CẢM HOÀI I
(Thiền
sư Bảo Giám)
Thiền sư Bảo Giám họ Kiều, tên Phù, người làng Trung Thụy, chưa rõ năm sinh. Thuở nhỏ học đạo Nho, bản tính trung hậu, tín nghĩa và điềm đạm. Thi đỗ và làm quan dưới thời vua Lý Anh Tông (1137-1175). Năm 30 tuổi xin thôi việc, tìm đến chủa Bảo Phúc, hương Đa Vân (Hòa Bình) xin xuất gia, thuộc thế hệ thứ 9 dòng thiền Quan Bích (Vô Ngôn Thông). Sư viên tịch ngày 7 tháng 5 năm Quý Tỵ (18-06-1173). Sư để lại bài thơ CẢM HOÀI gồm 2 kì. Bài dưới đây là kì 1.
Phiên
âm:
CẢM
HOÀI
Đắc
thành chính giác hãn bằng tu,
Chỉ
vị lao lung trí tuệ ưu.
Nhận
đắc ma ni huyền diệu lí
Chỉ
như thiên thượng hiển kim ô.
(Thiền sư Bảo Giám)
Dịch
nghĩa:
CẢM
HOÀI
Thành
được chánh giác, ít khi dựa vào tu hành,
Vì
tu hành chỉ giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
(Chỉ
cần) nhìn thấy đạo lí huyền diệu của hòn ngọc ma ní,
Thì
đúng như mặt trời rực rỡ trên không.
Dịch
thơ:
CẢM
HOÀI
Mấy ai giác ngộ
dựa vào tu,
Trí huệ đem giam
ngục tối mù
Ngọc sáng huyền
vi khi thấu tỏ,
Như vầng dương sáng
giữa trời thu.
Hoàng
Dục dịch
Đà Nẵng, 20-10-2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét