Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

699. GIANG HỒ TỰ THÍCH II

GIANG HỒ TỰ THÍCH II

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

“Giang hồ tự thích II” tức là “Vui thú giang hồ 2”. Tên bài thơ gợi người đọc cảm hứng thú vui được bay nhảy dọc ngang trong trời đất của chủ thể trữ tình. Đi vào bài thơ, ngôn từ, hình ảnh và giọng điệu càng khắc sâu thêm ý tưởng về cảm hứng ấy. Tuy nhiên, nếu đặt bài thơ trong dòng chảy thiền thi, trong tư tưởng của bậc thiền giả sẽ thấy cảm thức thơ xoay quanh một chữ “vô”. Vì vậy, hai câu kết gợi sự tương đồng giữa Tuệ Trung với Tạ Tam qua câu “Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức”. Tạ Tam (835-908) là thiền sư Huyền Sa Sư Bị (玄沙師備)thời Hậu Đường. Từ nhỏ Tạ Tam thích câu cá. Năm 30 tuổi, bỏ thuyền câu lên núi Phù Dung xuất gia theo hạnh đầu đà. Sau làm đồ đệ của Thiền sư Tuyết Phong và đã khai ngộ.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

698. XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

 

XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

陳仁宗

Trần Nhân Tông

Thoạt đọc bài thơ, tưởng chừng chất tự sự bao trùm tất cả. Cảm giác ấy dậy lên từ tiêu đề bài thơ. “Ngày xuân yết Chiêu Lăng” miêu tả hành động chính yếu đó là “cúng tế” trong một không gian thiêng liêng: Lăng mộ của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Người tế là nhà vua đương triều Trần Nhân Tông, cháu nội của Đức Thái Tổ nhà Trần vào thời gian sinh phát: mùa xuân. Nếu xét về dòng tộc, việc tế lễ ấy cũng chỉ là đạo hiếu vốn có. Nhưng xét về văn hóa dân tộc, đây là tư tưởng nói lên sự hòa hợp giữa người chết và người sống - một tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Việt bao đời. Ở bình diện chủ thể và đối tượng tế, vua biểu trưng cho dân, người dân với lòng biết ở sâu sắc vị anh hùng Trần Thái Tông đã đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất 1285 giữ yên bờ cõi, đem lại thái bình cho dân.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

697. NHÀ VĂN NGA KONSTANTIN G PAUSTOVSKY

Vào trang NHÀ VĂN, thấy bài viết của Ngân Xuyên về nhà văn Nga Konstantin G Paustovsky, một nhà văn tài năng và nhân cách, nên muốn lưu lại để các bạn cùng đọc và suy ngẫm.

VÌ SAO PAUSTOPSKY BỊ "TƯỚC" GIẢI NOBEL?

- Ngân Xuyên - 

(Theo báo Nga ipick.vn)

 Nhà văn Nga Konstantin Paustovsky (1892 – 1968), chứng nhân của ba cuộc chiến tranh và hai cuộc cách mạng, bậc thầy của thể loại phong cảnh văn học và văn xuôi tâm lý, người có biệt danh “Tiến sĩ Paust”.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

696. CẢNH CHIỀU LẠNG CHÂU

LẠNG CHÂU VÃN CẢNH

陳仁宗

Trần Nhân Tông

Bài thơ được cảm tác ở Lạng Châu, tức là Lạng Sơn lúc chiều buông. Cảnh trong thơ mang màu sắc buồn. Tạo vật tưởng chừng nín lặng, đơn lẻ, thiếu sự hòa hợp. Kì thực, tạo vật đang sống thực với phút giây thực tại như sự sống vốn có của chúng trong vũ trụ này. Nhà thơ không cưỡng cầu trói buộc vạn vật tự nhiên vào câu chữ, vào cái nhìn chủ quan của mình. Nhà thơ tôn trọng thế giới tự nhiên. Thi nhân thiền giả hòa mình vào tạo vật cùng sống đời an nhiên tự tại với chúng. Lối sống minh triết của thiền giả là đây chăng?

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

695. CẢNH MÙA XUÂN

 

XUÂN CẢNH

 陳仁宗

Trần Nhân Tông

Xuân cảnh là bài thơ cảm tác trước bức tranh thiên nhiên sinh sắc vào mùa xuân. Tạo vật thiên nhiên đang sống đời của chúng. Trên nền trời xanh, chim đang chậm rãi hót trong khóm hoa dương liễu trỗ dày. Đám mây chiều đang lững lơ bay in bóng xuống thềm nhà có vẽ các bức tranh, tạo nên vẻ huyền ảo lung linh. Ngày xuân, cảnh đẹp, có khách đến thăm vui biết bao nhiêu. Cùng khách bàn chuyện vào thời điểm này sẽ vô duyên biết mấy! Chi bằng cùng bên nhau tựa lan can ngắm màu xanh nhạt nhòa ở chân trời.