Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

587, CHỈ TẠI CON CÁ TO

      Nghỉ hưu, cứ sống bằng lặng thế nào ấy. Chưa bao giờ thấy cụm từ “cuộc sống phẳng” đúng với những ngày tháng về vườn này đến vậy. Cứ thế này thì thời gian đời cơ chừng nhạt hơn nước ốc! Còn đâu vị mặn mòi của của cuộc sống đáng yêu!

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

586. CÔNG TÁC THIỆN NGUYỆN DỄ HAY KHÓ?

Một người bạn gửi đến mình bài này, thấy hay có ích không chỉ với công tác thiện nguyện mà còn với công việc giáo dục hình thành nhân cách cho con người nữa, cho nên xin phép đăng lại.

Người nghèo thường hay mặc cảm nên việc "Cho" và "Nhận" hành xử như thế là rất  ý nghĩa và  thật công bằng ,hợp lý, hài lòng cả người cho cũng như người nhận, phải không?

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

585. BẬN LÒNG



    Như mọi ngày của người về vườn, cứ loanh qoanh trong nhà, ra dáng thong dong nhưng có chút gì đó uể oải, ra vẻ buông xả nhưng vẫn có những giây phút bận lòng. Nhiều khi mong tất cả chỉ là gió thổi mây trôi qua tâm trí, nhưng nào được như ước mong. Thành ra luôn nghĩ ngợi, luôn để tâm trí chảy theo dòng thời gian.
      Như sáng nay chẳng hạn. Ngồi nhâm nhi cà phê tưởng lòng yên ổn, hóa ra không. Tiếng thằng cháu đọc bài thường ngày nghe dễ thương sao bây giờ có gì cồm cộm. Vội nhỗm người, nhìn vào bài đọc của cháu. Ồ, bài thơ “Bận”(*) của Trinh Đường.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

584. SẬP


Công trình xây dựng tượng Phật ở Thái Bình bị sập

     Mấy ngày qua, từ “sập” cứ choáng hết tâm trí. Không phải vì “sập” có sắc thái từ nghĩa mạnh, cũng chẳng phải chuyện giật gân đại gia “sập bẫy” chân dài hay nhóm này “sập bẫy” nhóm kia hoặc những việc đại loại như thế. Mà vì truyền thông liên tục đưa tin những vụ sập, từ  việc sàn chứng khoán nước ngoài lung lay muốn sụm đến giàn giáo của một số công trình xây dựng ở nước ta đổ sụp,… Tất tần tật được các báo giật tít to đùng khiến bao dư luận xôn xao.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

583. THẦY TÔI



Được thầy gửi tặng bài viết này, xin cám ơn thầy và xin mạn phép đăng lên đây như là một dấu ấn muôn đời của tình thầy trò dưới mái trường Trung học Phan Châu Trình Đà Nẵng xưa.
THẦY TÔI THI SĨ TRẦN HOAN TRINH
Nguyễn Phụng

Giáo Sư Nguyễn Phụng, Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh (1955-1961), thuộc thế hệ học sinh “con nhà nghèo học giỏi” của Phan Châu Trinh Đà Nẵng khi trường dời từ Trường Nam Tiểu Học (nơi nhà đèn) về cơ sở mới Đường Lê Lợi (1954). Thế hệ học sinh cả lớp ban toán đậu tú tài 100%; đứng đầu các lớp Đệ Nhất Ban B của Quốc Học Huế, cũng chiếm ngôi vị thủ khoa các Trường Cao Đẳng ở Sài Gòn. Sinh Viên Nguyễn Phụng đã là một điễn hình cụ thể. Nhưng không chỉ thế, bài viết sau đây về Thầy Trần Đại Tăng là những chữ nghĩa cảm động của Tình Thầy-Trò mà sáu-mươi năm sau (1955-2015) vẫn nguyên vẹn bất biến. Bởi Giáo Sư Phụng viết về  Thầy Tăng, Thi Sĩ Trần Hoan Trinh, với một tâm hồn một người đọc thơ.  Với tấm lòng của học trò -- Học Trò Phan Châu Trinh đối với Người Thầy -- Thầy Tôi.