Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

427. KHÔNG ĐỀ

Sáng 1 tháng 5, nghỉ lễ Lao động, nhưng lại buồn vì không lao động bèn tào lao một bài Không đề :


Náo nức mọi người xem pháo hoa
Bác kia cứ việc nhậu tà tà
Pháo hoa sáng rực trời đất thế
Hỏi bác vui không, bác ấy … khà!

Hoàng Dục, 1-5-2013
_________

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

426. GIẤC MƠ CỦA THƠ CA

      Ngày Chủ nhật cuối tháng Tư. Buổi sáng tếu táo với bạn bè ở cà phê Hải Vân. Bỗng thấy đời tha thiết trong một ngày nghỉ. Về nhà, ngồi  nín im bên chồng giáo án bồi dưỡng HSG ngày trước. Lòng chợt bâng khuâng. Nhớ những ngày phiêu bạt ở Sài Gòn. Có gì lặng lẽ diễn ra như hoài niệm. Đành phá tan nỗi trầm ngâm bằng cú click. Thế là lang thang trong không gian ảo đa chiều. Bỗng gặp bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Lòng lại bồi hồi theo chiều dọc của  cảm ngôn thơ ca.

425. LỊCH SỬ BÚN BÒ HUẾ (TKĐ)


      Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc... Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò... và bún bò giò heo. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

424. VỀ MỘT TÊN GỌI

1. Lên trang web Làng Kế Môn thấy chạy hàng tít “Đoàn múa náp làng Kế Môn diễn tại làng Phước Tích”. Sau hàng tít là dòng tin : “Ngày 16/8/2011 (17/7 Tân Mão), mặc dầu trùng vào ngày lễ Thu Tế của làng Kế Môn, Ban Văn Hóa làng cũng đã cử đoàn múa Náp của làng tham gia chương trình “Đêm hội văn nghệ Dân gian làng cổ Phước Tích”, tại làng Phước Tích, huyện Phong Điền theo lời mời của Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế”. “Theo yêu cầu của Ban Tổ Chức, làng Kế Môn cử 3 đội múa Náp tham dự chương trình”. 
Múa Gươm làng Kế Môn -  Ảnh Đặng Hữu Hùng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

423. NHÌN XỨ NGƯỜI

Một người bạn gởi bài này. Đáng đọc.

Tất cả thành tựu nhân cách của Phù Tang phải công nhận một phần do kho tàng genome (truyền thống đức tính võ sĩ đạo), nhưng đa phần là nhờ lãnh đạo gương mẫu với chính sách giáo dục sáng suốt.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

422. NHƯ THỊ NGÃ VĂN


Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập. Ðức Phật nói với đại chúng rằng:
- Này chư tỳ kheo! Hôm nay ta gặp các ông tại nơi đây là điều rất tốt. Từ khi ta thành đạo và chứng được chính giác, đã thương tưởng bảo hộ các tỳ kheo và đệ tử, giáo hóa đại chúng, ban phúc cho mọi người, đem sự an vui bố thí cho kẻ khác, dùng từ bi mà đối đãi với tất cả chúng sinh. Ta thuyết pháp độ sinh, chưa hề nề hà gian lao hay nghĩ đến sự nghỉ ngơi.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

421. MÚA GƯƠM CỦA LÀNG KẾ MÔN

      MÚA GƯƠM là một điệu múa dân gian gắn liền với các nghi lễ tang ma, lễ hội ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

420. MỘT GÓC TƯ LIỆU


Mt người bạn gởi bài : "Chuyện ngày xưa. Tự truyện : "Ai bảo em là giai nhân"", nhưng không có tên tác giả. Đọc thấy có thể làm tư liệu để hiểu thêm thơ Lưu Trọng Lư nên đăng lên đây. Chân thành xin lỗi tác giả. Hoàng Dục
 
Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa 

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

419. VĂN + HÓA = VĂN HÓA


      1. Tôi không phải là người theo trường phái “Số đỏ” hay thần tượng Vũ Trọng Phụng quá mức đến nỗi u mê hôn ghế ông ngồi rồi bốc thơm. Tôi chỉ thấy ở nhà văn này, tính khái quát nghệ thuật qua những nhân vật, những tình tiết, những mệnh đề mà ông đưa ra trong tác phẩm. Chẳng hạn mệnh đề : VĂN + MINH = VĂN MINH, một khái niệm ngôn ngữ, một phạm trù xã hội đã được cơ học hóa, toán hóa một cách lạnh lùng và châm biếm, có ý nghĩa chỉ sự trống rỗng, hình thức, háo danh, ích kỉ, che đậy những khiếm khuyết lớn của con người. Bởi vậy, tôi học cái hay của ông mà viết : VĂN + HÓA = VĂN HÓA.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

418. GIẤC MƠ CÁ THÁNG TƯ

      1. Ngả lưng xuống giường, tôi cố chợp mắt dù chỉ mười lăm phút để tỉnh táo mà đi làm buổi chiều. Đang lơ mơ, tôi như nghe bên tai tiếng hát “Du mục” thầm thì : “Một người vào thành phố - Đếm từng bước buồn tênh… Rồi người bỗng thấy buồn - Người chợt nghe xót xa đất mình”. Hình như đấy là tiếng hát của Trịnh Công Sơn, tiếng hát như gần như xa lãng đãng ấy làm chùng lòng tôi. Tôi như “chợt nghe xót xa đất mình”. Tôi như chìm vào giấc mơ âm thanh. Tiếng hát lớn dần và vỡ òa trong hình ảnh Khánh Ly với giọng ca “ẩm đục, vướng nghẹn như niềm vui chợt mất. Nó bâng khuâng như cơn mưa vội đến. Nó tuyệt vọng như cánh chim non bay lạc trong cơn giông tố mịt mù...” (Tạ Tỵ - Trịnh Công Sơn và tiếng ru máu lệ). Và tôi nghe :