Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

569. HỌC VĂN GÌ?


    Ở đời, con người ta nhiều khi rơi vào tình trạng bé cái nhầm đến khóc hổ ngươi cười ra nước mắt. Có những điều tưởng đã thấu tỏ ngọn nguồn hóa ra u u minh minh. Có những việc nghĩ dễ như bỡn, chỉ là chuyện vặt hóa ra quá to tát, càng cố gỡ càng rối như canh hẹ. Có những khái niệm ngỡ đã thuộc nằm lòng, có thể trả lời vanh vách nhưng rồi lại ngắc ngứ à uôm…

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

568. VỀ MỘT BÀI THƠ "TÁ VĂN" (TT)

NGÔN HOÀI VÀ DƯỢC SƠN CA TẶNG DUY NGHIỄM DƯỚI CÁI NHÌN SO SÁNH
Trong nền thi ca dân tộc, những bài thơ cổ xưa nhất vẫn còn được nhắc tới như những tác phẩm tinh anh nhất đúc kết giá trị không chỉ của một thời đại mà là với muôn người, muôn đời đó chính là thơ Thiền. Sinh ra và phát triển trong lòng vương triều Lí -Trần, mang nặng âm hưởng thời đại song những bài thơ ấy vẫn có một sức sống bất diệt bởi chất triết lí, những quan niệm về nhân sinh, về mối quan hệ giữa con người và thế giới, hướng con người tới chính đạo, chính tâm. Không dễ gì để có thể hiểu một bài thơ Thiền và có những bài thơ đem đến những cách nhìn thật khác nhau, có lẽ đó chính là một trong những sức hấp dẫn của dòng thơ này. “Ngôn hoài” của Không Lộ  thiền sư chính là một trong những bài thơ như thế.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

567. VỀ MỘT BÀI THƠ "TÁ VĂN"

NKM: Tá văn hay "tập cổ" là một hiện tượng phổ biến trong văn học phương Đông. Hiện tượng này không bị xem là đạo văn, ngược lại được cho là vay mượn để làm mới như là cách thức tiếp biến văn hóa. Trong văn học Việt Nam trung đại, vay mượn có sáng tạo đã xẩy ra. Ngôn hoài của Thiền sư Không Lộ đã thể hiện rõ điều đó. Bài thơ vay mượn cả phần xác lẫn phần hồn bài thơ Dược Sơn ca tặng Duy Nghiễm của Thứ sử Lý Cao (772- 841) đời Đường tặng Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm (750-834), nhưng đúng là mới, thể hiện tinh hoa thơ thiền đời Lý trong văn học Việt Nam.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

566. CÁI NẮNG QUÊ NHÀ

vàng nắng
Mặc dầu đang chuẩn bị lập đông vậy mà cái nắng vẫn tung hoành, không khí vẫn hầm hập, nắng vẫn rát bỏng da người. Bốn ngày ở quê là bốn ngày sống chung với cái nắng ẩm rít ráp, nhưng xem chừng không có nó như thiếu một người thân. Bởi đó là cái nắng của thuở thiếu thời, cái nắng của rong chơi thời gian giữa chốn quê nhà, cái nắng tạo nên nét riêng của địa văn hóa vùng miền.