Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

627. THƠ CUỒNG TẶNG PHỤC TRAI

Nhà vườn làng Thanh Tiên
    Thơ cuồng tặng Phục Trai

 Nguyễn Lộ Trạch

 Trên con đường truyền bá và vận động thực hiện tư tưởng duy tân, Nguyễn Lộ Trạch đã kết giao với nhiều trí thức trong nước như Vũ Phạm Hàm, Chu Mạnh Trinh,   Nguyễn Thượng Hiền, Trương Gia Mô, Nguyễn Thanh Trai,… Bên cạnh đó, ông còn kết giao với những văn sỹ người Trung Hoa như Chương Bính Lân và văn sỹ họ Trình.

Nhân họ Trình sang thăm nước ta, ông đã gặp gỡ văn sỹ Trung Hoa này rồi cùng nhau đàm đạo. Khi xa nhau, họ Trình viết thư trò chuyện với ông, ông phúc đáp “Thư trả lời người bạn Trung Hoa họ Trình” (Phục Hoa hữu Trình mỗ thư). Kết thư, Nguyễn Lộ Trạch viết: Kèm đây vài hàng thơ cuồng tặng ông, vừa là trình cho Phục Trai, ông xem thế nào.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

626. TRUY ĐIẾU TRÁNG LIỆT BÁ NGUYỄN TRI PHƯƠNG

          

Lăng Gia Long

Sinh thời Nguyễn Lộ Trạch có làm 2 bài thơ truy điếu Danh tướng Nguyễn Tri Phương bằng chữ Hán có nhan đề:

Truy vãn Tráng liệt bá Nguyễn Tướng quốc  (Húy Tri Phương tuẫn tiết Hà Nội)

Nguyễn Tri Phương (1800-1873), tên thật là Nguyễn Văn Chương. Nguyễn Tri Phương là do vua Tự Đức đặt. Ông là người làng Đường Long (Chí Long), huyện  Phong Điền, Thừa Thiên. Ông làm quan từ triều vua Minh Mạng đến triều vua Thiệu Trị. Từng giữ chức Tổng Đốc An Hà và chỉ huy quân đánh Trấn Tây Thành. Đầu đời vua Tự Đức, ông làm Phụ chính đại thần sung kinh lược Nam Kỳ từ năm 1847 đến năm 1858. Khi Pháp đánh Đà Nẵng, ông giữ chức Tổng trấn quân vụ đại thần tại Quảng Nam. Năm 1860, ông giữ chức Thống đốc quân vụ quân thứ Gia Định. Năm 1886, ông được phong Võ hiển điện Đại học sỹ tước Tráng Liệt Bá. Năm 1872, ông ra Bắc làm Khâm mạng Tuyên sát đồng suất đại thần. Pháp tấn công thành Hà Nội, ông bị thương và bị Pháp bắt. Ông cương quyết nhịn đói chịu đau mà chết vào ngày 20-12-1873.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

625. TẢN MẠN KHI DỊCH "NAM QUỐC SƠN HÀ"

  

Lăng Gia Long, Huế

Sau khi đăng bài “CHUYỆN MỘT BÀI THƠ DỊCH”, entry 605, vẫn cảm giác như thiếu một cái gì. Cứ băn khoăn mãi. Cho đến lúc tâm trí vang lên câu hỏi: Sao không dịch lại bài thơ “Thần”? Ban đầu có chút phân vân. Đã có nhiều người dịch rồi. Đã có hai bài dịch thơ của các tác giả tên tuổi và đã đưa vào sách giáo khoa. Những bản dịch ấy đã thực sự sống cùng năm tháng, sống cùng với biết bao thế hệ học sinh. Có nên xem vườn có chủ là vườn hoang mà đem gậy ra múa không! 

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

624. KHÔNG ĐỔI HÌNH TÓC RÂU

 

Chùa Thiện Khánh, làng Bác Vọng
KHÔNG ĐỔI HÌNH TÓC RÂU (*)

          Chuyện kể rằng, ông Nguyễn Bá Dương, người làng Nguyễn Xá, huyện Thần Khê là một học trò nghèo. Thuở lên Kinh Đô trọ học, ông thích rượu và thường uống rượu chịu của bà hàng ở Kẻ Mơ, tức làng Hoàng Mai, gần Hà Nội. Tiền nợ lên đến chín trăm đồng. Bà hàng đón đường ông đòi nợ. Một người con gái Kẻ Mơ trông thấy liền lấy tiền lưng trả thay ông. Ông tạ ơn, nhưng cô gái đi thẳng không ngoảnh mặt lại. Ông chỉ biết hỏi người đàn bà bán rượu về cô gái, rồi ghi vào lòng.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

623. MỘT CÂU CHUYỆN LẠ

         

Ảnh sưu tầm

          MỘT CÂU CHUYỆN LẠ

Mùa Vu Lan. Lan man nghĩ về Mẹ. Rồi bâng khuâng cùng với tiếng lòng Đỗ Trung Quân:

Mẹ ta trả nhớ về không

Trả trăm năm lại bụi hồng rồi đi

                   (Mẹ ta trả nhớ về không)