Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

508. BÀI THƠ DỊCH ĐẶC SẮC

     Trên chuyến lữ hành đến Đà Lạt, tâm tình cùng với thầy giáo Nguyễn Văn Kính - người thầy cũ ở Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng xưa. Thầy trò nói nhiều chuyện. Chuyện xưa cũng lắm mà chuyện nay cũng nhiều. Một trong những chuyện ấn tượng, đó là về chuyện học chữ Hán với linh mục Nguyễn Văn Thích. Thầy Kính được học chữ Hán với cha Thích thuở phổ thông, còn mình thì lúc sang Văn khoa học thêm cử nhân văn chương.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

507. ÁNH NƯỚC HOA IN

Hoa dâm bụt


      Một buổi chiều rỗi rãnh. Lật giở những trang thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi. Bỗng thơ hiện hình đồng vọng. Tình nương theo thơ bâng khuâng. Hồn trí cùng câu chữ đi về lãng đãng. Nhất là khi chạm vào bài thơ Mộc cận (*) xinh xắn, lòng như được gội mát nước hoa lan.  

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

506. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

      56. Giờ trả bài làm văn ở một lớp 10. Sau khi thầy phát bài xong, học sinh A cầm bài của mình hộc tốc chạy lên:
      - Thưa thầy, bài văn em dài hai đôi giấy, sao điểm thấp hơn bài bạn N. Bài bạn ấy chỉ hơn một đôi.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

505. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT


Một góc chốn quê
      51. Thầy T thao giảng một chùm thơ ca dân gian. Đến bài ca dao : Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, thầy yêu cầu học sinh đọc rồi cùng trao đổi về hình ảnh giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Thầy và trò làm việc tích cực, có mất nhiều thời gian nhưng cuối cùng, từ hình ảnh ẩn dụ nghệ thuật ấy, cũng khám phá ra vẻ đẹp của bài ca dao.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

504. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40

     GẶP LẠI THẦY

Các cô giáo cũ về dự kỉ niệm 50 THPT Hoàng Hoa Thám
     (Phần cuối)

      Một năm học Văn với thầy Hoàng Dục thật nhiều kỷ niệm. Năm đó, lần đầu tiên sau năm 1975, học sinh được học về Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù”, Nguyễn Bính với “Tương tư”, Xuân Diệu với “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”, Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Vũ Trọng Phụng với “Số Đỏ”, Nam Cao với “Đôi mắt”, Quang Dũng với “Tây Tiến”, Vũ Cao với “Núi đôi”, Nguyễn Mỹ với “Cuộc chia ly màu đỏ”, Xuân Quỳnh với “Sóng”... Dù là ít ỏi nhưng thầy Hoàng Dục đã tận dụng thời gian để nói thêm về những tác giả, những tác phẩm mà chúng tôi không được học trong chương trình. Chẳng hạn, thầy vẫn nói về cảm giác ngày khai trường của một tác giả nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Học về Thế Lữ với “Nhớ rừng” thì thầy cố gắng giới thiệu thêm về hoạt động của ông cùng với Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo...

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

503. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40


     GẶP LẠI THẦY 
                                                                  (Tiếp theo)
Với các em 12/5, 12/10 trong Kỉ niệm 20 năm ra trường
      Giờ học Văn đầu tiên của năm cuối cấp THPT lớp 12 niên khóa 1990 thật là một ấn tượng khó quên. Thường thì buổi học đầu tiên này chỉ giới thiệu chương trình học. Giáo viên dạy văn thường cho học sinh biết các tiết học Văn trong 1 tuần thì tiết nào học phân môn Giảng văn, tiết nào học Tập làm văn và tiết nào học Ngữ pháp. Nhưng với người thầy mới, cách giới thiệu môn học hoàn toàn khác những lối mòn của 12 năm chúng tôi đi học.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

502. TRONG MẮT HỌC TRÒ 40

50 thành lập trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
       Chiều 23 tháng 11 năm 2013, rất vui vì một cuộc gọi từ phương xa của một học trò cũ trường THPT Hoàng Hoa Thám. Một cuộc gọi bất ngờ đã lật xáo kí ức tưởng đã ngủ quên. Một giọng nói tràn trề niềm vui gặp lại của một Lớp phó học tập lớp  12/1 năm 1990 làm xôn xao ngày cũ. Những ấn tượng của em về tôi, người thầy giáo dạy văn năm cuối cấp của em, khiến lòng bùi ngùi xúc động. Một cuộc gọi rồi hai cuộc gọi. Một bức thư thêm một bài viết, lại thêm bài viết. Tình cảm thầy trò cứ tràn ra láng lai. Tất cả rất đáng nâng niu. Vì vậy, hôm nay đăng bài của người học trò xưa ấy, em Huỳnh Bá Hải, gởi về ngày 29-11,vừa để kỉ niệm vừa trân trọng tình cảm của em dành cho tôi.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

501. LẶNG VÀ LẠNH

Bìa và trang 8 sách Đồng dao
      Mình có lẽ là người “bao cấp suy nghĩ”. Chuyện nhỏ, nghĩ. Chuyện lớn, nghĩ. Chuyện mình, nghĩ. Chuyện người, nghĩ. Chuyện dưới đất, nghĩ. Chuyện trên trời, nghĩ. Nghĩ, nghĩ, nghĩ… cứ liên tu bất tận, nhưng chẳng đâu vào đâu, chỉ tổ trán có thêm nhiều nếp nhăn, tóc rụng nhiều lại lắm sợi bạc. Nhiều lúc tự dặn, đừng nghĩ nữa, cứ như người xưa: “Ngủ quách, sự đời thây kẻ thức”, nhưng lòng chẳng nghe cho.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

500. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

Một phân khúc đường hoa Đà Nẵng, Tết Quý Tỵ
       47. Gần đến hạn vào sổ điểm chính của lớp, môn văn vẫn thiếu một cột hệ số 1. Cô giáo yêu cầu học trò nộp vở ghi bài để chấm. Chấm xong, cô vào sổ điểm cá nhân. Đếm lui đếm tới vẫn thiếu bốn em. Cô hỏi bốn em không nộp vở. Hóa ra hai em vắng có phép, hai em quên mang vở.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

499. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

         44. Khu nội trú giáo viên nghèo nàn và trầm mặc, bỗng sinh động hẳn lên. Bữa cơm tập thể vốn nhạt nhẽo, vô vị nay trở nên mặn mòi và đậm đà. Ở đâu, người ta cùng bàn tán về thầy K, dạy địa lí, bị thanh tra xếp loại kém.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

498. DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG A. B. LINCOLN

Bài diễn văn Gettysburg huyền thoại
của Abraham Lincoln
ngày 19.11.1863

Nguyễn Xuân Xanh
 

Abraham Lincoln
(1809 – 1865)
Dưới đây là bài diễn văn nổi tiếng, có lẽ nổi tiếng nhất của Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln, mà ông đã đọc trong buổi lễ khánh thành Nghĩa trang quốc gia Gettysburg ngày 19.11.1863, tức 144 năm trước đây. Trong cuộc nội chiến Nam Bắc (1861–1865), trận chiến xung quanh thành phố Gettysburg thuộc bang Pennsilvania vào tháng 7 năm đó có lẽ là đẫm máu nhất và được xem như khúc quanh cho cuộc chiến.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

497. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

        41. Tin thầy V đánh học trò lan nhanh. Cả trường Trung học phổ thông A ai cũng biết, thậm chí một số trường khác trong thành phố cũng hay. Thanh tra Ty Giáo dục (nay là Sở GD&ĐT) về xác minh rõ vụ việc. Khi được hỏi tại sao lại đánh học trò, thầy V hùng hồn:

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

496. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

      36. Mỗi lần thầy B - một giáo viên toán, người Hà Tây - vào lớp bao giờ cũng kè kè cái điếu cày. Mỗi tiết dạy thầy làm ba cữ kiểu thượng-trung-hạ. Mỗi cử tròm trèm gần 5 phút. Học trò ban đầu khó chịu nhưng dần cũng quen. Tất cả vẫn bình thường như chuyện bình thường trong buổi cày ruộng. 

495. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

        31. Đang giữa học kì I, lớp 11 A bị mất sổ điểm. Ngôi trường trung học của huyện miền núi vốn yên tĩnh bỗng náo động lên. Hiệu trưởng chỉ đạo, hội đồng sư phạm họp, các học sinh lớp 11 A làm kiểm điểm, cô giáo chủ nhiệm rà soát xem em nào có điểm kém nhiều nhất để khoanh vùng đối tượng. Nhưng xem ra, mọi cố gắng tìm kiếm cuốn sổ điểm mất tích đã hơn một tuần vẫn không có tiến triển nào.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

494. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

     26. Vào tiết giảng văn “Ca dao tình nghĩa”, thầy đọc rất diễn cảm. Giọng đọc thơ của thầy làm mủi lòng bao cô cậu học trò của trường nội trú vùng cao Tây Nguyên.
        Nhìn ánh mắt rưng rưng của học trò, thầy càng hứng thú hơn, say sưa “trình tấu” bài giảng. Một số học trò cúi mặt, những giọt nước mắt long lanh khóe mắt. Một số em bụm miệng, hình như là cố giấu tiếng khóc?

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

493. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

       22. Thầy như nhập hồn vào thế giới nghệ thuật thơ ca. Học trò nghe mà choáng váng, thơ quả có ma lực kì diệu thật. Trống hết tiết rồi mà bài giảng vẫn mãi vọng vang. Thầy ra đứng ở hành lang, mắt nhìn xa xăm. Những ngọn đồi trước mặt hình như đang mơ màng trong khói sương.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

492. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

 
     19. T ngừng giảng, đưa mắt về cuối lớp. Nhiều cánh tay đưa lên. Những thắc mắc của học sinh về bài giảng “Trách lỗi ngày hẹn, trách lỗi nơi hẹn”, trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, anh lần lượt trả lời một cách thỏa đáng.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

491. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

        16. Thầy T ngồi cà phê ở căn-tin nhà trường với đồng nghiệp trong giờ nghỉ. Một đồng nghiệp băn khoăn với anh: “Ngày xưa mình chẳng dám gần thầy. Thậm chí thần tượng thầy nữa. Cứ nghĩ thầy ỉa cứt vuông. Nhìn học trò với ông thì khác, không còn giới hạn thầy trò, một kiểu dân chủ quá trớn! Ông quá nuông chiều chúng!”

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

490. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

Tượng nhà bác học Lê Quý Đôn ở trường chuyên LQĐ
       13. Một học sinh nghèo đánh cắp cuốn English for Today tại thư viện nhà trường. Thầy Hiệu trưởng và thầy Giám học cho gọi phụ huynh cậu ta lên văn phòng làm việc. Không chỉ có thế, Ban Giám hiệu còn yêu cầu phụ huynh ấy ra trước toàn trường vào buổi chào cờ đầu tuần.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

489. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

9. Ng vẫn quỳ ở góc phải bảng đen, cạnh bục giảng. Thầy giáo vẫn giảng bài. Không biết mọi người thế nào, riêng T thì không tập trung nghe giảng được. Hình ảnh Ng ở góc phòng cứ chờn vờn trong đầu cậu. Ng một học sinh hoang nghịch, không… có lẽ là cá tính nhất cái lớp chuẩn bị thi tú tài hai, ban toán này, sao lại có thể quỳ như thế. 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

488. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

      6. Giờ văn lớp đệ tam (lớp 10). Mấy cậu học sinh ngồi bàn cuối loáy hoáy gói viên thuốc súng đại bác trong giấy bạc rồi đốt. “Họa tiễn tự chế” vút lên bảng đen để lại một đường khói trắng tố cáo thủ phạm. Ba thủ phạm bị cô giáo H gọi lên, đứng úp mặt vào bảng đen. Cô ra khỏi lớp. Mấy phút sau thầy Tổng Giám thị roi trên tay bước vào. Phần mỗi cậu ba roi vào mông.

487. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT


   3. Mỗi độ hè về, thầy N từ làng Kim Long hay Kim Giao ở Quảng Trị lại vào làng Kế mở lớp dạy tư. Thầy có một cái bướu trên lưng, thuộc kiểu người có tật có tài. Học với thầy, trò nào cũng tấn tới.
    Năm nay, thầy lại vào. Đám học trò làng Kế lục tục ôm vở viết tìm đến, trong đó có thằng cu T. Cu T là quý tử “hủ mắm treo đầu giàn” của nhà bà T, một gia đình neo đơn, mẹ góa con côi.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

486. CHUYỆN DẠY HỌC, MỘT ĐỜI CÓP NHẶT

Một buổi sáng, ngồi chuyện trò với con gái về việc dạy học. Cha con cùng nghề nên buông bắt tự nhiên, chuyện trường ốc bỗng hóa thành những tâm tình. Những gì được và chưa được trong nghề đã trải, đã nghe, đã thấy hiện về lung linh. Những ấn tượng về dạy học lặn chìm bao năm, nay nổi lên mang theo những thao thức về nghề. Để rồi, khi chuyện trò kết thúc, lòng lại không nguôi nhớ. 

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

485. THOÁNG NGHĨ VỀ GIA ĐÌNH

      Một người bạn gửi qua mail một bài viết, “Gia đình là gì” không rõ tác giả là ai. Đọc cảm thấy rất thú vị, nhất là khi tác giả chiết tự chữ FAMILY = Father And Mother, I Love You. Để là nổi  bật cái “công thức” thấm đậm tình cảm huyết thống này, tác giả cấu trúc bài viết theo hình thức quy nạp-diễn dịch. Mở đầu là câu chuyện của chính bản thân, rồi rút ra khái niệm, sau đó tạo niềm xác tín cho khái niệm bằng một câu chuyện của một người khác.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

484. VUI BUỒN TẠI TA

      Ngồi tán gẫu với bạn sáng chủ nhật. Nhiều câu chuyện thú vị được nghe. Có một câu chuyện không thể không ghi ra đây:
      Một bà cụ gặp một thiền sư, thiền sư hỏi thăm bà sống thế nào. Bà cụ buồn rầu bảo: Tui có hai thằng rể, thằng bán dù thằng bán giày. Mùa mưa chẳng bán được giày, mùa nắng không bán được dù. Thiền sư bèn ôn tồn: Tại sao bà không nói: mùa mưa bán được dù, mùa nắng bán được giày, thế có vui không. Bà lão gật gù, nhìn thiền sư và cười rất hồn nhiên.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

483. ĐỜI XƯA CHUYỆN

Hôm qua ngồi cà phê vỉa hè với Cao Thông và Thiền Đăng. Ba chàng nhạt chuyện thời sự mặn chuyện thuở thiếu thời. Bao chuyện thuở hồn nhiên ngày xưa ở làng quê bỗng sôi nổi, vui như tết, mặc dầu giọng ai cũng xa xăm. Hôm nay, đọc Blog CT, thấy bạn cảm xúc viết CHUYỆN ĐỜI XƯA, xúc động họa vần cùng bạn nên ĐỜI XƯA CHUYÊN.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

482. HẠT NHÂN NGƯỜI

Bình mình trên sông Hàn, Đà Nẵng
      Mấy hôm nay bận bịu nhiều nên chẳng viết gì. Lại thêm ám ảnh bởi hành động không dũng cảm nhận lấy trách nhiệm, dẫn đến tội ác của ông chuẩn (bị) tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường của Trung tâm thẩm mĩ Cát Tường ở Hà Nội, nên thấy oải. Nghĩ rầu cho con người trong xã hội luôn tự hào là văn minh bậc nhất trong các xã hội văn minh. Để rồi lại nghĩ lung tung về người và nghề, người và bằng cấp.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

481. MỞ VÀ ĐÓNG

   Theo PetroTimes, ngày 15 tháng 10 năm 2013, trong bài Tính giáo dục ở đâu?, Sở GD-ĐT TP Hải Phòng đã  đưa Ngọc Trinh và “Bà Tưng” vào câu 1, nghị luận xã hội, 3 điểm, đề thi chọn học sinh giỏi văn lớp 12, ngày 8 tháng 10 năm 2013, gây nên nhiều tranh cãi về sự phản cảm mà đề thi này mang lại.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

480. NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975


NỀN GIÁO DỤC Ở MIỀN NAM 1954-1975
Đăng lại từ blog nguyentrongtao vào ngày 17/10/2013 
NGUYỄN THANH LIÊM
Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).

479. TÌNH THÂM GIA TỘC

      Bảy giờ sáng 14 tháng 10. Trời xám bạc pha màu vàng hoe. Màu thời tiết có triệu chứng không bình thường, khiến ai cũng lo không biết diễn biến cơn bão Nari như thế nào. Nhìn quanh nhìn quất trong sân từ đường họ tộc, những con cháu nội ngoại ở Đà Nẵng, đếm tới đếm lui chưa hết năm ngón tay. Chỉ còn con cháu nội ngoại ở làng, từ Đông Hà và Huế về. Kệ, chẳng sao, đúng giờ rồi lên đường thôi. Đã xong một phần hôm qua, nay phải hoàn tất phần mộ còn lại, thế mới gọi là chu tất chứ!

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

478. VỀ QUÊ CHẠP MỘ


      Năm nào cũng vậy, khoảng gần giữa tháng 9 âm lịch, lại về quê chạp mộ. Và năm nào cũng vậy, những ngày chạp mộ không mưa to gió lớn, thì lụt lội, bão bùng. Năm nay, chạp mộ trong không khí rộn rạo của cơn bão số 11- Nari. Cho dù thời tiết không thuận lợi, việc dòng tộc, tổ tiên chẳng ai lơi là. Nhánh của mình vẫn đông đủ như mọi khi.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

477. ÔI NGƯỜI! NGƯỜI ÔI!

       Để tưởng nhớ anh Nguyễn Đức Hùng

      “Truyện của Người” là một truyện ngắn trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1997 của nhà văn Đà Linh. Đây là một truyện ngắn thể hiện sự tìm tòi, làm mới thể loại, mang dấu ấn thi pháp biểu hiện hiện đại của nhà văn đất Quảng này.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

476. TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG CAO

Đọc THANH NIÊN thấy bài báo này, cảm thấy xót cho mô hình, câu chữ,... đúng hơn là ý tưởng của các quan giáo dục. Nhớ lại ngày xưa, hình như năm 2003 thì phải, khi xây trường chuyên ở địa điểm bây giờ, các quan Đà Nẵng cũng có ý định "dán mác" trường chất lượng cao. Lúc ấy nghe rầu thúi ruột, nay nghe lại cụm từ này, nghĩ mà đoạn trường.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

475. NHỞN NHƠ THƠ HỌA

 

Bạn CT còm ở bài viết họa thơ bạn "Bắt vần cùng bạn", định trả lời ở phần còm. Nhưng nghĩ lại phải họa một bài đăng lên đây cho hoành tráng, cho chịu chơi, cho sành điệu... 

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

474. BẮT VẦN CÙNG BẠN

Ghé thăm blog của Cao Thông, thấy bạn "Tuổi già lẩn thẩn" ca thơ, cầm lòng không đậu, chắp vần "Cao tuổi nhởn nhơ" thơ thẩn cùng bạn gọi là vui hòa điệu sống. Mong bạn hỉ hả mà đại xá cho.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

473. IM LẶNG VÀ NÓI DỐI


Đội tuyển văn Olympic tại Bình Quới, 2009
       Nhấp một ngụm cà phê, anh bạn thở dài: Sáng nay đọc báo thấy tin này mà ngao ngán. Trong Hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” diễn ra tại Đà Lạt ngày 24.9 vừa qua, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM)  cho biết:  “Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%”. Rồi anh bạn dừng lại, không biết để lấy hơi  sau khi nói như đã học thuộc lòng đoạn tin hay để tạo tình huống tâm lí tăng sức hấp dẫn cho lời kể. Sau đó anh bạn buông: Bài báo quy kết, sở dĩ có tình trạng trên là do người lớn cả. Này nhé… Này nhé…

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

472. NÔM NA THƠ THẨN

Ngồi cà phê với Cao Thông ở bên đường, về, tự dưng loáy hoáy mấy câu tứ tuyệt lục bát. Nghĩ cũng nôm na thơ thẩn thế thôi, nhưng phải ghi lên đây để nhớ.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

471. VĂN HÓA TRUNG THU

      Vào blog bạn mình đọc được bài “Niềm vui chú Cuội”:

      May sao cơn bão không vào ,
      Đêm rằm lại có trăng sao sáng ngời .
      Tiếc thay Cuội đã già rồi ,
      Chẳng còn hứng thú để chơi rước đèn .
      Tóc không còn mấy sợi đen ,
      Cây đa cũng đã nhiều phen gãy cành .
      Chỉ còn vài chiếc lá xanh .
      Thôi thì cũng ráng để dành ...mùa sau .

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

470. NGƯỜI KẾ MÔN LÀM THƠ

Trên phá Tam Giang
    Như bao ngôi làng Việt thuần nông hiền hòa khác, Kế Môn vẫn có đời sống riêng, nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng miền trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên nét riêng văn hóa làng là có một nhánh thơ của người Kế Môn đang hiện hữu, đang tuôn chảy, đang hòa vào dòng sông thơ ca của cộng đồng.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

469. TẢN MẠN VỀ XƯNG HÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG

      Buổi sáng đưa đứa cháu đi học, ngang qua một trường mẫu giáo, nghe vang vang tiếng hát : “Cô là mẹ và cháu là con – Trường của cháu đây là trường mầm non”. Nghe lời bài hát qua giọng ca non nớt làm nhớ lại một bài viết của mình đã đánh mất : “Xưng hô trong nhà trường”, dành tặng cho các em chuyên văn. Và gần đây, được đọc bài viết của Nguyễn Thị Từ Huy về vấn đề này, mình có cảm giác gặp người đồng điệu, nên mượn bài này vừa ghi lại những gì đã viết ngày xưa vừa chia sẻ với tác giả cách xưng hô giữa thầy và trò.

468. HÌNH NHƯ LÀ CHẤT ĐÔNG GIANG

     Tôi đứng lớp ở trường Trung học Hoàng Hoa Thám  trong khoảng 1985 - 1990 rồi thuyên chuyển đến trường mới. Chỉ năm năm, nhưng trong tôi ngôi trường trung học ở bên tê Hà Thân ấy hình như đã thân thuộc từ lâu. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao, nhưng dần dần tôi mới thật sự cảm nhận được, bởi Hoàng Hoa Thám vẫn ấm nồng chất Đông Giang của riêng tôi.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

467. SINH NHẬT LẦN THỨ 50 CỦA THPT HOÀNG HOA THÁM

50 năm THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
   Ngày 12, 13 và 14 tháng 9 năm 2013. Những ngày này đã được chờ đợi từ lâu, từ năm 2012. Không chỉ mình chờ mà nhiều nhiều học sinh cũ của trường mong đợi. Bởi họ  đã đành ... lỗi hẹn với lần kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Hoàng Hoa Thám nên chẳng ai muốn lỡ hẹn để rồi lỗi hẹn một lần nữa. Trạng thái tâm lí chờ mong ấy từng giây phút cứ đùn đẩy cao dần và đã thực vỡ òa vui sướng trong những ngày trung tuần tháng 9 mưa nắng chập chờn này.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

466. CLB TRẺ KẾ MÔN-ĐÀ NẴNG TRÒN MỘT TUỔI

Mới đó mà Câu lạc bộ Trẻ làng Kế Môn tại Đà Nẵng đã tròn một tuổi. Thời gian cứ trôi đi, những gì là giá trị sẽ còn mãi. Câu lạc bộ Trẻ là một giá trị tinh thần của người Kế Môn đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng, và của tất cả các đồng hương ở trên đất nước hay ở nước ngoài, dẫu nó đang bước những bước đầu tiên. 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

465. NHÂN KHAI GIẢNG, BẠN VÀ TÔI CÙNG ƯỚC

     Ngồi khề khà tào lao đã lâu, ông bạn già của mình đâm ra  ngoắc ngoéo, nếu cho ước, ông sẽ ước điều gì. Trước câu hỏi bất ngờ, mình lớ ngớ chưa biết trả lời thế nào, bèn lấp liếm bằng cú móc ngược, ông thế nào, mình chưa nghĩ ra! Mình ư, ông bạn hỏi. Thì ông chứ ai, ở đây chỉ có hai người, mình bảo. Ừ, thì mình ước được bé lại như cu Bin nhà ông, được vào năm thứ nhất đại học chữ to, được bên cạnh cô bạn học có cái răng sún, được ngồi ngắm cô giáo có khuôn mặt đẹp, nhân từ như cô tiên,… Ôi, hồn nhiên… la… lá… là…

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

464. VIP... THU TRUNG BÁNH VIP

Đọc “Kiến thức.net.vn”, bỗng giật thột cả cái mình, khi cái tít chóang: “Lộ bánh trung thu “Đại gia”, dát vàng tại Hà Nội” choán cả mắt. Phải mất 15 phút mới định thần, đợi thật tỉnh táo, tỉnh táo thật mới tìm hiểu xem bánh trung thu “Đại gia”, “dát vàng” là gì. Hóa ra đó là bánh trung thu do các khách sạn Hà Nội dành cho VIP với giá “tít cung mây”. 

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

463. MỘT NỀN GIÁO DỤC BẤT KHẢ

"Một nền giáo dục bất khả" là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng dạy ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP. HCM. Mạn phép Tiến sĩ được đăng lại bởi đây là một bài viết thú vị đáng đọc và suy ngẫm.

Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.
Tại sao bất khả?

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

462. SĂM SOI MIỀN TÂY TÌM CÁI LẠ

Mỗi lần đọc Nguyễn Ngọc Tư là một lần dậy lên cảm giác thích thú như được nếm hương vị chè thốt nốt; như ăn so đũa, bông bí, bông điên điển… luộc với nước mắm kho quẹt. Chuyện chỉ là những hiện tượng đời thường ở miền Tây, xẩy ra vào nhiều thời điểm, cứ quanh quất như khói đốt đồng, nhưng kể theo kiểu Nguyễn Ngọc Tư nên rất ý vị.  Thưởng thức “Miền Tây không có gì lạ” của nữ văn sĩ này là gặp lại cảm giác ấy nên gấp sách vẫn còn dư âm.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

461. NHÌN NGƯỜI TA GIÁO DỤC


Ngó “người” rèn nhân cách, ngẫm lại mình!
THÁNG TÁM 22, 2013
Ở nhiều nước châu Á, dạy lễ nghĩa cho trẻ rất được chú trọng vì họ quan niệm trước khi dạy trẻ thành “tài”, hãy dạy trẻ có “đức”…
Kim Anh- Bích Lan- Minh Hòa
Ngó “người” dạy đạo đức cho trẻ…
Chúng tôi có may mắn đã được đến Nhật Bản, được đi tham quan nhiều nơi ở đất nước Mặt Trời mọc. Dù đã tìm hiểu trước khi đến đây, nhưng chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng về vẻ đẹp thanh bình, trong lành của nước bạn. Đường sá lúc nào cũng sạch sẽ, hiếm thấy nơi nào có rác trên đường. Mọi người đi đường, lên xe buýt, tàu điện ngầm… đều theo trật tự, không bao giờ có sự chen lấn, xô đẩy.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

460. QUÁ GIANG NỖI NHỚ

       (Đọc tập thơ “VẦNG TRĂNG MẸ”)
   Một buổi chiều tháng sáu hanh hao, khép mình trong phòng đọc sách, thế rồi anh Mai Xuân Anh đến chơi và tặng tập thơ “Vầng trăng mẹ” của nhiều tác giả, bìa Dạ Tịnh, phụ bản: Phan Ngọc Minh và Nguyên Giao, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào tháng 12 năm 2012. Cầm tập thơ mà lòng bâng khuâng theo vẻ đẹp giản dị của trang bìa. Một vầng trăng tròn, hình ảnh cách điệu trái tim bằng nét bút lông treo ở góc cao trên nền trắng tinh khiết. Giản dị thế thôi nhưng là giản dị của cái đẹp, và đó là cái đẹp của tấm lòng, cái đẹp của cõi tĩnh lặng vĩnh hằng. Trong lòng tôi, hình ảnh mẹ lại hiện về như sương khói mang mang.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

459. CHỦ NHẬT NHÂN VĂN

      Bây giờ với mình, bờ hồ Thạc Gián trở nên quen thuộc. Hễ rãnh là tìm đến. Khi ngồi mạn ngược đường Hàm Nghi, ở Cao Thông thư quán, đàn đúm với các bạn một thời Trung học Phan Châu Trinh như Cao Thông, Nguyễn Đăng Hòa, Nguyễn Hùng Kiện, Phạm Hữu Châu, Phan Văn Bình, Khoa, Bảy Thoại… Khi quây quần cùng với Đào Huynh, Phan Trọng Lưu, Phan Phước Hiệp, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Khắc Phước ở hồ đông, bên vệ đường Văn Cao. Quen thuộc nên chủ nhật nào không ngồi bờ hồ Thạc Gián, đâm ra nhớ.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

458. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

       5. Miền tây Quảng Trị.
 
       Khoảng 5 giờ chiều, xe chúng tôi đến huyện Đa Krông. Trời chiều thấp xuống và bảng lảng một màu xám tro. Những cơn mưa hình như đang lấp ló ở đâu đó báo hiệu một đêm miền tây Quảng Trị âm  trầm trong mưa.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

457. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

     4. Bên bờ suối Nước Moọc. 

     Đến suối Nước Moọc, đoàn chúng tôi chia làm hai. Một nhóm ở lại, một nhóm lên động Thiên Đường. Mình thuộc nhóm thứ hai gồm chị Phượng, chị Nhi, chị Huê và bà xã, những người chỉ nghe mà chưa thấy nên háo hức “thiên đường trần thế” trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình này. Chúng tôi ra xe, chị Thu Hương bảo : “Ai đi “thiên đường” lên xe, nhớ tầm hơn 12 giờ về suối Nước Moọc ăn cơm”.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

456. NGHỀ VĂN KHÔNG SANG TRỌNG

Nghề văn không sang trọng

Trần Đình Sử 

Cách đây không lâu có người cao hứng tung ra  một ý kiến ngộ nhận: “Nghề văn là nghề sang trọng.” Bao nhiêu người nói theo. Thế rồi ảo tưởng, hiếu danh, thế rồi số người viết văn, làm thơ tăng vọt, thế rồi số hội viên hội nhà văn ngày một tăng. Người sắp hàng chờ vào hội cũng rất đông.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

455. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

      3. Buổi sáng Bảo Ninh
       Chủ Nhật. Đã hơn năm giờ sáng. Nếu ở nhà thì sẽ sang Mỹ Khê “đùa chơi” với sóng. Nhưng đây lại là Đồng Hới, nên theo chân các chị trong đoàn “ngao du ngày tháng” tìm đến với bãi biển Bảo Ninh như là để “bảo toàn” năng lượng biển.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

454. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

      2. Mưa đêm Đồng Hới
      Đêm Đồng Hới lưa thưa mưa. Đứng trên tầng ba nhà nghỉ Hằng Nga ở đường Nguyễn Du nhìn ra sông Nhật Lệ, những ánh đèn ở vườn hoa không đủ soi tỏ mặt nước sông. Ngay cả ánh đèn nhiều màu trên cầu Nhật Lệ và những cột màu thẳng đứng đăng đối dưới thân cầu, trong làn nước, cũng chỉ tỏa sáng một vùng hẹp và dài. Cả một vùng nhờ nhờ tối lốm đốm những nét sáng vì phản chiếu ánh đèn ướt mưa nhòa nhạt. Và rời rạc đây đó một và chấm đèn đỏ nhấp nháy, hình như trên một thuyền chài đang di chuyển chậm chạp, khiến đêm trên sông càng thăm thẳm hơn; nhịp điệu thành phố hình như cũng lắng trầm hơn.  

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

453. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

1. Khoảnh khắc Đá Nhảy.

Kì nghỉ ngắn ngủi chỉ còn lại mấy ngày cuối, 29 tháng 7 phải đi làm lại rồi. Mặc thời gian nghỉ gần hết, mặc thời tiết dự báo sẽ làm mình làm mẩy, mặt mày không tươi, cũng tranh thủ làm một chuyến về Bắc miền Trung với những người cùng chí hướng “ngao du ngày tháng”.