khí mát mẻ pha một chút se lạnh dễ chịu. Bất chợt lòng mình rộn lên một niềm bâng khuâng khó tả.

228. TRONG MẮT HỌC TRÒ 27

  Giở chồng thư, tình cờ đọc lại một bức thư của học trò cũ gởi cho mình theo dấu bưu điện là ngày 26 tháng 9 năm 2006, thấy thú vị nên đăng vào đây :

227. VẪN CHUYỆN MUÔN ĐỜI KHÔNG NÓI NĂNG

     Chiều nay, tranh thủ giờ giải lao đọc một số tờ báo mạng, tình cờ đập vào mắt mình bài viết về tiền lương tháng của cán bộ, nhân viên ngân hàng Vietcombank. Theo bài báo, bình quân lương hàng tháng của những người làm ngân hàng này là 22, 4 triệu đồng một tháng. Nếu so với ngân hàng Vietinbank thì cao hơn, trong khi đó tổng tiền lãi của Vietcombank năm 2011 chỉ 5.900 tỷ còn Vietinbank thì 8.105 tỷ.

226. MỘT GÓC QUÊ TÔI

Vào trang web họ Lê của các làng Thanh Hương - Phù Nông - Ưu Điềm - Kế Môn, gặp bài viết này, nên trích đăng ở đây.   

                             THƯ VIỆN LÀNG KẾ MÔN

                                                         BS HỒ ĐẮC DUY

     Về Huế đi ra thị trấn Sịa qua đò Vĩnh Tu hay đò Ca Cút trên phá Tam Giang rồi đi hết làngThế Chí Tây là làng Kế Môn.

225. NHƯ LÀ KỈ NIỆM


Lục tài liệu cũ, tình cờ gặp lại bài phát biểu với học sinh 12, năm học 2010 - 2011, trong dịp các em ra trường. Mình đã rất nhiều lần phát biểu trước học sinh 12, nhưng tất cả các bài phát biểu đều bị thất lạc, chỉ có bài này là còn giữ được. Vì vậy, mình đăng lên đây để ghi dấu tháng ngày dạy học đã dần trôi về quá vãng. Đặc biệt

224. CÒN TƠ TƯỞNG TẾT

     Sáng nay, ngày mồng tám, tức là 30 tháng 1 năm 2012, mình bắt đầu đi làm lại. Đúng 8 giờ, như tất cả các giảng viên, cán bộ, nhân viên của trường Đại học Duy Tân, mình cũng lên giảng đường, cơ sở ở đường Quang Trung để nghe chúc tết và nắm vững kế hoạch tuyển sinh, thi cử sắp đến.
     Ngồi giữa bao nhiêu là người, rất ồn ào, mình cảm giác như chưa nghỉ hưu, mình vẫn đang ngồi họp hội đồng sư phạm của trường chuyên Lê Quý Đôn hay họp hội đồng coi thi, chấm thi Tốt

223. THƠ ĐẠO CA TỪ

                                  Cao cao trên chiếc ghế
                                  Chỉ một người ngồi thôi
                                  Trời đất ơi yên lặng
                                  Để cho người thảnh thơi.

222. VUI VỚI HỌC TRÒ CŨ

Chiều. Lúc 16 giờ, đang ngồi trò chuyện với hai ông bạn già : Nguyễn Thành và Nguyễn Công Hiệu thì các em học trò cũ lớp C1, khóa 20 (2005-2008) đến chúc tết. Lúc đầu chỉ có một mình Lê Thị Thanh Hà. Hà bảo em đến sớm một tí vì chút nữa em có việc phải đi. Thầy trò nói đủ thứ chuyện chủ yếu là chuyện tương lai, bởi năm nay các em ra trường rồi. Khoảng 30 phút sau, Huỳnh Phan Thiên Phúc, Trần Thị Bảo Phương đến. Không khí càng vui tươi hơn. Nhìn các em

221. GẶP BẠN ĐẦU NĂM


Sáng nay như đã hẹn gọi điện mời CT uống cà phê Da Vàng. Vừa định đi thì có khách đến,đúng lúc ấy CT gọi báo đã đến quán, mình xin lỗi đến trễ một chút. Sau khi khách cáo từ, mình vội đến với CT. Vừa ngồi yên chỗ, một giọng nữ "rót" bên taI : "Chào cậu. Cậu uống cà phê gì ?". Thất kinh. Ai lại kêu mình bằng cậu. Ngẩng lên, hóa ra cô cháu gái con đứa em. Cháu đi làm à ?, mình  hỏi. Dạ, cháu làm thêm ngày tết, chỉ buổi sáng thôi, cô cháu trả lời. Hay đấy, tự lập là tốt, mình

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

220. NHƯ AI CHÚC TẾT

                                  Mồng ba tết nhớ Tú Xương    
                 
                                  Năm mới như ai chúc mọi người
                                  Sống vui sống khỏe một đời tươi
                                  Lòng trí sạch trong không bám bụi
                                  An nhiên tự tại giữa đất trời.

219. GHI CHÉP MỒNG BA TẾT VÀ...

     Sáng mồng ba tết sửa soạn cúng đưa ông bà để chiều về quê.
     Bà xã sáng sớm đã ra khỏi nhà xuống chợ Hàn mua hoa và trái cây đem về quê cũng tổ tiên và cúng trên mộ ba mẹ mình. Sau đó, bà xã về nấu nướng chuẩn bị mâm cơm cúng.
     Mình thì sửa soạn lại bàn thờ, tiếp học trò cũ đến chúc tết thầy. Chả là "mồng ba tết thầy" mà.
     Sau khi cúng, và cả nhà cơm nước.  Đúng 12 giờ 30, mình và bà xã xuống nhà anh chị mình để cùng về quê. 13 giờ kém 15, đứa cháu cho xe khởi hành.

218. MỒNG HAI TẾT MẸ

     Mười sáu giờ chiều mồng hai tết, như đã hẹn, mình cùng một người bạn lên Hòa Khánh thăm một người em - một người bạn văn - Tiến sĩ Ngữ văn Lê Đình Bích, dạy khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ và em của Bích là Bác sĩ Lê Đình Đại, đang làm việc ở bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh. Sở dĩ, có  cuộc viếng thăm này là do 28

217. THƠ VUI CHÚC TẾT

Bài thơ này viết trên facebook vào sáng mồng hai Tết, đăng lại ở đây đọc vui ngày xuân.

                                 Chị mèo đã tạ từ

                                 Anh rồng vừa mới đến
                                 Thân uốn éo miệng cười
                                 Chào mọi người à nghen.

216. MỞ HÀNG ĐẦU NĂM LẤY MAY

Một ngày diễn ra như lịch đã lên. Mồng một tết cha. Sáng nay đúng 7 giờ 30, hai vợ chồng xuất hành theo hướng đông nam, hướng mọi năm vẫn xuất hành, nhưng vừa lên xe, bà xã bảo năm nay ghé nhà chị Cam trước, các cháu bảo mình đạp đất thì cả năm đầy may mắn. Vậy thì ghé chị Cam. Lâu lâu thay đổi nhẹ một chút cũng chẳng sao. Xưa nay, khi mẹ còn sống, hai vợ chồng phải đến mẹ đầu tiên vừa thắp hương cho ông bà, cho ba; vừa mừng tuổi mẹ. Nhưng mẹ đã mất năm ngoái,

215. THƠ MỪNG NĂM MỚI

Mười một giờ kém mười lăm rồi. Phải chuẩn bị cúng giao thừa, nên lên blog tranh thủ viết mấy câu thơ gọi khai bút đầu xuân để chúc các bạn mình nhân dịp năm Nhâm Thìn, 2012 đến.

214. XUÂN RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG (TT)

      Hội họa là một loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trong tiến trình phát triển, hội họa cũng đã trải qua nhiều trường phái, xu hướng khác nhau như lập thể, tượng trưng, siêu thực,… Nhưng dù con đường phát triển có phong phú đa dạng đến đâu, các tác phẩm hội họa cũng nồng đượm hơi thở hiện thực cuộc sống và in đậm phong cách nghệ thuật của cá nhân người cầm cọ. Và nếu nhìn hội họa như một quá trình, hội họa và thời gian, thì không chỉ cảm nhận vẻ đẹp sáng tạo, thông

213. XUÂN RỒNG NÓI CHUYỆN VẼ RỒNG

Còn ba ngày nữa là năm Nhâm Thìn sẽ đến bắt tay và chào thân thiện người dân Việt. Trong không khí chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc, dù có thế này thế khác, không ai muốn ăn một cái tết buồn thiu, ai cũng chuẩn bị một cái gì đó cho tết đậm đà màu sắc dân tộc. Mình cũng chẳng khác gì hơn, chỉ có điều tranh thủ rảnh rỗi viết bài góp tiếng cùng xuân : “Xuân rồng nói chuyện vẽ rồng” qua bốn câu chuyện vẽ rồng sau đây :

212. DU LỊCH NGÀY TẾT

Chiều nay mới chính thức nghỉ tết, nên lên lịch : đi mua sắm một ít đồ cần dùng và đi hớt tóc. Lịch lên rồi, nhưng có lẽ để chắc ăn, chạy qua tiệm hớt tóc xem khách có đông hay không, nếu đông thì bảo thợ khi nào có khoảng trống thì gọi cho mình. Nghĩ là làm. Mình chạy ngay đến tiệm, đông khách ghê, ai cũng lo sửa soạn để đón năm mới mà; mình bèn vào giao hẹn với chủ tiệm rồi yên tâm đi lo việc khác.

211. KHOẢNH KHẮC CHIA TAY MỘT MÁI TRƯỜNG

 Nhận được giấy mời mấy ngày trước, sáng nay mình nghỉ làm để sang dự buổi chia tay mình, thầy Phạm Sĩ Lựu, cô Nguyễn Thị Hồng Thúy và thầy Trần Bảo Sơn. Buổi chia tay diễn ra trong một không khí trang trọng mà ấm áp tình cảm.

210. NGHĨ CẠNH HAI CÂU ĐỐI

        Tặng Thiền Đăng - Người Thế Chí Tây.                                      

     Hôm trước, trong lời bình một bài viết trên blog của mình, bạn Thiền Đăng đã ghi hai câu đối có nhắc đến tên làng quê của bạn ấy. Sau đây là hai câu đối :
       Phong Lai Thượng, Phong Lai Hạ, thượng hạ Phong Lai.
       Thế Chí Đông, Thế Chí Tây, đông tây Thế Chí.
      Thú thật cặp đối ấy đã đem đến cho mình một cảm giác thích thú khó tả. Mình tự trách tại sao

209. MỘT BUỔI TỐI ĐÁNG NHỚ

Chiều thứ bảy được nghỉ, nhưng có hai việc phải làm : một là chuẩn bị bài giảng, hai là 16 giờ sẽ đi dự đám cưới của một em học trò cũ. Hai công việc đều có cùng một đối tượng hướng đến là học trò cả. Chỉ có điều, một bên đang thu thập kiến thức chuẩn bị cho tương lai, còn một bên đã ra trường, đi làm và đang tạo dựng hạnh phúc cho mình. Cho nên, dù biết sẽ không còn chiều thứ bảy nhàn hạ, nhưng mình rất vui. Vui nhất có lẽ đến dự đám cưới của em Nguyễn Thị Thanh Thủy, học sinh lớp 12/7 của mình.

208.MÓN QUÀ TẾT NHÂM THÌN

      Chiều nay, chuẩn bị về thì cô nhân viên của trung tâm đưa cho mình một túi ni lông màu vàng và bảo : đây là quà tết của trường tặng thầy. Mình cám ơn và nhận túi quà. Trên đường ra nhà xe, mình xem kĩ túi quà. Mặt ngoài của túi ni lông có in : Công đoàn Trường Đại học Duy Tân - Chúc mừng năm mới, trên nền một cành mai vàng ; bên trong có hai lít dầu ăn, nửa kí đường và một thiệp chúc tết. Bỏ túi quà vào cốp xe, không hiểu sao mình có cảm giác vui vui. Hình như có cái gìđó mới mẻ đang diễn ra trong lòng mình ?

207. QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VHVN 1900-1945

    (tiếp theo và hết)
      2.2.3. Thế hệ nhà thơ của những năm 1932-1945:

       a. Đây là thế hệ nhà thơ trí thức Tây học. Do có sự thay đổi tư tưởng tình cảm nên đòi hỏi phải có sự đổi mới về hình thức thơ ca. Lưu Trong Lư từng viết: "đối với chúng ta thì tình cảm có thiên hình vạn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình thân thiết, cái tình ảo mộng. cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu" (Học hội Qui Nhơn,

206. QUÁ TRINH HIỆN ĐẠI HÓA VHVN 1900-1945

  Quá trình hiện đại hóa văn học
  từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

I) Dẫn nhập:
    1. Hiện đại hóa văn học là một quá trình, theo quy luật: kế thừa và tiệm tiến của văn học. Và đặc biệt trong sự tràn lấn, giao lưu với  văn hóa văn học phương Tây, qua trình ấy có tính chất tiếp biến, từ văn hóa văn học ngoại lai thành văn học dân tộc với tất cả những tính chất cổ điển và hiện đại của nó.

205. THƠ QUANG DŨNG


Quang Dũng (1921 – 1988) tên khai là Bùi Đình Dậu (tức Diệm), quê quán ở Phượng Trì (Làng Phượng Trì trước kia thuộc tổng Phùng), tổng Đại Hoàng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).    Thuở nhỏ Quang Dũng học trường làng, đến cấp thành chung, học ở trường sư phạm Hà Nội. Ra trường không làm công chức, ông làm nhạc công cho một gánh hát, nay đây mai đó. Năm1945, ông  tham gia quuan đội. Cuối xuân 1947, gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Hoà bình

204. ĐỌC "HẠT GỬI MÙA SAU" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

                            Thân tặng các bạn CHS Phan Châu Trinh 1964-1971Hạt gửi mùa sau
Tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư 

Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó

203. NGHĨ QUANH LƯƠNG HƯU

      Chiều thứ Sáu, 6 – 1 - 2012, vừa đi làm về, bà xã khoe đã nhận lương hưu của hai vợ chồng rồi. Mình vội hỏi : Có khó khăn gì khi nhận lương cho anh không ? Bà bảo : Không, em cầm hộ khẩu đi nhưng cô phát lương nói không cần, cô ấy bảo em biết thầy rồi. Vậy là lãnh thôi. Vợ chồng mình mỗi người được lãnh hai tháng lương, tháng 1 và tháng 2; đồng thời mỗi người cũng được thành phố cho vào dịp Tết 700 ngàn nữa.  Cũng có một cái Tết tươm tất đây.

202. MỘT GÓC NHÌN LÀNG TÔI

    Đọc báo  NGƯỜI LAO ĐỘNG xuân Nhâm Thìn, thấy có bài  "PHỐ GIỮA LÀNG" của hai tác giả Hoàng Dũng và Quang Tám viết về quê hương của tôi - Làng Kế Môn, nên ngồi gõ lại đăng lên blog để làm kỉ niệm, vì là kỉ niệm nên chỉ đưa vào mục "Tổng hợp" chứ không ở mục "Những bài ưa thích".

201. ĐỌC "TỜ HOA" CỦA NGUYỄN TUÂN


                                         TỜ HOA (*)

      1. Tùy bút Tờ hoa được nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác trong những năm cả nước có chiến tranh đăng trên báo Văn nghệ, số 143, Tết Bính Ngọ, 1966. Tờ hoa là một tùy bút đẹp của Nguyễn Tuân. Theo Nguyễn, đây là một tác phẩm thuộc thể văn “độc tấu”. Tùy bút là một loại thể văn tự do từ mạch văn đến câu chữ; từ hiện tượng đời sống đến cảm nghĩ của nhân vật trần thuật. Tất cả