Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

463. MỘT NỀN GIÁO DỤC BẤT KHẢ

"Một nền giáo dục bất khả" là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, giảng dạy ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP. HCM. Mạn phép Tiến sĩ được đăng lại bởi đây là một bài viết thú vị đáng đọc và suy ngẫm.

Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.
Tại sao bất khả?

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

462. SĂM SOI MIỀN TÂY TÌM CÁI LẠ

Mỗi lần đọc Nguyễn Ngọc Tư là một lần dậy lên cảm giác thích thú như được nếm hương vị chè thốt nốt; như ăn so đũa, bông bí, bông điên điển… luộc với nước mắm kho quẹt. Chuyện chỉ là những hiện tượng đời thường ở miền Tây, xẩy ra vào nhiều thời điểm, cứ quanh quất như khói đốt đồng, nhưng kể theo kiểu Nguyễn Ngọc Tư nên rất ý vị.  Thưởng thức “Miền Tây không có gì lạ” của nữ văn sĩ này là gặp lại cảm giác ấy nên gấp sách vẫn còn dư âm.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

461. NHÌN NGƯỜI TA GIÁO DỤC


Ngó “người” rèn nhân cách, ngẫm lại mình!
THÁNG TÁM 22, 2013
Ở nhiều nước châu Á, dạy lễ nghĩa cho trẻ rất được chú trọng vì họ quan niệm trước khi dạy trẻ thành “tài”, hãy dạy trẻ có “đức”…
Kim Anh- Bích Lan- Minh Hòa
Ngó “người” dạy đạo đức cho trẻ…
Chúng tôi có may mắn đã được đến Nhật Bản, được đi tham quan nhiều nơi ở đất nước Mặt Trời mọc. Dù đã tìm hiểu trước khi đến đây, nhưng chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng về vẻ đẹp thanh bình, trong lành của nước bạn. Đường sá lúc nào cũng sạch sẽ, hiếm thấy nơi nào có rác trên đường. Mọi người đi đường, lên xe buýt, tàu điện ngầm… đều theo trật tự, không bao giờ có sự chen lấn, xô đẩy.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

460. QUÁ GIANG NỖI NHỚ

       (Đọc tập thơ “VẦNG TRĂNG MẸ”)
   Một buổi chiều tháng sáu hanh hao, khép mình trong phòng đọc sách, thế rồi anh Mai Xuân Anh đến chơi và tặng tập thơ “Vầng trăng mẹ” của nhiều tác giả, bìa Dạ Tịnh, phụ bản: Phan Ngọc Minh và Nguyên Giao, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào tháng 12 năm 2012. Cầm tập thơ mà lòng bâng khuâng theo vẻ đẹp giản dị của trang bìa. Một vầng trăng tròn, hình ảnh cách điệu trái tim bằng nét bút lông treo ở góc cao trên nền trắng tinh khiết. Giản dị thế thôi nhưng là giản dị của cái đẹp, và đó là cái đẹp của tấm lòng, cái đẹp của cõi tĩnh lặng vĩnh hằng. Trong lòng tôi, hình ảnh mẹ lại hiện về như sương khói mang mang.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

459. CHỦ NHẬT NHÂN VĂN

      Bây giờ với mình, bờ hồ Thạc Gián trở nên quen thuộc. Hễ rãnh là tìm đến. Khi ngồi mạn ngược đường Hàm Nghi, ở Cao Thông thư quán, đàn đúm với các bạn một thời Trung học Phan Châu Trinh như Cao Thông, Nguyễn Đăng Hòa, Nguyễn Hùng Kiện, Phạm Hữu Châu, Phan Văn Bình, Khoa, Bảy Thoại… Khi quây quần cùng với Đào Huynh, Phan Trọng Lưu, Phan Phước Hiệp, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Khắc Phước ở hồ đông, bên vệ đường Văn Cao. Quen thuộc nên chủ nhật nào không ngồi bờ hồ Thạc Gián, đâm ra nhớ.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

458. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

       5. Miền tây Quảng Trị.
 
       Khoảng 5 giờ chiều, xe chúng tôi đến huyện Đa Krông. Trời chiều thấp xuống và bảng lảng một màu xám tro. Những cơn mưa hình như đang lấp ló ở đâu đó báo hiệu một đêm miền tây Quảng Trị âm  trầm trong mưa.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

457. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

     4. Bên bờ suối Nước Moọc. 

     Đến suối Nước Moọc, đoàn chúng tôi chia làm hai. Một nhóm ở lại, một nhóm lên động Thiên Đường. Mình thuộc nhóm thứ hai gồm chị Phượng, chị Nhi, chị Huê và bà xã, những người chỉ nghe mà chưa thấy nên háo hức “thiên đường trần thế” trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình này. Chúng tôi ra xe, chị Thu Hương bảo : “Ai đi “thiên đường” lên xe, nhớ tầm hơn 12 giờ về suối Nước Moọc ăn cơm”.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

456. NGHỀ VĂN KHÔNG SANG TRỌNG

Nghề văn không sang trọng

Trần Đình Sử 

Cách đây không lâu có người cao hứng tung ra  một ý kiến ngộ nhận: “Nghề văn là nghề sang trọng.” Bao nhiêu người nói theo. Thế rồi ảo tưởng, hiếu danh, thế rồi số người viết văn, làm thơ tăng vọt, thế rồi số hội viên hội nhà văn ngày một tăng. Người sắp hàng chờ vào hội cũng rất đông.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

455. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

      3. Buổi sáng Bảo Ninh
       Chủ Nhật. Đã hơn năm giờ sáng. Nếu ở nhà thì sẽ sang Mỹ Khê “đùa chơi” với sóng. Nhưng đây lại là Đồng Hới, nên theo chân các chị trong đoàn “ngao du ngày tháng” tìm đến với bãi biển Bảo Ninh như là để “bảo toàn” năng lượng biển.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

454. NGƯỢC BẮC MIỀN TRUNG

      2. Mưa đêm Đồng Hới
      Đêm Đồng Hới lưa thưa mưa. Đứng trên tầng ba nhà nghỉ Hằng Nga ở đường Nguyễn Du nhìn ra sông Nhật Lệ, những ánh đèn ở vườn hoa không đủ soi tỏ mặt nước sông. Ngay cả ánh đèn nhiều màu trên cầu Nhật Lệ và những cột màu thẳng đứng đăng đối dưới thân cầu, trong làn nước, cũng chỉ tỏa sáng một vùng hẹp và dài. Cả một vùng nhờ nhờ tối lốm đốm những nét sáng vì phản chiếu ánh đèn ướt mưa nhòa nhạt. Và rời rạc đây đó một và chấm đèn đỏ nhấp nháy, hình như trên một thuyền chài đang di chuyển chậm chạp, khiến đêm trên sông càng thăm thẳm hơn; nhịp điệu thành phố hình như cũng lắng trầm hơn.