Ghềnh Đá Đĩa, Tuy Hòa
HỮU SỞ TƯ
KỲ I
Đào Tấn
Đào Tấn
(1845-1907), tên thật là Đào Đăng Tấn. Quê làng Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định. Ông làm quan dưới triều Nguyễn, giữ chức Hiệp Biện Đại Học sỹ.
Ông là
một nhà biên soạn từ khúc; đặc biệt là nhà viết tuồng cổ nổi tiếng. Ông để lại
khoảng 1000 bài thơ, 40 vở tuồng kinh điển, một tập văn “Hý trường tùy bút”.
“Hý trường tùy bút” được xem là tập sách lý luận phê bình sân khấu đầu tiên của
nước ta.
Ông là Tổ
ngành Hát Bội và là một Danh Nhân Văn hóa Việt Nam.
Bài thơ “Niềm nhớ”, nói lên tình cảm của một người
vợ mòn mỏi đợi chờ chồng. Nàng cũng như người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn: Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió/ Hỏi ngày về chỉ độ đào
bông/ Nay đào đã cuốn gió đông/ Phù dung đã nở bên sông bơ sờ. Bao mùa hoa
nở, bao mùa nhan sắc tàn phai như phù dung sớm nở tối tàn. Vậy mà hạnh phúc vẫn
chưa về. Chỉ có nỗi nhớ đong đầy. Chỉ một mùa thu chia ly và một dòng sông ly
biệt, sao như cách xa vời vợi tận phương trời vô định nào đó. Bài thơ đã thể
hiện trọn vẹn nỗi lòng của người vợ thủy chung trong cảnh huống cô đơn.
Nguyên
tác:
有所思其一
思與君別來,
幾見芙蓉花。
盈盈隔秋水,
若在天一涯。
Phiên âm:
HỮU SỞ TƯ KỲ NHẤT
Tư dữ quân biệt lai,
Kỷ kiến phù dung hoa.
Doanh doanh cách thu thủy,
Nhược tại thiên nhất nhai.
Dịch nghĩa:
CÓ NIỀM NHỚ
Từ lúc cùng
chàng chia tay,
Đã bao lần nhìn
hoa phù dung nở.
Chỉ cách một
dòng nước mùa thu,
Mà như ở tận góc
trời nào.
Dịch thơ:
NIỀM NHỚ
Chàng đi xa chưa về,
Bao mùa phù dung nở
Dòng nước thu cách
trở,
Phương trời nào chia
ly.
Hoàng Dục
dịch
Đà Nẵng, 14-05-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét