Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

721. BÀI CA TÂM VÀ PHẬT

PHẬT TÂM CA

慧中上士,

Tuệ Trung Thượng sĩ 

Phật tâm ca là chùm thơ của Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung. Bài dưới đây là bài 1.  Bài thơ bàn về tâm và Phật. Và cho rằng cả hai không phân biệt. Cả hai cùng diệt cùng sinh. Phân biệt tâm Phật là do nhị kiến, do ngã chấp. Do đó, vứt bỏ cái tính thấy, tính nghe, sự suy nghiệm lí trí; để tâm rỗng rang thì đạt đến chỗ diệu ngộ. Lúc ấy tâm là Phật, Phật cũng là tâm. Nếu còn phân vân, cứ hỏi Phật tương lai là Phật Di Lặc. Nhưng e rằng Phật Di Lặc cũng chỉ mỉm cười thôi.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

720. BÙI GIÁNG, MỘT BÀI THƠ LẠC VẦN

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn về Thi sĩ kì dị Bùi Giáng. Bài viết trích dẫn nhiều nhận định thuận chiều có, trái chiều có của các nhà nghiên cứu phê bình văn học tên tuổi về thơ của Trung niên thi sĩ Báng Giùi. Qua đó, Nguyễn Đình Toàn nêu ý riêng của mình: "Bùi Giáng, một bài thơ lạc vận". Đây là một nhận định vô cùng thú vị. Ai bảo lạc vận là dở. Thơ lạc vận có khi là tuyệt tác. Bởi đó là lạc vận thiên tài. Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là một minh chứng hùng hồn.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

719. THỊ TỊCH

THỊ TỊCH

Pháp Loa thiền sư

Thiền sư Pháp Loa (1284-1330) tục danh là Đồng Kiên Cương. Ngài sinh ra ở làng Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay là tỉnh Hải Dương). Từ nhỏ ngài vốn thông minh và yêu thích Phật pháp. Năm ngài 21 tuổi, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã thọ giới sa di và đặt pháp hiệu Thiện Lai cho ngài. Năm sau, ngài lại được Trần Nhân Tông thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát; đồng thời ban phap danh là Pháp Loa. Năm 1308, trụ trì chùa Báo Ân ở Siêu Loại. Cũng chính năm này, ngài được ban áo pháp chính thức trở thành Đệ nhị Tổ chân truyền của Thiền phái Trúc Lâm ở tuổi 23.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

718. KÍ ỨC BỊ ĐÁNH THỨC


KÍ ỨC BỊ ĐÁNH THỨC

Những ngày của tháng 11, đồng nghiệp, bằng hữu và học trò cũ lại tưới tẩm niềm vui của mình bằng những lời chúc tụng, bằng những cánh hoa rạng rỡ và bằng cả những cái bắt tay đi đôi với nụ cười thân tình. Lòng rộn vui thêm trên nền ngày tháng bằng lặng trôi qua. Vậy mà, như có cái gì đó lấn cấn, có điều gì đó cản trở dòng chảy của sự hân hoan, tâm hồn bị chùng xuống, trí não lại lăn tăn lục vấn vùng kí ức đã đóng gói nằm yên trong ngăn kéo quá vãng. Cái nghiệp dạy học lại phá vỏ sự phong bế trồi ra thở dài.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

717. THIỀN SƯ BẢO GIÁM

CẢM HOÀI I

(Thiền sư Bảo Giám)

Thiền sư Bảo Giám họ Kiều, tên Phù, người làng Trung Thụy, chưa rõ năm sinh. Thuở nhỏ học đạo Nho, bản tính trung hậu, tín nghĩa và điềm đạm. Thi đỗ và làm quan dưới thời vua Lý Anh Tông (1137-1175). Năm 30 tuổi xin thôi việc, tìm đến chủa Bảo Phúc, hương Đa Vân (Hòa Bình) xin xuất gia, thuộc thế hệ thứ 9 dòng thiền Quan Bích (Vô Ngôn Thông). Sư viên tịch ngày 7 tháng 5 năm Quý Tỵ (18-06-1173). Sư để lại bài thơ CẢM HOÀI gồm 2 kì. Bài dưới đây là kì 1.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

716. CHUYẾT CÔNG HÒA THƯỢNG

CHUYẾT CÔNG HÒA THƯỢNG  

Theo Chuyết Công ngữ lục, Hòa thượng Chuyết Công (1590-1644), ngài họ Lý, húy là Viên Văn, hiệu là Chuyết Chuyết, người Tiệm Sơn, Hải Trừng, Thanh Chương, Mân Điền (Trung Quốc). Ngài thuộc dòng Lâm Tế, pháp hệ thứ 34.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

715. ĐI XA ĐỂ NGHĨ LẠI GẦN

Đây là nhan đề bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc. Bài viết thể hiện cái nhìn văn hóa dân tộc Việt từ xa, từ đất nước Lào của nhà văn. Bằng cái nhìn so sánh, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, tác giả đã cho người đọc thấy được những gì cần thấy. Chính vì vậy, mình xin phép nhà văn được đăng lại trên trang này.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

714. MÊ NGỘ KHÔNG KHÁC

MÊ NGỘ KHÔNG KHÁC

Chuyện kể rằng:

Một lần, Thượng Sĩ vào cung thăm thái hậu. Bà mở tiệc thịnh soạn chiêu đãi. Ông gắp thịt ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu thể thành Phật”. Chỉ vì một lúc ăn thịt mà không thể thành Phật thì con bò đã thành Phật từ lâu. Bò là bò mà Phật là Phật. Dẫu bò cũng có tánh Phật.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

713. CHUYỆN BÀI THƠ: TA VỀ

 

Lên Facebook một người bạn-Phạm Ngọc Cảnh Nam, đọc được bài của tác giả Hồ Thị Ngọc Trang "Quên sao được mà quên". Bài viết kể chuyện gặp gỡ với nhà thơ Tô Thùy Yên, được nghe nhà thơ đọc bài thơ "TA VỀ". Bài viết là một tư liệu về Tô Thùy Yên và thi phẩm Ta về. Xin mạn phép trích đăng làm tư liệu.

THƯ NHÀ 23

QUÊN SAO ĐƯỢC MÀ QUÊN

Hồ Thị Ngọc Trang

Lần đầu tiên anh Tô Thùy Yên đọc bài thơ TA VỀ trước cử tọa mấy chục người là ở nhà của chúng tôi trong một buổi họp mặt, thật ra bữa ăn giỗ. Đó những năm gần cuối thập niên 80 và anh Yên mới từ nhiều trại “cải tạo” trong Nam ngoài Bắc trở về. Ngoài người lớn trong gia đình như anh Chánh, anh Cường và chị Nhung, vợ chồng tôi cùng các bạn như anh Đoàn Tường, anh Tâm, Anh Yên và chị Bích, còn có thêm một đám thiếu niên là các con cháu trong nhà. Chừng ấy người, già trẻ lớn bé, lắng nghe bài thơ dài 124 dòng được đọc liên tục bằng giọng miền Nam hào sảng và chậm rãi của tác giả.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

712. ĐỌC THƠ TUỆ SĨ

 

       Tuệ Sỹ, một bậc chân tu, một nhà thơ, một con người uyên áo thâm sâu bậc nhất trong tăng giới. Ông luôn là niềm kính trọng và cảm phục của mình. Với mình ông là tâm thức Việt thâm trầm. Vì vậy khi đọc bài viết của Đặng Tiến, không thể khác hơn. Xúc động và trân trọng nên xin đăng vào trang này.

             TUỆ SĨ, ĐIỆP KHÚC DƯƠNG TRẦN

Đặng Tiến

      Tuệ Sĩ là bậc danh sĩ cao tăng, đã trọng nhiệm nhiều chức vụ trong hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam. Trong và ngoài nước nhiều người biết danh và ái mộ, qua những trầm luân mà ông chịu đựng non nửa thế kỷ, chúng tôi không nhắc lại nơi đây, vì ai muốn truy tìm thì rất dễ.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

711. QUỐC TẾ CÔNG NHẬN CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Lên facebook của Võ Hữu Nhậm gặp bài viết về chữ Việt Nam được Quốc tế công nhận rất bổ ích. Mạn phép xin tác giả được đăng ở đây.

CHỮ QUỐC NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT NGÀY NAY ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MỘT TRONG 23 NGÔN NGỮ CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Bùi Quang Trị

 Đó là điều mà hàng trăm dân tộc khác có nằm mơ cũng chưa thấy (kể cả người Thái Lan). Nên nhớ trước đây người Nhật đã có ý định latinh hóa tiếng Nhật nhưng đã sớm từ bỏ ý định này và  nhất là ông Mao Trạch Đông đã thất bại thảm hại với tư tưởng bành trướng chữ Hán và tiếng Hán của mình bằng các ký âm latinh.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

710. NHỮNG VẾT THƯƠNG RÁCH NÁT

Đây là bài viết của Lưu Trọng Văn. Tác giả viết trong cái không khí "Gia tài của mẹ" được ca sĩ Khánh Ly hát ở Đà Lạt bị cật vấn. Bức màn che bi kịch vẫn muốn đóng khép mãi để vinh danh vở kịch mặt nạ đang rề rà diễn, dẫu đã vắng người xem. Bài viết ngắn nhưng có giá trị nhất định. Xin được phép đăng lại để nhớ về nhận thức của thế hệ trẻ miền Nam ngày ấy về chiến tranh.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

709.THÓI ĐỜI HƯ ẢO

 

Cuộc đời đầy phức tạp như một bức tranh muôn màu vì bị chi phối bởi quy luật biến thường. Thế nhưng mấy ai nhận chân được bản chất và quy luật ấy. Người ta sống mà cứ gởi thác đời mình vào trong giấc mộng Nam Kha. Thậm chí coi giấc mộng Nam Kha là sự sống của chính mình. Họ đâu thấy sự thật dâu bể đời. Đâu thấy mùa hạ sen đâm bông,  mùa xuân mai nở, trăng lặn cuối trời bóng không bao giờ trở lại, sông chảy về phía đông gặp biển, sóng chẳng thể quay về. Đời sông tự nhiên là vậy. Còn đời sống xã hội, nhà họ Vương, họ Tạ xênh xang áo gấm, én liệng ngày đêm, giàu sang tột bực đến thế; nay tất cả đã rời xa. Chim én đã tìm về nhà dân trăm họ bình thường. 

Sao không thoát đời hư ảo bằng con đường phá bỏ ngã chấp, tìm đến cái vô rộng rãi thênh thang.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

708. HỌC XƯA ĐỂ LÀM MỚI HÔM NAY

 Vào facebook của anh Gia Nguyễn thấy anh chia sẻ một bài viết của nhà nghiên cứu Thụy Khuê từ “Đại Việt tàng thư” bàn về Cường quốc Việt Nam thời Nguyễn. Một bài viết ngắn gọn, lập ý bằng thao tác đối sánh đã làm nổi bật chủ đề về nhân cách, lối sống của vua quan triều Nguyễn. Từ đó khẳng định, chính nhân cách, lối sống,… của người lãnh đạo đất nước là nguyên nhân cốt lõi làm nên cường quốc Việt Nam ở châu Á thời bấy giờ mà Doumer và Gosselin đã viết trong tác phẩm của họ. Bài không có tiêu đề. Xin phép được đăng lại với tiêu đề tạm như sau: HỌC XƯA ĐỂ LÀM MỚI HÔM NAY.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

707. CẢM NGHĨ VỀ HOÀNG ĐẾ GIA LONG

Gần đây, Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức Hội thảo về vua Gia Long. Các nhà nghiên cứu đã có những ý kiến kiến giải về công lao to lớn của vua Gia Long mang tính khoa học. Cộng đồng mạng cũng góp phần vừa truyền tải thông tin vừa sao lục những tài liệu quý về vị vua mở đầu triều Nguyễn giúp người có cái nhìn khác, sâu sắc hơn, khoa học hơn, thoát li hẵn cái nhìn chính trị hay cái nhìn sơ lược phiến diện về Ngài. Bài “Cảm nghĩ về Hoàng đế Gia Long” của GS Trần Quốc Vượng sau đây được trích từ facebook Lê Văn Thông sẽ cho ta cái nhìn khách quan, đa chiều hơn.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

706. ĐI TÌM SỰ THẬT LỊCH SỬ VỀ VUA GIA LONG

 

Đọc bài của Thụy Khuê, thấy cần lưu giữ một tư liệu quý về người viết sử và về vị vua lập nên triều Nguyễn, đưa Việt Nam trở thành cường quốc Đông Á. Vì vậy mạn phép xin tác giả được chép vào đây.

ĐI TÌM SỰ THẬT LỊCH SỬ  VỀ VUA GIA LONG…

(Thụy Khuê)

 Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

705. CÁM CẢNH THÀNH HỒ

THÀNH NHÀ HỒ
Buổi trưa 27/02/2022, ghé thăm thành Nhà Hồ (Còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh) kinh đô của nước Đại Ngu ở Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thành của triều Hồ này được Unesco công nhận là "Di sản văn hóa thế giới" vào năm 2011. Thành nhiều đoạn đổ nát chỉ còn cỏ mọc trông như một đoạn đê. Trong thành, người dân trồng lúa, hoa màu không thể hình dung được nơi đây xưa là chốn phồn hoa của một triều đại. Vào thành, mới cảm nhận được lớp trầm tích văn hóa lịch sử đang được các chuyên gia khảo cổ khai quật dưới tầng đất sâu hơn một mét.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

704. VUI THÚ SÔNG HỒ I

GIANG HỒ TỰ THÍCH I

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

Như tiêu đề, con người trong thơ ngao du sơn thủy theo sở thích của mình. Mặc cho thế sự nổi chìm ồn ào náo nhiệt, con người thi sĩ thiền giả cứ mở toang tâm hồn đón nhận vẻ đẹp của tạo vật thiên nhiên. Con người hòa hợp với tạo vật, không còn phân biệt đâu là ta, đâu là vật. Có và không theo đó mà loãng tan vào chân không thế giới, chẳng để lại dấu vết gì.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

703. TÌM VỀ NGÔI MỘ THA HƯƠNG

TÌM VỀ NGÔI MỘ THA HƯƠNG

 Đúng hẹn, 9 giờ kém 15, ngày 16/01/2022, anh Đặng Hữu Hùng và cháu Nguyễn Thanh Trường đón tôi rồi cùng trực chỉ xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Buổi sáng trời nắng nhẹ, da trời trong xanh điểm vài gợn mây trắng mỏng, hứa hẹn một chuyến đi thuận lợi. Mọi người ai cũng cảm giác rộn vui và thanh thản.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

702. TÂM VƯƠNG

TÂM VƯƠNG

慧中上士

Tuệ Trung Thượng sĩ

Tâm vương là gì? Có người thích nghĩa tâm vương là tâm vua hay tâm chúa? Lại có người giảng đây không phải là “tâm vương” trong Duy thức học. Duy thức học chia “tâm” thành hai: Tâm vương và Tâm sở. Tâm vương là chủ, tâm sở là thuộc hạ bị sai khiến bởi chủ của chúng. Kẻ mê muội này không rõ rành nên cứ hoài nghi! Đọc bài thơ mà nghĩ đến bài kệ của Ngài Huệ Năng: Bồ đề vốn không cây,/ Gương sáng chẳng phải đài./ Xưa nay không một vật,/ Bụi bám chỗ nào đây? Và nghĩ đến trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục tổ Huệ Năng đã nói rõ vể bổn tánh của tâm:

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

701. TÌM VỀ NGÔI MỘ THA HƯƠNG

TÌM VỀ NGÔI MỘ THA HƯƠNG

 Đúng hẹn, 9 giờ kém 15, ngày 16/01/2022, anh Đặng Hữu Hùng và cháu Nguyễn Thanh Trường đón tôi rồi cùng trực chỉ xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Buổi sáng trời nắng nhẹ, da trời trong xanh điểm vài gợn mây trắng mỏng, hứa hẹn một chuyến đi thuận lợi. Mọi người ai cũng cảm giác rộn vui và thanh thản.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

700. AI CÒN YÊU MẾN LÀNG MÌNH

 

AI CÒN YÊU MẾN LÀNG MÌNH

        Đây là bài viết của tác giả Lê Viết Xuân, tôi xin được đăng lại.

Hoàng Dục là người con của làng Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền), đã học Việt -Hán tại Đại học Văn khoa Huế và Đại học Sư phạm Huế. Là Thạc sĩ văn chương, từng dạy học ở Đắk Lắk và Đà Nẵng. Hiện đang sống cùng gia đình ở Đà Nẵng. Cùng với nghề dạy học, ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, và các sách chuyên đề Văn học.