Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

634. CHỮ VIỆT, CHỮ NHO VÀ NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VIỆT

Vào facebook Tuệ Lãng, thấy bài viết hay nên xin phép đăng lại. Đây là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ của Đào Mộng Nam và Nguyễn Tiến Văn, môt công trình ngôn ngữ học rất giá trị, là một tư liệu quý báu cho những ai quan tâm, nghiên cứu về tiếng Việt. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này.

CHỮ VIỆT, CHỮ NHO VÀ NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ VIỆT

 Con người vượt khỏi thế giới loài vật vì truyền thông được tình và ý cho nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ cá nhân có thể sống kinh nghiệm của mọi người. Ngôn ngữ ghi lại thành văn tự. Nhờ văn tự cá nhân có thể sống kinh nghiệm của muôn đời.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

633, TRIÊNG GIÓNG CỦA MẸ


Cánh đồng Làng Kế Môn mùa mưa
Truyện ngắn

TRIÊNG GIÓNG CỦA MẸ 

          Một chiều mưa lâm thâm. Cây đèn học vốn không sáng bỗng như thêm chút tù mù. Trang sách Toán hình học mở ra uể oải, mặt giấy như sẫm  lại. Tôi nhìn hình vẽ nằm bất động trước mặt. Bất chợt, hình vẽ ấy hồ như cựa quậy, rồi liêu xiêu gượng dậy trông giống một chiếc gióng lẻ loi, mảnh mai và trống rỗng. Một chiếc gióng ai vứt lăn lóc giữa đời. Tôi mơ hồ nghe lòng gờn gợn buồn, một nỗi buồn xa xăm. Đã mấy năm xa quê. Đã mấy năm chưa gặp lại mẹ. Đã mấy năm chỉ nghe mẹ nhắn: Mạ vẫn bình thường. Cố gắng học nghe con. Phải ăn ở với anh chị cho tốt đó. Lời nhắn nào cũng chừng ấy nội dung. Cho dù, hiện thời quê tôi không còn an ninh nữa. Cho dù, mẹ một mình thui thủi ở đất làng. Tôi đâm ra buồn và nhớ. Rồi, không biết việc học bận bịu hay theo tuổi lớn của tôi mà tâm lý ấy lắng dần. Vậy mà,… Không hiểu sao chiều nay lòng tôi lại thế. Tôi bồn chồn, tay chống cằm ngẩn ngơ.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

631. CẢM ĐỀ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH


Chùa Diệu Ngộ, Thừa Lưu, TT-Huế
 Khi đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cảm nhận bi kịch thận phận của một tài nữ, khâm phục tài năng và nỗi đau đời của tác gỉa, Phạm Quý Thích đã viết bài “Tổng vịnh” và một bài thơ “Thính Đoạn trường Tân thanh hữu cảm” (Đề từ Đoạn trường Tân thanh) bằng chữ Hán. Sau đó tự ông dịch bài thơ ra chữ Nôm. Bản dịch của Phạm Quý Thích thật tuyệt vời, bởi không ai hiều thơ mình bằng tác giả. Bản dịch của ông đã chuyên chở trọn vẹn nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

630. KIM LĂNG NGŨ ĐỀ

Ngọ môn, Huế
   Lưu Vũ Tích (772-842), tự Mộng Đắc, người Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Đỗ Tiến sỹ năm 21 tuổi, làm quan triều Đường Nhuận Tông. Hoạn lộ của ông lắm thăng trầm, nên cuối đời ông về sống nhàn tản ở quê nhà. Về thơ ca, ông để lại: Lưu Tân khách tập, gồm 40 quyển.

Thơ ông bộc lộ nỗi phẫn uất trong lòng ông, phê phán chính trị thối nát đương thời, thể hiện niềm hoài cổ chứa chan bi thương của ông. Kim Lăng ngũ đề hay còn gọi là Ô Y hạng là bài thơ biểu hiện nội dung tư tưởng đó của ông.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

629. TRONG MẮT HỌC TRÒ 41

Rú Chá, mùa hoa vàng

Bức thư này em Lê Thị Đức Hạnh, học sinh lớp chuyên Văn, khóa 2008-2011, gởi về từ nước Mỹ cũng đã lâu, khoảng năm 2016. Hôm nay, lật giở các bài viết của các em học trò cũ, tìm thấy những dòng văn quen thuộc của em. Đọc lại nên đăng lên blog để trân trọng tình cảm của học trò cũ, thời Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. 

Thầy ơi, em là Đức Hạnh đây. Thầy có khỏe không thầy? Em xin lỗi thầy vì lúc đi ko kịp gặp chào thầy, gần một năm qua lúc nào nghĩ đến thầy em cũng thấy mình thật có lỗi... Rất nhiều lần em muốn nhắn tin cho thầy nhưng cứ ngại ngần ko dám gởi đi, em biết thầy buồn và giận em. Đã có quá nhiều chuyện xảy ra trước khi em đi khiến cho em gần như phải trốn chạy, ngay đến thời gian gặp chào tạm biệt những người mình yêu quý cũng gần như không có.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

628. HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

    

Cảnh phim Trạng Trình
 Hạ Tri Chương tự Quý Chân là nhà thơ đời Đường, sinh năm 659 và mất năm 744. Ông là người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay là hợp Phố, Quảng Đông, Trung Quốc). Ông đỗ Tiến sỹ năm 695, làm quan trên 50 năm, rất được vua quan đương thời trọng nể. Ông thích uống rượu, tính tình phóng khoáng, có tài hùng biện, rất uyên bác và giỏi văn từ. Về thơ, ông chỉ để lại khoảng 20 bài, trong đó nổi tiếng nhất là  hai bài “Hồi hương ngẫu thư”.