Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

678. HỮU SỞ TƯ KỲ 3

Cầu Rồng, Đà Nẵng
 HỮU SỞ TƯ KỲ 3

Đào Tấn

“Hữu sở tư” có bốn bài. Điểm nhìn trữ tình xuyên suốt là niềm nhớ của người phụ nữ có chồng đi xa. Bài một gởi thác sự đợi chờ. Bài hai khẳng định sự thủy chung. Bài ba này riêng tả nỗi trông ngóng tin chồng. Nhưng có điều lạ, đó là chữ “quân” đầu câu 3. “Quân” (君) có  nghĩa là chàng. Phải chăng đây là sự gài lồng hình tượng, gài lồng điểm nhìn trữ tình trong thơ. Người vợ ngóng chồng nhưng thấy chồng vì nàng mà lo lắng. Người chồng sợ nàng đợi chờ đến úa tàn nhan sắc. Phải chăng yêu chồng là ở đấy? Phải chăng vợ chồng là tri âm của nhau? Không tri âm sao thấu hiểu nỗi lòng người tri âm.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

675. HỮU SỞ TƯ KỲ II

Cầu Trường Tiền-Huế
HỮU SỞ TƯ KỲ 2

Đào Tấn

Thơ xưa vốn cô đọng. Sự cô đọng do thể cách thơ mà ra. Thất ngôn bát cú hàm súc một, tuyệt cú hàm súc hai, ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc gấp đôi. Chữ càng ít tư tưởng thơ càng nén. Bởi vậy cảm thơ xưa không phải dễ dàng. Người đọc phải vượt qua nhiều tường thành. Đầu tiên là tường thành ngôn ngữ, sau đó là bức tường thể loại và cuối cùng là chốt chặn tứ thơ.

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

674. HIỂU CHỮ TÂM THẾ NÀO


Từ lâu rất kính trọng Thầy Tuệ Sỹ. Và cũng từ rất lâu quá mê văn chương của Thầy.  Hôm nay tình cờ đọc được trích đoạn Thầy viết về TÂM. Không thể nào khác hơn, không thể nào chùng chình.
Chỉ một cách duy nhất là xin Thầy được đăng lên cho nóng sốt.

TÂM 

Tuệ Sỹ

Trước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì? Trong tiếng Hán, Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mới suy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suy nghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này như sau:

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

673. HỮU SỞ TỨ-KỲ I

Ghềnh Đá Đĩa, Tuy Hòa
HỮU SỞ TƯ KỲ I

Đào Tấn

Đào Tấn (1845-1907), tên thật là Đào Đăng Tấn. Quê làng Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông làm quan dưới triều Nguyễn, giữ chức Hiệp Biện Đại Học sỹ.

Ông là một nhà biên soạn từ khúc; đặc biệt là nhà viết tuồng cổ nổi tiếng. Ông để lại khoảng 1000 bài thơ, 40 vở tuồng kinh điển, một tập văn “Hý trường tùy bút”. “Hý trường tùy bút” được xem là tập sách lý luận phê bình sân khấu đầu tiên của nước ta.

672. THỊ ĐAO HOÀN CA

Tình cờ ở Phương Hoàng cổ trấn, TQ
THỊ ĐAO HOÀN CA

劉禹 

Lưu Vũ Tích (772-842)

Tình cờ đọc bài của một tác giả trên Safechat, viết về bài thơ THỊ ĐAO HOÀN CA của Lưu Vũ Tích. Tác giả bài viết (xin được không nêu tên) cho rằng các dịch giả trước đây đều chưa hiểu ý tứ bài thơ của nhà thơ thời Trung Đường này. Tác giả khẳng định dịch thơ không phải dễ. Các bản dịch trước đây phần lớn thiếu chất thơ.

Tôi xin không bàn và cũng không nêu bản dịch của tác giả, bởi chưa có sự cho phép, hơn nữa cần trân trọng cái riêng của từng người. Vì vậy, tôi đọc và dịch bài thơ thành hai bản. Tôi chỉ dịch theo cách cảm hiểu của mình và đăng lên để các bạn thưởng thức.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

671. TẢO THU

 TẢO THU

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Một sớm thu. Cảnh mát mẻ. Tạo vật như chan hòa với nhau. Tạo vật hoạt đông như đời sống vốn có của nó, sống tự nhiên, hồn nhiên như bản tánh của vũ trụ. Cảnh chân thật và có hồn, không hề có dấu vết của sự giả tạo, sự phô trương. Bài thơ là một bức tranh sớm thu đẹp và có hồn. Vì vậy, cảnh có sức gọi mời hồn thơ. Con người đắm chìm vào cảnh mà quên bẵng trong nhà hương vừa tắt. Mà có cần gì thắp thêm hương. Sớm thu tự thân đã là hương. Cứ để cho hương màu tự nhiên lan tỏa. Con người chỉ có một việc duy nhất nhưng cần thiết nhất: tôn trọng sự sống của tự nhiên và cùng chung sống hòa bình với chúng.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

670. PHIẾM CHU

PHIẾM CHU

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Hài hòa với thiên nhiên, có cuộc sống nào thú vị hơn. Một đêm thu trăng vằng vặc soi. Giữa quảng sông đêm mênh mông, một chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh. Cảnh đối lập giữa tĩnh và động, giữa rộng lớn với nhỏ nhoi. Cảnh tạo cảm giác rờn rợn dễ gợi nỗi niềm thân phận hữu hạn của con người trong sự vô cùng của vũ trụ. Thế nhưng, cảnh có sắc màu khác giàu sức sống. Bức tranh đêm thu có thêm hình ảnh núi trong nước xanh đang lấp lánh ánh sáng dịu nhẹ của mùa thu. Ở làng chài ven sông, tiếng sáo vút lên ngoài khóm lau. Bóng trăng thu rơi vào lòng sóng lúc mặt sông đầy sương. Cảnh nên thơ và lãng mạn. Cảnh ấy tình này làm sao không có thơ hay. Mà không. Cảnh vì tình mà đến, thơ vì tinh mà sinh. Cái lý của sự sống và của sáng tạo thi ca là vậy chăng?