Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

530. XUẤT KHẨU THÓI XẤU-NỖI NHỤC KHÓ PHAI

Xuất khẩu thói xấu – nỗi nhục khó phai!
Tống Thiên
Vẫn chưa thể xác định được danh tính người nhận hối lộ  80 triệu yen tại dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1 Hà Nội Ảnh: TUẤN NGUYỄNQuảng bá, xuất khẩu ra toàn cầu thói hư, tật xấu, lợi nhuận mang về cho đất nước ngàn năm văn hiến sẽ là nỗi nhục khó phai và sự khỉnh rẻ, kỳ thị của bạn bè quốc tế.
Câu chuyện một cô gái tự xưng là du học sinh Nhật Bản ở Việt Nam 4 năm “kể xấu” người Việt bằng bức tâm thư đang gây xôn xao dư luận. Theo tôi, chuyện này không có gì mới.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

529. NHỮNG TẤM PANO SỈ NHỤC



Ở Hồng Kông
     Định không viết bài về những tấm Pano không vui này, nhưng không thể. Chúng nó như những bản mặt cơng cơng cười nhạo những người làm chủ thứ ngôn ngữ ghi trên mặt chúng. Chúng nó như những cái gai nhọn và sắc đâm vào đạo lí, văn hóa của người Việt. Đúng hơn, với những ai còn biết tự trọng và có tình tự dân tộc. Cũng có thể chỉ những người nhạy cảm mới cúi mặt khổ đau trước những tấm pano này. Còn những ai vô cảm thì không.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

528. MÀU CỦA NGÀY HẠNH PHÚC



Ốc sên cõng bọ ngựa qua vũng nước
    Hôm qua, trong lúc đi bộ thể dục buổi sáng, bà xã bỗng hỏi: Báo đăng Việt Nam tổ chức Ngày hạnh phúc, ngày 20 tháng 3 năm 2014. Anh có biết không? Mình ngớ ra vì dạo này ít để mắt đến báo giấy, báo mạng nên thú thật với bà xã là chẳng biết gì. Bà xã cũng trớt hướt, em cũng không biết, chỉ thấy báo chí đề cập thế thôi.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

527. CHUYỆN KHÓ HÌNH DUNG



Cô giáo Tòng Thị Minh với học sinh
     Trong đời, nhiều sự việc tưởng khó xẩy ra lại xẩy ra, nhiều chuyện tưởng là chuyện của “những người thích đùa”, nhưng chẳng đùa tí nào cả. Đó là cảm giác của mình khi đọc báo Tuổi Trẻ, ngày 17-3-2014, với bài: “Chui vào túi nilong để… qua suối” của Lê Đức Dục và Đà Trang và bài: “Cô giáo chui túi nilong qua suối: Giám đốc Sở GD-ĐT nói gì” đăng trên Soha.vn.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

526. THÊM VỊ NGẬM NGÙI


Núi Phú Sĩ
      Có chút việc nên sang trường trung học Hoàng Hoa Thám. Gặp anh bạn cũ, không ngờ anh vừa mới ở Nhật về. Bắt tay chào hỏi, chúc mừng anh vừa trải nghiệm được “một sàng khôn” ở xứ sở con của Thái Dương Thần Nữ.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

525. CÂU LẠC BỘ TRẺ VÀ TÔI



    Đã từ lâu tôi cố tập buông xả như các bậc thiền giả. Xuôi ngược giữa dòng đời, có những khoảnh khắc tôi để tâm hồn mình rỗng rang, cứ mở tất cả các phên dậu cho ngôi nhà tâm hồn trống rỗng mặc gió đi về. Nhưng dù cố đến mấy, tôi vẫn bị níu lòng từ nhiều phía, trí nghĩ tôi có lúc giăng mắc suy tư. Chẳng hạn, tối nay, 9 tháng 3, đi dự cuộc gặp mặt đầu năm và sơ kết hoạt động 6 tháng lần thứ III của Câu lạc bộ TRẺ làng Kế Môn tại Đà Nẵng về, niềm vui cứ mơn man tâm hồn tôi, nhưng nhoi nhói đâu đó sau niềm vui ấy là chút bận lòng.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

524. MỠ VÀ NẠC



       Vẫn buổi sáng Chủ nhật bên bờ hồ Thạc Gián. Vẫn những ông giáo không còn ngồi sau trang giáo án đang mở mà trước li cà phê lắm màu. Vẫn những chuyện đủ đề tài nhưng bao giờ cũng quay về với giáo dục. Đúng là dù có “bỏ trường mà đi” thì tâm tư vẫn mãi đi về trên nẻo đường “ngày xưa Hoàng thị”. Chuyện giáo dục nổi cộm nhất, nổ như vang hơn bỏng ngô, làm sóng sánh những li cà phê là chuyện đổi mới thi cử của Bộ Giáo-Đào.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

523. NHẦM


  Đọc tập truyện CON VOI của nhà văn Ba Lan Slawomir Mrozek do Lê Bá Thự dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, ấn hành năm 2013, càng cảm thấy cái bi hài của một xã hội chạy theo hình thức, con người hám danh, sống giả hình. Một xã hội càng vênh váo đề cao các giá trị cuả mình chừng nào thì càng trống rỗng chừng đó, sự chân thật càng mất hút nhường chỗ chỗ sự giả dối lên ngôi.
      Mình trích đăng ở đây truyện NHẦM (*) để các bạn cùng cười và suy ngẫm.