Cầu Trường Tiền-Huế |
Đào Tấn
Thơ xưa vốn cô đọng. Sự cô đọng do thể cách thơ mà ra. Thất ngôn bát cú hàm súc một, tuyệt cú hàm súc hai, ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc gấp đôi. Chữ càng ít tư tưởng thơ càng nén. Bởi vậy cảm thơ xưa không phải dễ dàng. Người đọc phải vượt qua nhiều tường thành. Đầu tiên là tường thành ngôn ngữ, sau đó là bức tường thể loại và cuối cùng là chốt chặn tứ thơ.
Đọc ngũ ngôn tứ
tuyệt của Đào Tấn cũng vậy. Người đọc phải vượt qua những trở lực nêu trên mới
cảm được nỗi niềm tác giả nén trong thơ. Ở “Hữu sở tư kỳ 1”, nhà thơ nói hộ nỗi
niềm cô đơn, nhớ thương chồng của người vợ. Còn ở bài thơ này, hình như là lời
tâm tình của chính nhà thơ. Hai câu đầu tái hiện không gian cách ngăn. Hai câu
sau là niềm nhớ sông Hương hay nhớ kinh đô Huế. Hai câu đầu là nguyên nhân nỗi
nhớ. Hai câu sau là nỗi nhớ được biểu hiện kín đáo.
Vậy chủ đề tư tưởng
bài thơ là gì? Nỗi nhớ sông Hương chăng? Hay là tình yêu cái đẹp của tạo vật quê
hương? Hay có một chủ đề khác?
Cánh cửa vào
ngôi đền thơ luật khó mở làm sao!
Nguyên tác:
Phiên âm:
HỮU SỞ TƯ KỲ 2
Dục
thiệp bất đắc khứ,
Mang
mang túc yên vụ.
Hương
giang đa phương thảo,
Hà
tầm thái hành đỗ.
Dịch nghĩa:
NIỀM NHỚ 2
Muốn đến nhưng
không đến được,
Bởi khói mù dày
đặc.
Sông Hương lắm cỏ
thơm,
Lòng nào lại đi
tìm cỏ lạ.
Dịch thơ:
NIỀM NHỚ 2
Muốn
đến mà chẳng được,
Mênh
mang khói mù đặc.
Sông
Hương nhiều cỏ thơm,
Sao
lại tìm nơi khác.
Hoàng Dục dịch
5-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét