Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

699. GIANG HỒ TỰ THÍCH II

GIANG HỒ TỰ THÍCH II

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

“Giang hồ tự thích II” tức là “Vui thú giang hồ 2”. Tên bài thơ gợi người đọc cảm hứng thú vui được bay nhảy dọc ngang trong trời đất của chủ thể trữ tình. Đi vào bài thơ, ngôn từ, hình ảnh và giọng điệu càng khắc sâu thêm ý tưởng về cảm hứng ấy. Tuy nhiên, nếu đặt bài thơ trong dòng chảy thiền thi, trong tư tưởng của bậc thiền giả sẽ thấy cảm thức thơ xoay quanh một chữ “vô”. Vì vậy, hai câu kết gợi sự tương đồng giữa Tuệ Trung với Tạ Tam qua câu “Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức”. Tạ Tam (835-908) là thiền sư Huyền Sa Sư Bị (玄沙師備)thời Hậu Đường. Từ nhỏ Tạ Tam thích câu cá. Năm 30 tuổi, bỏ thuyền câu lên núi Phù Dung xuất gia theo hạnh đầu đà. Sau làm đồ đệ của Thiền sư Tuyết Phong và đã khai ngộ.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

698. XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

 

XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

陳仁宗

Trần Nhân Tông

Thoạt đọc bài thơ, tưởng chừng chất tự sự bao trùm tất cả. Cảm giác ấy dậy lên từ tiêu đề bài thơ. “Ngày xuân yết Chiêu Lăng” miêu tả hành động chính yếu đó là “cúng tế” trong một không gian thiêng liêng: Lăng mộ của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Người tế là nhà vua đương triều Trần Nhân Tông, cháu nội của Đức Thái Tổ nhà Trần vào thời gian sinh phát: mùa xuân. Nếu xét về dòng tộc, việc tế lễ ấy cũng chỉ là đạo hiếu vốn có. Nhưng xét về văn hóa dân tộc, đây là tư tưởng nói lên sự hòa hợp giữa người chết và người sống - một tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Việt bao đời. Ở bình diện chủ thể và đối tượng tế, vua biểu trưng cho dân, người dân với lòng biết ở sâu sắc vị anh hùng Trần Thái Tông đã đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất 1285 giữ yên bờ cõi, đem lại thái bình cho dân.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

697. NHÀ VĂN NGA KONSTANTIN G PAUSTOVSKY

Vào trang NHÀ VĂN, thấy bài viết của Ngân Xuyên về nhà văn Nga Konstantin G Paustovsky, một nhà văn tài năng và nhân cách, nên muốn lưu lại để các bạn cùng đọc và suy ngẫm.

VÌ SAO PAUSTOPSKY BỊ "TƯỚC" GIẢI NOBEL?

- Ngân Xuyên - 

(Theo báo Nga ipick.vn)

 Nhà văn Nga Konstantin Paustovsky (1892 – 1968), chứng nhân của ba cuộc chiến tranh và hai cuộc cách mạng, bậc thầy của thể loại phong cảnh văn học và văn xuôi tâm lý, người có biệt danh “Tiến sĩ Paust”.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

696. CẢNH CHIỀU LẠNG CHÂU

LẠNG CHÂU VÃN CẢNH

陳仁宗

Trần Nhân Tông

Bài thơ được cảm tác ở Lạng Châu, tức là Lạng Sơn lúc chiều buông. Cảnh trong thơ mang màu sắc buồn. Tạo vật tưởng chừng nín lặng, đơn lẻ, thiếu sự hòa hợp. Kì thực, tạo vật đang sống thực với phút giây thực tại như sự sống vốn có của chúng trong vũ trụ này. Nhà thơ không cưỡng cầu trói buộc vạn vật tự nhiên vào câu chữ, vào cái nhìn chủ quan của mình. Nhà thơ tôn trọng thế giới tự nhiên. Thi nhân thiền giả hòa mình vào tạo vật cùng sống đời an nhiên tự tại với chúng. Lối sống minh triết của thiền giả là đây chăng?

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

695. CẢNH MÙA XUÂN

 

XUÂN CẢNH

 陳仁宗

Trần Nhân Tông

Xuân cảnh là bài thơ cảm tác trước bức tranh thiên nhiên sinh sắc vào mùa xuân. Tạo vật thiên nhiên đang sống đời của chúng. Trên nền trời xanh, chim đang chậm rãi hót trong khóm hoa dương liễu trỗ dày. Đám mây chiều đang lững lơ bay in bóng xuống thềm nhà có vẽ các bức tranh, tạo nên vẻ huyền ảo lung linh. Ngày xuân, cảnh đẹp, có khách đến thăm vui biết bao nhiêu. Cùng khách bàn chuyện vào thời điểm này sẽ vô duyên biết mấy! Chi bằng cùng bên nhau tựa lan can ngắm màu xanh nhạt nhòa ở chân trời.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

694. SÁCH CỦA THẦY TÔI

Đây là bài viết của một học trò cũ ở Buôn Ma Thuột. Em ấy là một học sinh của trường Trung học phổ thông Vừa học vừa làm Ama Trang Lơng tọa lạc tại đồn điền cà phê Nhị Khê, cách thành phố BMT 7 km. Nơi đây, thầy trò cùng nội trú, sống chan hòa với nhau. Ama Trang Lơng là một môi trường giáo dục thân thiện và có chuẩn mực nhất định. Cám ơn Tượng đã có cảm nhận đáng quý về cuốn sách của thầy. Bài không có nhan đề. Nhan đề do tôi tạm đặt.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

693. KỈ NIỆM KẾ MÔN

Bài viết này của Tuệ Lãng. Tuệ Lãng là một đồng nghiệp thời THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng những năm 90. Bây giờ là một giảng viên đại học ở Sài Gòn. Dẫu sống xa nhau nhưng tình vẫn đong đầy. Cám ơn Tuệ Lãng về đoản khúc này. 

Chiều mùa dịch ngai ngái cái nắng hanh dở dang tịch lặng ơ hờ, bỗng nhiên nhận được cuốn sách của thầy Hoàng Dục, mọi thứ trở nên ấm nồng với những ký ức về chuyến đi về làng Kế Môn cách đây 26 năm về trước.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

692.ÔNG GIÁO GIÀ BÊN DÒNG Ô LÂU

Bài viết này là của cháu Hoàng Ngọc Tuấn, gọi tôi bằng cậu. Đã lâu cậu cháu không gặp nhau. Nay gặp lại qua trang sách. Kể ra, như thế cũng là duyên bút mực. Trân trọng.

1979…Năm ấy tôi học lớp 10. Đi coi bóng đá về thì thấy Mạ tôi ngồi khóc. Mạ nói Bác Mạch mất rồi, xe ngang qua nhà nên ba tôi đã lên xe đưa bác về làng. Tôi và Anh Thái (rể đầu bác Mạch) phải lên xe đò ra Đà Nẵng. Ra đến Huế không kịp chuyến đò trưa đành phải ở lại chờ đò hôm sau.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

691. ẤN TƯỢNG KẾ MÔN

Đây là bài viết của cô Nguyễn Thị Thu Hương, bạn cùng khóa Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng 1964-1971. Bài viết trên tường facebook không có tiêu đề. Tiêu đề do tôi tạm đặt.
ẤN TƯỢNG VỀ LÀNG CỦA BẠN TÔI 

Bao giờ mình cũng vui, cảm thấy hạnh phúc khi được tặng sách, truyện liên quan đến lĩnh vực Văn chương( có lẽ điều mình không thể chối bỏ là đã từng dạy môn Văn). Hoàng Dục là bạn đồng môn, là bạn cùng khoá thời học trung học trường PCT Đà Nẵng. Biết bao người dạy Văn mà cả đời không sáng tác một bài thơ, một truyện ngắn hay viết một bài tiểu luận phê bình, nhưng anh chàng Dục thì thời sinh viên đã làm nhiều thơ, khi dạy học và cả khi đã giã từ phấn trắng bảng đen vẫn miệt mài say sưa viết lách với đủ thể loại, cả thơ, truyện, sách tham khảo theo chương trình SGK, tiểu luận phê bình văn học...được cái duyên là mình hay được bạn ấy tặng sách.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

690. KẾ MÔN-QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

Tháng 7 năm 2021, tôi vừa ấn hành cuốn "Kế Môn-quê hương trong tôi" trong đó có lời giới thiệu của nhà thơ Hồ Sỹ Bình-Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Xin đăng lại lời giới thiệu để cùng đọc.

LỜI GIỚI THIỆU

Kế Môn, quê hương trong tôi là một công trình nghiên cứu mà tác giả Hoàng Dục đã bỏ rất nhiều công sức, thời gian để viết. Đặc biệt là tình cảm đối với nơi nhau rốn của mình của một đời xa quê luôn đau đáu thắc thỏm yêu thương với nguồn cội trở thành nỗi ám ảnh như một món nợ suốt cả đời người cần phải trả. Kế Môn, quê hương trong tôi được viết bằng một tâm thế của một người trở về tìm lại “dấu xưa xe ngựa” giữa bộn bề của bể dâu thế sự một ngôi làng còn lưu giữ truyền thống văn hóa nổi tiếng của đất thần kinh.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

689. PHÓNG NGƯU

PHÓNG NGƯU

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

Đọc bài thơ tưởng như đang trở về núi Quy Sơn chiêm bái Thiền sư Linh Hựu và được nghe sư vấn đáp với đệ tử: Sau khi lão tăng trăm tuổi, đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái viết năm chữ “Quy Sơn Tăng Linh Hựu”. Khi ấy gọi là “Quy Sơn Tăng” hay gọi là “con trâu”? Gọi thế nào mới đúng?. Hay như gặp được Thiền sư Trường Khánh Đại An hay Thạch Củng Huệ Tạng trong Thiền phong mục đồng.

Đọc bài thơ cũng có cảm giác được chiêm ngưỡng Thập mục ngưu đồ, mười bức tranh thiền của Thiền tông. Mười bức tranh là: Tìm trâu, Thấy dấu, Thấy trâu, Được trâu, Chăn trâu, Cưỡi trâu về nhà, Quên trâu còn người, Quên người lẫn trâu, Trở về nguồn cộiThõng tay vào chợ.

Từ những cảm giác hay tưởng như đó, ta giật mình trở về thực tại rồi tự hỏi: Có ta không? Sao cứ phân vân?

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

688. THOÁT THẾ-TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

THOÁT THẾ

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

Con người ai cũng có phật tính. Tại sao con người không đạt đến cảnh giới giác ngộ? Tại sao phật tính trong con người không khai mở? Tại sao con người mãi giam thân trí trong ngục tù luân hồi? Trả lời câu hỏi đầy nhức nhối đó, Tuệ Trung Thượng sĩ bảo: Tam giới mang mang tâm liễu liễu (Ba giới mênh mông lòng sáng tỏ). Nghĩa là muốn thoát đời, con người phải làm sao cho tâm được rỗng rang, vượt thoát tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Còn bị ràng buộc bởi một trong ba giới trên thì chưa thể Muôn việc mắt nhìn có cũng không. Thoát khỏi ba giới mới an trú giữa đời vô thường một cách tự nhiên như nhiên tựa quy luật vũ trụ thường hằng: Phương tây trăng lặn trời hừng đông.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

687. HOÀNG HẠC LÂU - NGUYỄN DU

HOÀNG HẠC LÂU

阮攸

Nguyễn Du


Bài thơ Hoàng hạc lâu được đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) cảm tác khi đi sứ Trung Quốc. Bài thơ in trong tập Bắc hành tạp lục
北行雜錄. Tập thơ gồm 131 bài thơ chữ Hán, sáng tác trong khoảng từ 1813 đến 1814. Bắc hành tạp lục được xem là đỉnh cao thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ Hoàng hạc lâu này thể hiện cảm hứng hoài niệm về thời đại thịnh trị đã lùi sâu vào dĩ vãng, hoài niệm cái đẹp đã mất, qua đó nhà thơ gởi gắm nỗi niềm ưu tư về đất nước, về con người nhưng không thể thổ lộ cùng ai. Nỗi đau này đã từng day dứt nhà thơ trong Độc Tiểu Thanh kí: Không biết ba trăm năm lẻ nữa/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như.

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

686. XUẤT TRẦN

XUẤT TRẦN

慧中上士陳嵩

Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung

Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung (1230-1291) là một tôn thất nhà Trần. Ông đã từng tham chiến chống Nguyên Mông cùng em ruột là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông không xuất gia chỉ nghiêng về tu tập thiền. Thầy của ông là Thiền sư Tiêu Dao đời Lý. Tuệ Trung Thượng sĩ là một thiền sư có tinh thần phá chấp triệt để, có trí tuệ linh mẫn nên đã đạt ngộ. Tác phẩm của ông để lại là bộ Thượng Sĩ Ngữ lục gồm 3 phần. Phần 1 tập hợp những bài giảng cho học trò. Phần 2 là 49 bài thơ thiền với nhiều thể loại. Phần 3 gồm: một bài Thượng sĩ hành trạng của Trần Nhân Tông, tám bài tán của tám thiền sư và bài bạt của Đỗ Khắc Chung.

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

685. YÊN TỬ SƠN AM CƯ

YÊN TỬ SƠN AM CƯ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Những ngày này chỉ biết ngồi trong nhà nhìn ra. Cửa không đóng nhưng phố phương chẳng thấy. Cả Đà Nẵng lo dịch. Cả nước chống dịch. Sự khốn nạn của cuộc sống lộ phơi. Lẽ vô thường không cần giảng rao. Con người đang chiệm nghiệm bằng nỗi đau đồng loại và sự sợ hãi của chính mình. Bỗng nhớ Thiền sư Huyền Quang ở am Yên Tử: Rừng trúc nhiều chim ở,/ Bạn với sư thanh nhàn.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

684. THỬ BẢO KHÁNH TỰ BÍCH GIAN ĐỀ

Chùa Tam Thai, Ngũ Hành Sơn
THỨ BẢO KHÁNH TỰ BÍCH GIAN ĐỀ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Trước cảnh đẹp, cảm xúc mà không nói thành lời, không tìm được tứ thơ thì lòng sầu muộn. Xem ra thi hứng không tự tìm đến. Thi nhân là người biết nuôi dưỡng cái hứng làm thơ. Niềm rung động thơ luôn như sóng vỗ bờ, thơ mới dạt dào tuôn chảy. Hứng cạn thơ khô không do trời đất mà do lòng người vậy.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

683. ĐỀ ĐỘNG HIÊN ĐÀN VIỆT GIẢ SƠN

Động Tàng Chơn, Đà Nẵng
 ĐĐỘNG HIÊN ĐÀN VIỆT GIẢ SƠN

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ cảm tác. Sư Huyền Quang đến thăm Động Hiên thấy một hòn non bộ đẹp nên đề thơ. Đề núi non bộ chỉ là hiển ngôn thơ. Mạch ngầm cảm xúc chính là mừng cho Động Hiên đã tỉnh thức, đã tìm thấy sự thanh thảnh của tâm hồn. Đó là hạnh phúc giữa đời thường bụi bặm mà không phải ai cũng có thể có được nếu không biết buông bỏ.

Nhưng làm sao để buông bỏ? Khó thay!

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

682. TẶNG SĨ ĐỒ TỬ ĐỆ

Thác Dray sap, Đắc Nông

TẶNG SĨ ĐỒ TỬ ĐỆ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ ca ngợi thú ẩn dật tiêu dao. Hai câu đầu mang màu sắc triết lý về thân phận con người, về danh lợi, về sự sống và cái chết. Giàu sang như mây nổi cứ chậm chạp đến, còn đời người như nước hối hả qua mau. Trong sự nghiệt ngã của vũ trụ, của đời sống, sao con em không chọn lựa cho mình một lối sống thích thản. Đó là về sống giữa thiên nhiên, ngày nghe suối róc rách, hưởng gió thông mát mẻ, thưởng thức chén trà tiêu tao ngày tháng.

Bài thơ thể hiện quan niệm của thiền sư và cũng là một người xưa. Người nay nghĩ thế nào? Chọn lối khác hay quay lưng, cùng một lối hay chỉ dung hợp giữa thế giới đa cực và phân cực này.

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

681. QUÁ VẠN KIẾP

 QUÁ VẠN KIẾP

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ sư Huyền Quang cảm tác khi qua địa danh lịch sử Vạn Kiếp. Vạn Kiếp nơi gặp gỡ của “Lục đầu giang” thuộc Chí Linh, Hải Dương đã ghi dấu chiến tích giữ nước của quân dân nhà Trần năm 1285. Nơi đây cũng là chứng tích đại bại thảm hại của 50 vạn quân Nguyên mà hình ảnh Thoát Hoan chui ống đồng giấu mình trốn về nước là một điển hình sinh động.

Qua địa danh lịch sử này, sư Huyền Quang thấy người đất Lạng Sơn hùng mạnh như nước chảy về đông đang lùi về dĩ vãng. Bởi trước sự chảy trôi của thời gian, tất cả chỉ như bóng chớp lóe lên rồi lụi tàn. Có ngậm ngùi ngoái nhìn cũng chỉ thấy non xưa sừng sững và trên không chim nhạn lửng lơ bay.

Cái lẽ sắc không mầu nhiệm thay!

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

680. DƯƠNG LIỄU CHI TỪ KÌ 2

Cảnh Rú Chá, TT-Huế
DƯƠNG LIỄU CHI TỬ KỲ 2

Đào Tấn

陶晉

Bài thơ gói ghém tâm sự của một người li hương. Trong gió xuân, cái lạnh của tiết hàn thực cũng theo về, len lỏi mọi ngóc ngách của thành quách. Gió xuân đồng lõa với cành liễu mềm mại vẫy gọi chim oanh. Gió xuân mang theo sức sống của mùa giúp cành liễu gãy đâm chồi nẩy lộc. Đời sống của thế giới tự nhiên cứ diễn tiến như vốn có từ khi có vũ trụ thoát kiếp hỗn mang. Thế giới tự nhiên có biết đâu đang sống ích kỉ, sống vô cảm với một con người đang cô đơn giữa kiếp xa nhà. Bức tranh được tô vẽ bởi hai gam màu tương phản. Màu xuân lấn lướt tưởng xóa lấp được màu cô đơn, màu nỗi nhớ cố hương, hóa ra càng làm cho màu tâm trạng bung tỏa đớn đau. Cành liễu càng giàu sức sống càng làm héo úa thêm tâm trạng của người tha hương.   

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

679. HỮU SỞ TƯ KỲ 4

Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng
HỮU SƠ TƯ KỲ 4

Đào Tấn

陶晉

Bài thơ có nhiều cách hiểu tùy vào việc xác định nhân vật trữ tình của thơ.  Nếu thơ là sự thác lời, nhân vật trữ tình trong thơ là trữ tình nhập vai thì niềm nhớ là nỗi hoài tiếc thuở xuân sắc của người phụ nữ. Nhìn ở một cấp độ khác, nhân vật trữ tình là cái tôi tác giả thì bầu khí thơ tỏa lan chất lãng mạn bay bổng. Bài thơ là tiếng nói tình yêu thắm thiết. Đó là tình yêu nẩy nở trên nền tảng thấu hiểu và sẻ chia, mong cầu cho người tình hạnh phúc. Hiểu theo hướng này sẽ thấy tâm hồn thi nhân đa tình, lãng mạn nhưng cũng rất thấu suốt lẽ đời và biết lấy tình mà sống với tình.

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

678. HỮU SỞ TƯ KỲ 3

Cầu Rồng, Đà Nẵng
 HỮU SỞ TƯ KỲ 3

Đào Tấn

“Hữu sở tư” có bốn bài. Điểm nhìn trữ tình xuyên suốt là niềm nhớ của người phụ nữ có chồng đi xa. Bài một gởi thác sự đợi chờ. Bài hai khẳng định sự thủy chung. Bài ba này riêng tả nỗi trông ngóng tin chồng. Nhưng có điều lạ, đó là chữ “quân” đầu câu 3. “Quân” (君) có  nghĩa là chàng. Phải chăng đây là sự gài lồng hình tượng, gài lồng điểm nhìn trữ tình trong thơ. Người vợ ngóng chồng nhưng thấy chồng vì nàng mà lo lắng. Người chồng sợ nàng đợi chờ đến úa tàn nhan sắc. Phải chăng yêu chồng là ở đấy? Phải chăng vợ chồng là tri âm của nhau? Không tri âm sao thấu hiểu nỗi lòng người tri âm.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

675. HỮU SỞ TƯ KỲ II

Cầu Trường Tiền-Huế
HỮU SỞ TƯ KỲ 2

Đào Tấn

Thơ xưa vốn cô đọng. Sự cô đọng do thể cách thơ mà ra. Thất ngôn bát cú hàm súc một, tuyệt cú hàm súc hai, ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc gấp đôi. Chữ càng ít tư tưởng thơ càng nén. Bởi vậy cảm thơ xưa không phải dễ dàng. Người đọc phải vượt qua nhiều tường thành. Đầu tiên là tường thành ngôn ngữ, sau đó là bức tường thể loại và cuối cùng là chốt chặn tứ thơ.

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

674. HIỂU CHỮ TÂM THẾ NÀO


Từ lâu rất kính trọng Thầy Tuệ Sỹ. Và cũng từ rất lâu quá mê văn chương của Thầy.  Hôm nay tình cờ đọc được trích đoạn Thầy viết về TÂM. Không thể nào khác hơn, không thể nào chùng chình.
Chỉ một cách duy nhất là xin Thầy được đăng lên cho nóng sốt.

TÂM 

Tuệ Sỹ

Trước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì? Trong tiếng Hán, Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mới suy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suy nghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này như sau:

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

673. HỮU SỞ TỨ-KỲ I

Ghềnh Đá Đĩa, Tuy Hòa
HỮU SỞ TƯ KỲ I

Đào Tấn

Đào Tấn (1845-1907), tên thật là Đào Đăng Tấn. Quê làng Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông làm quan dưới triều Nguyễn, giữ chức Hiệp Biện Đại Học sỹ.

Ông là một nhà biên soạn từ khúc; đặc biệt là nhà viết tuồng cổ nổi tiếng. Ông để lại khoảng 1000 bài thơ, 40 vở tuồng kinh điển, một tập văn “Hý trường tùy bút”. “Hý trường tùy bút” được xem là tập sách lý luận phê bình sân khấu đầu tiên của nước ta.

672. THỊ ĐAO HOÀN CA

Tình cờ ở Phương Hoàng cổ trấn, TQ
THỊ ĐAO HOÀN CA

劉禹 

Lưu Vũ Tích (772-842)

Tình cờ đọc bài của một tác giả trên Safechat, viết về bài thơ THỊ ĐAO HOÀN CA của Lưu Vũ Tích. Tác giả bài viết (xin được không nêu tên) cho rằng các dịch giả trước đây đều chưa hiểu ý tứ bài thơ của nhà thơ thời Trung Đường này. Tác giả khẳng định dịch thơ không phải dễ. Các bản dịch trước đây phần lớn thiếu chất thơ.

Tôi xin không bàn và cũng không nêu bản dịch của tác giả, bởi chưa có sự cho phép, hơn nữa cần trân trọng cái riêng của từng người. Vì vậy, tôi đọc và dịch bài thơ thành hai bản. Tôi chỉ dịch theo cách cảm hiểu của mình và đăng lên để các bạn thưởng thức.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

671. TẢO THU

 TẢO THU

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Một sớm thu. Cảnh mát mẻ. Tạo vật như chan hòa với nhau. Tạo vật hoạt đông như đời sống vốn có của nó, sống tự nhiên, hồn nhiên như bản tánh của vũ trụ. Cảnh chân thật và có hồn, không hề có dấu vết của sự giả tạo, sự phô trương. Bài thơ là một bức tranh sớm thu đẹp và có hồn. Vì vậy, cảnh có sức gọi mời hồn thơ. Con người đắm chìm vào cảnh mà quên bẵng trong nhà hương vừa tắt. Mà có cần gì thắp thêm hương. Sớm thu tự thân đã là hương. Cứ để cho hương màu tự nhiên lan tỏa. Con người chỉ có một việc duy nhất nhưng cần thiết nhất: tôn trọng sự sống của tự nhiên và cùng chung sống hòa bình với chúng.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

670. PHIẾM CHU

PHIẾM CHU

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Hài hòa với thiên nhiên, có cuộc sống nào thú vị hơn. Một đêm thu trăng vằng vặc soi. Giữa quảng sông đêm mênh mông, một chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh. Cảnh đối lập giữa tĩnh và động, giữa rộng lớn với nhỏ nhoi. Cảnh tạo cảm giác rờn rợn dễ gợi nỗi niềm thân phận hữu hạn của con người trong sự vô cùng của vũ trụ. Thế nhưng, cảnh có sắc màu khác giàu sức sống. Bức tranh đêm thu có thêm hình ảnh núi trong nước xanh đang lấp lánh ánh sáng dịu nhẹ của mùa thu. Ở làng chài ven sông, tiếng sáo vút lên ngoài khóm lau. Bóng trăng thu rơi vào lòng sóng lúc mặt sông đầy sương. Cảnh nên thơ và lãng mạn. Cảnh ấy tình này làm sao không có thơ hay. Mà không. Cảnh vì tình mà đến, thơ vì tinh mà sinh. Cái lý của sự sống và của sáng tạo thi ca là vậy chăng?

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

669. ĐỊA LÔ TỨC SỰ

Chùa Phổ Độ, Bảo Lộc
ĐỊA LÔ TỨC SỰ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Tịch mịch. Con người tịch mịch. Cõi thiền tịch mịch. Bài thơ tịch mịch. Câu thơ đầu tạo một cảm giác như vậy. Hóa ra cảm giác bị đánh lừa. Con người trong thơ không thắp thêm hương khi củi đã tàn không phải muốn giam mình trong không gian tịch mịch. Con người đang bận bịu đó thôi. Bận giải đáp mấy chương sách cho các chú sơn đồng. Giải đáp xong, tay ống thổi, tay mo nang, vừa thổi vừa quạt cho lửa lại bùng lên. Nhìn cảnh ấy, xin chớ cười, chớ thương hại ông sư già hậu đậu.

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

668. NHÂN SỰ ĐỀ CỨU LAN TỰ

Chùa Thiên Hưng, Bình Định
NHÂN SỰ ĐỀ CỨU LAN TỰ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Đây có thể xem là bài thơ tự vịnh. Nhà thơ thiền sư tự nhìn lại mình  khi được Đệ nhị Tổ sư dòng thiền Trúc Lâm là Pháp Loa truyền thừa vào năm 1330. Sư Huyền Quang trở thành vị Tổ thứ ba của dòng thiền Việt Nam này. Nhìn lại mình, sư thấy tự thẹn vì đức mỏng, nhận lãnh trách nhiệm nặng nề của thiền phái e khó làm tròn phận sự. Không khéo như sư Hàn, sư Thập ngày xưa đã khiến ông quan Lư Khâu Dận vừa bái lạy xong phải chạy trốn. Chi bằng theo bạn về núi, ngày tháng nhàn tâm giữa điệp trùng núi non.

Phải chăng đức khiêm cung của một bậc đạt nhân, bậc đại giác là đây.

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

667. DIÊN HỰU TỰ

Chùa Thiên Hưng, Bình Định
DIÊN HỰU TỰ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ cảm tác trước vẻ đẹp và sự uy nghiêm của chùa Diên Hựu vào một đêm trăng yên tĩnh và lạnh gia. Đọc thoáng qua, cảm giác đây chỉ là một bài thơ tức cảnh, thuộc thể hứng. Trước không gian nhuốm màu thiền, nhà thơ thoảng nghe tiếng chuông chùa đang tàn. Bầu trời lung linh màu đỏ của là phong trong màu trăng gờn gợn như sóng. Nhìn xuống đáy hồ, hình ảnh những con rồng, cón cú,…đang bay hay uốn lượn trên nóc chùa in bóng xuống mặt hồ tưởng như chúng đang ngủ giữa tấm gương vuông lạnh giá. Hai ngọn tháp như hai bàn tay ngọc đứng song song trong đêm lạnh và thanh vắng.

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

666. MAI HOA

MAI HOA

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư     

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa mai. Trong quan niệm của người xưa, “Tùng-Cúc-Trúc-Mai” là tứ quý, tượng trưng cho bốn đức tính hay cũng là phẩm chất của bậc chính nhân quân tử.  Trúc, tùng và mai chịu được sương giá tuyết lạnh nên gọi là Tuế Hàn Tam Hữu (Ba người bạn trong gió rét). Dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt.  Riêng hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Dẫu thân và cành gầy guộc, cánh hoa mỏng manh, mùi hương dịu dàng, thanh khiết; nhưng sức sống mãnh liệt và kiêu dũng. Nhờ vậy hoa mai bất chấp gió tuyết mùa đông, vẫn bung nở bao cánh hoa vàng vào mùa xuân. Với các nhà Nho, hoa mai là tấm gương về sự hòa hợp giữa chữ Dũng và chữ Nhẫn. Với người đời, hoa mai biểu tượng cho sự hiển vinh, cao thượng.

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

665. CHU TRUNG

CHU TRUNG

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Một buổi chiều muộn, bóng tối mịt mù vây bủa. Triều đang dâng nước khắp bốn bề. Bầu trời và dòng sông không còn lằn ranh nữa. Tất cả hài hòa. Trên nền cảnh ấy, một cánh chim âu trắng bay lẻ loi. Giữa dòng sông, một khách hải hổ đang chèo chiếc thuyền con ngang qua bờ lau lách gió xào xạc. Cảnh tịch mịch tưởng chừng buồn thê thiết. Nhưng không. Cái tịch mịch trong thơ là sự tĩnh lặng của cõi thiền. Chiếc thuyền lặng lẽ trôi. Cánh chim lặng lẽ bay. Trời nước cũng lặng lẽ nối liền. Tất cả tự nhiên như sự sống an nhiên chảy trôi vậy.

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

664. CHƯ TƯỚNG KỲ 3

Đình làng Kế Môn, Thừa Thiên Huế
CHƯ TƯỚNG KỲ 3

杜甫 

Đổ Phủ

Bài thơ được Thi Thánh Đỗ Phủ sáng tác năm 766. Đây là thời kỳ An Lộc Sơn nổi dậy. Nhà Đường suy yếu. Lạc Dương, kinh đô nhà Đường bị thiêu rụi. Đất nước bị chia năm xẻ bảy. Đất Kế Môn ban cho con cháu vua Đế Nghiêu nay ở đâu. Đất ban cho con cháu các quan lớn trong triều cũng vậy. Trong khi các quan lớn trong triều tìm đất lập ấp, xây dinh cơ cho con cháu thì binh sĩ ngoài mặt trận, nơi ải quan thiếu lương thực. Quân lính ngày một suy yếu. Trước thực trạng này, Tướng quốc Vương Tấn đưa ra chính sách cho binh lính cày cấy tự cung tự cấp lương thực là một kế sách hay.

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

663. TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BIẾT TÌM NIỀM VUI RIÊNG

TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BIẾT TÌM NIỀM VUI RIÊNG

Hôm nay, ngày 01-04-2021, kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sỹ, nhớ lời ca ngập tràn ánh sáng của niềm tin, ngập tràn tình yêu cuộc sống của ông. Với Trịnh, không có cuộc sống khổ ải, chỉ có con người không biết tự tìm niềm vui cho mình. Cũng vì thế mà cái nhìn trong nhạc Trịnh là cái nhìn bao dung và yêu sống. Nếu không có cái nhìn thấm đậm triết lý sống ấy thì làm sao có được: Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng (…) Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng/ Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh (Tôi ơi, đừng tuyệt vọng), Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi. (…) Hãy yêu ngày tới/ Dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui (Để gió cuốn đi), Đường nào dìu tôi đi đến cơn say/ Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời/ Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy/ Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi (Bên đời quạnh hiu), Tôi con chim thanh bình/ Mơ được sống hồn nhiên/ Như hoa trên đồng xanh/ Một sớm kia rất hồng (Như chim ưu phiền),…

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

662. NGẬM NGÙI VĂN THÁNH


NGẬM NGÙI VĂN THÁNH

Mỗi lần về quê, ngang qua Văn Thánh, tôi đều dừng chân, hướng vọng giây lát như là một tập tính văn hóa của lòng biết ơn và niềm tự hào. Đó là lòng biết ơn và tự hào về các bậc tiền nhân đã dày công tạo dựng Kế Môn trở thành một làng cổ văn hiến với nghề kim hoàn nổi tiếng khắp Đàng Trong, với truyền thống hiếu học, đã sản sinh những bậc đại khoa, những danh sỹ có tinh thần duy tân đất nước. Như thế, Kế Môn là một không gian văn hóa truyền thống đặc trưng mà đền Văn Thánh là một biểu tượng.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

661. SƠN VŨ

Nhà thờ Tổ Kim hoàn tại làng Kế Môn

SƠN VŨ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Bài thơ như một bức họa một đêm thu chốn núi non. Có làn gió thu khẽ lay động bức rèm. Có tiếng dế rầu rĩ kêu suốt đêm. Đối lập với hoạt động của gió và tiếng dế là sự yên tĩnh. Căn nhà nằm im lìm dưới giàn dây leo xanh biếc. Thiền giả trong ngôi nhà kia, tâm đã tịnh. Bức tranh như vậy tưởng như có sự đối lập giữa tĩnh và động, giữa tạo vật với con người. Kỳ thực không có sự tương phản, đối ngịch nào ở đây cả. Sự sống của tạo vật và con người đang vận hành theo lẽ tự nhiên. Tất cả hài hòa, không bị chia tách bởi hình tướng. Thiền ngộ là vậy chăng?

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

660. AI PHÙ LỖ

Chùa Phú Sơn, Quảng Nam
AI PHÙ LỖ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Những ngày này, những ai thích nhà văn chân chính, những ai muốn thoát ra khỏi đường hầm ẩm tối nhưng được trang trí đủ loại hoa, những ai không muốn vong thân giữa một vườn văn lửa rơm đều nhớ về Nguyễn Huy Thiệp vừa giã từ cõi tạm ngày: 20-03-2021. Thế giới trong trang văn của Nguyễn Huy Thiệp là một thế giới phân cực. Một cực bị xã hội hóa quá rốt ráo nên dung tục, tàn nhẫn và vô đạo. Thế giới khác còn mang màu sắc nguyên sơ nên trong, lành và sáng. Đó là thế giới được gọi tên là rừng, là đồng quê,… Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp vạch một đường sâu, đậm chia tách rõ ràng hai thế giới nghệ thuật đó. Đúng hơn ngòi bút của ông như một con dao giải phẫu tách bạch những mô lành, những tế bào ác trong thân thể của bệnh nhân có tên xã hội Việt đương đại. Rồi đem chúng trưng ra bằng những câu văn sắc, gọn và đầy ám ảnh.

Nghĩ về nhà văn, không hiểu sao lại liên tưởng đến bài thơ AI PHÙ LỖ của Thiền sư Huyền Quang.

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

659. ĐỀ ĐẠM THỦY TỰ

Chùa Chén kiểu (Sa Lon), Sóc Trăng
ĐỀ ĐẠM THỦY TỰ

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Một buổi chiều đẹp. Quanh ngôi đình Đạm Thủy, nội cỏ trải ra xanh nghít. Núi cũng xa xanh dưới ánh chiều của ngày tàn. Tạo vật giàu sức sống và ánh lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Ngôi đình nói lên sự hiện diện của  người, đúng hơn là nghệ thuật kiến trúc đình chùa của người Việt xưa. Dẫu có bàn tay của con người, cảnh quan vẫn có sự hài hòa và tôn vinh lẫn nhau giữa kiến trúc thiên tạo và nhân tạo. Cảnh thanh bình và tĩnh lặng. Trước cảnh đẹp, hồn thiền sư lâng lâng. Nhân đi qua con đường mà nhà vua đa đi để đến am thiền, thiền giả vui vẻ giúp nhà chùa thỉnh chuông công phu và nhặt những cánh hoa tàn rợi rụng trong sân chùa. Cảnh đẹp. Con người trong thơ cũng đẹp, một vẻ đẹp của sự hiểu đạo và sống vui với đạo.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

658. THẠCH THẤT

Chùa VẠN PHƯỚC, làng Kế Môn
THẠCH THẤT

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Bài thơ tái hiện cuộc sống giản dị, thanh bạch của bậc thiền giả. Con người sống thuận theo lẽ tự nhiên, tương giao với vũ trụ. Con người chăm lo tu tập. Vạn vật vận hành theo nhịp điệu của thời gian. Thế nhưng, con người và vạn vật không phải là hai thực thể riêng biệt. Con người với tạo vật giao hòa tưởng không có sự biện biệt giữa hữu hạn và vô cùng. Khi con người dỡ bỏ rào chắn của cái tôi, mở toang tâm hồn bằng trí Bát Nhã thì sẽ “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Kinh Kim Cương). Lúc ấy, cái hữu hạn sẽ gặp cái vô cùng. Đó chính là thời khắc giác ngộ, đạt cảnh giới Phật. 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

657. NGỌ THỤY

Chiếu Quán Đường, Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc.
NGỌ THỤY

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn. Hai câu đầu tái hiện bức tranh sơn thủy hữu tình. Núi và khe suối sạch trong vì được tắm gội bởi cơn mưa rừng. Rừng phong cũng được mát mẽ sau giấc ngủ say. Giữa phong cảnh an bình và trong sáng ấy, nhà thơ cũng vào giấc ngủ trưa với  giấc mơ nhìn lại toàn cõi trần gian đẹp đẽ. Khi tỉnh dậy, cảm xúc thơ dâng trào. Tâm hồn trở nên vô nhiễm, thanh tịnh như nhiên.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

656. TRÚ MIÊN

Cổng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
TRÚ MIÊN

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ toát lên tinh thần tự tại. Con người sống hài hòa với thiên nhiên, không âu lo, không tính toán thiệt hơn. Sống theo nhịp đập của tự nhiên. Không cưỡng cầu, không chấp ngã. Đặc biệt câu khai như mở ra một lớp nghĩa đúng với tinh thần thiền tông. Các thiền sư luôn tâm niệm: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (一日不作一日不食), một thanh quy  của Tu viện Tùng Lâm do Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải đời Đường lập nên. Câu này có nhiều cách hiểu. Có nhà Phật học bảo: Người hành thiền luôn ý thức không ăn cơm của Phật một cách lãng phí. Lại có thức giả bình: Đây là triết lý tự nhiên về hoạt động tích cực trong đời sống của con người. Cũng có người hiểu đạo cắt nghĩa: Người hành thiền tuy không xem trọng những gì thuộc về hình tướng vì biết đó đều là giả tạo, nhưng không phải vì vậy mà trở nên buông thả, dễ dãi đối với mọi sinh hoạt của thân tứ đại này.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

655. XUÂN NHẬT TỨC SỰ

Chùa Hội Phước, Quảng Nam
XUÂN NHẬT TỨC SỰ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Theo nhóm biên soạn Thơ văn Lý Trần, T.II, xuất bản năm 1989, bài thơ này do Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái sáng tác. Gần đây, năm 1984, GS Lê Mạnh Thát cho bài thơ này do Thiền sư Ảo Đường Nhân Trung  (đời Tống) sáng tác. Đến năm 2017. Đoàn Lê Giang trong bài viết “Xuân nhật tức sự”-Hành trình đi tìm tác giả bài thơ, bằng những luận chứng khoa học, đã khẳng định: “Xuân nhật tức sự vốn là bài Xuân nữ oán của Chu Giáng (*) đời Đường được Thiền sư Ảo Đường Trung Nhân đời Tống sửa lại theo kiểu “nghĩ cổ” (mô phỏng người xưa), một cách sáng tác thường thấy của các Thiền sư: mô phỏng bài thơ trước để lồng vào đó ý tưởng Thiền của mình. Việc dùng thơ diễm tình để giác ngộ là một pháp môn thường thấy trong việc giác ngộ Thiền thời Đường, Tống. Trong trường hợp này, Thiền sư Ảo Đường Trung Nhân lấy một bài thơ tình, có tính chất diễm sắc để nói về cái vô thường và cái tâm giác ngộ”.