Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

622. CÙNG THANH TỊNH LÊNH ĐÊNH ĐẦM PHÁ (TT)

Tiếp theo    

Một góc đầm phá
 Giọng hò của cô gái ra chiều quyến luyến và ý vị. Đêm đã sang canh tư. Vùng trời đầm phá trông rất bảng lảng.  Điệu hò câu hát cứ nối tiếp nhau mà buông bắt. Điệu hò câu hát như quyện bện vào nhau rất tình tứ, có lúc điệu trầm có lúc điệu cao trong như tiếng suối vẳng rừng khuya. Qua làng Thế Chí. Qua làng Kế Môn. Dòng phá từ đây thu hẹp dần hòa vào dòng sông Ô Lâu. Bỗng thuyền trước quay mũi hướng về Kim Long. Đạt cũng vội vã cho thuyền xuôi về Đại Lược. Từ thuyền trước, một câu hò chia biệt vẳng lên:

621. CÙNG THANH TỊNH LÊNH ĐÊNH ĐẦM PHÁ

       

Một sớm ở phá Cầu Hai
 Nhớ Thanh Tịnh (1911-1988) là nhớ những bài thơ Mòn mỏi, Rồi một hôm, Tơ trời với tơ lòng,.. trong tập thơ HẬN CHIẾN TRƯỜNG (1937) và tập truyện ngắn QUÊ MẸ (1941) của ông. Làm sao không nhớ, khi nhà văn đã cho người đọc cái nao nao đầu đời “Tôi đi học”. Khổng thể nào quên vì ông đã cho ta sống êm đềm giữa làng quê thanh bình-làng Mỹ Lý. Thực ra, làng Mỹ Lý là không gian nghệ thuật không hoàn toàn yên ả trong truyện ngắn của nhà văn. Không gian ấy là không gian nghịch đối. Bên cạnh dòng sông, cánh đồng, con đò, bến nước,… còn có cái ga xép. Những sự vật hiện tượng ấy là không gian lồng trong không gian mang tính biểu tượng sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại, giữa ngưng đọng và dịch chuyển, giữa xưa và nay,… qua đó làm bật lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người chân quê nơi chốn quê miền Trung nước Việt.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

620. THU HỨNG BÁT THỦ

Cầu Trường Tiến, Huế
   NỖI NHỚ MÙA THU THỨ 8

    Nguyễn Lộ Trạch 

   Bài thơ này in đậm nét hình tượng nhận vật trữ tình. Thơ gợi lên hình ảnh nhà thơ luôn riêng mang tấc lòng yêu nước thiết tha. Dù những bản điều trần không được vua chú ý, ông vẫn như ngựa Hồ, chim Việt, luôn nhớ đến quê hương. Dẫu muốn tìm đến với suối mây vắng lặng để ẩn cư nhưng lòng vẫn không yên. Tâm hồn nhà thơ cũng hiu hiu lạnh như mặt sông mưa lạnh giăng đầy.

619. THU HOÀI BÁT THỦ

           

Nhà thờ Nhì Tây, Thanh Hương
   NỖI NHỚ MÙA THU THỨ 7

     Nguyễn Lộ Trạch

  Bài thơ này là niềm cảm khái của nhà thơ. Cha ông xưa đã để lại nhưng công nghiệp lớn, những chiến tích lẫy lừng. Trận Vạn Kiếp kiếm sắc sáng lòa. Thế nhưng ngày nay, trước họa ngoại xâm, người ta vẫn lặng im trước cột đồng Mã Viện, nỗi đau dân tộc. Người ta chẳng ai còn giữ được phong cách thanh cao. Họ ngụp lặng trong những thú vui phù phiếm. Riêng chỉ có ông già Đỗ Lăng, cũng chính là nhà thơ đang đau buồn mà thôi.