Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

603. NÓI LÁO MÀ VUI

Vooc chà vá chân nâu Sơn Trà
Hôm nay, ngày 1 tháng Tư năm 2018, ngày “Cá tháng Tư” và cũng là ngày mất của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, tự dưng muốn viết một cái gì đó tếu táo về “cặp đôi” này cho đời một chút tươi.
Gọi “Ngày nói láo” với húy nhật Trịnh Công Sơn là một cặp đôi cũng chỉ là cách ghép đôi cho vui vậy thôi, bởi nó chông chênh lắm. Thế nhưng, nghĩ cho cùng cả hai như có điểm gặp gỡ, có chút giao hòa bên trong với nhau.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

602. HẠNH NGỘ


Một buổi sáng tháng ba, một buổi sáng tưởng bình thường như mọi ngày, hóa ra không bình thường, bởi có sự ghé thăm của một học trò xưa, nay là một Ni sư.  
 Một thoáng ngạc nhiên, một chút băn khoăn, một sác-na vui mừng hạnh ngộ. Xưng hô thế nào đây? Thôi thì, trong không gian đời thường, cứ thầy thầy trò trò như ngày xưa và ngày sau cũng vậy. Còn nếu ở không gian Thiền học thì Ni sư và đệ tử cho đúng với lẽ đạo. Vậy nhé.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

601. LẨN THẨN CÙNG CHÚ TẮC KÈ


Chiều 6-3-2018, lên núi.
Suốt chặng đường lên cao cao mãi, căng mắt tìm chẳng thấy bóng dáng quen thuộc của Nữ hoàng linh trưởng. Có cái gì đó trống vắng. Chợt bên đường, một chú tắc kè nhỏ xíu lấp ló sau lá xanh. Chú đổi màu trông rất lạ mắt. Khi đỏ, khi cam, lúc đậm , lúc nhạt,… Đẹp. Làm một tấm chơi.  
Nhìn hình ảnh chú tắc kè, vui nhưng lại đâm ra lẩn thẩn. Chú đổi màu thì tuyệt đẹp, còn con người đổi màu thì xấu thậm. Chú đổi màu có tính chất tự nhiên. Con người đổi màu mang ý nghĩa xã hội bị chi phối bởi “doublethink” như những nhân vật con vật có tính ẩn dụ trong “Animal farm” của George Orwell. Con người đổi màu nên làm đảo lộn mọi giá trị, mọi chuẩn mực đạo lí. Những gì đang diễn ra trong xã hội này là hệ quả của “doublethink”!
8-3-2018