Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

616. THU HOÀI BÁT THỦ

Làng Kế Môn

         THU HOÀI BÁT THỦ
 (Dụng Đỗ Lăng Thu hứng bát thủ chi vận)
         NỖI NHỚ MÙA THU SỐ 4
                               Nguyễn Lộ Trạch 
        Bài thơ là tấc lòng đau của tác giả trước thế nước. Thực dân Pháp xâm lược. Triều đình chỉ có sách kế nghị hòa là quốc kế cơ bản. Người hiền tài tâu trình đường lối canh tân tự trị thì vua gạt phăng đi. Thế nước đã rơi vào thế cờ tàn không thể cứu vãn nổi.   
      

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

615. NHÌN TÔI NGẬM NGÙI

         
HOA DÂM BỤT
Không biết tôi đã đọc đâu đó câu nói bất hủ của nhà văn Pháp Victor Hugo: Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi. Một câu nói giản dị nhưng dứt khoát rạch ròi về lý tưởng của người cầm bút và về thời gian sống của một tác phẩm văn chương. Riêng với tôi, câu nói ấy như chứa đựng một thứ âm thanh cuồng nộ gây chấn động mạnh tâm hồn tôi; nó luôn tra vấn tôi: Tôi đã dạy thứ văn chương gì?! Và sao cứ rêu rao mãi: Văn chương là máu thịt của tâm hồn tôi!? Nó như là tấm gương soi tâm hồn tôi. Tôi soi vào đó để nhìn tôi ngậm ngùi.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

614. CÁI TỘI CỦA CHỮ

       
 Trong cuộc đời hay trong văn học cũng thế, người cô đơn là những người đi trước lúc mặt trời mọc hay đi ngược gió. Không cô đơn sao được khi mọi người an giấc với những gì họ có thì anh lại cất bước lên đường với  tư tưởng đánh thức bình minh. Không một mình sao được, khi ai cũng thuận theo chiều gió quan niệm, anh lại ngược sắm vai người phản biện. Với Phùng Quán cũng vậy. Nhà thơ không chấp nhận “cuốn theo chiều gió” hay “để gió cuốn đi” mà quay người lại đối diện rồi rẽ gió mà bước. Hành động rẽ gió mà bước của ông không chỉ có trong đời thực mà có cả trong văn chương. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho hành động đó là bài thơ HOA SEN.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

613. THU HOÀI BÁT THỦ

            
           
Làng Kế Môn
THU HOÀI BÁT THỦ
(Dụng Đỗ Lăng Thu hứng bát thủ chi vận)
NỖI NHỚ MÙA THU THỨ BA
Nguyễn Lộ Trạch

Bài thơ này bộc lộ thế giới tâm hồn của nhà thơ trước vân nước suy vong. Đau lòng vì chẳng có kế sách nào hơn nữa để cứu nước, ông một mình bên song vắng đọc bài phú Thức Vy. Ông đã dâng vua sách lược chống giặc, canh tân đất nước, nhưng triều đình lấy hòa nghị làm quốc sách. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Cho nên có mười vạn tinh binh vẫn nước mất mà thôi.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

612. THU HOÀI BÁT THỦ

               
Làng Kế Môn
  THU HOÀI BÁT THỦ
  (Dụng Đỗ Lăng Thu hứng bát thủ chi vận)
NỖI NHỚ MÙA THU  THỨ HAI của Nguyễn Lộ Trạch

Bài thơ này ghi lại hồi ức về thuở còn thanh niên của nhà thơ lúc ở kinh đô Huế. Một buổi chiều tà, nhà thơ dừng ngựa ở chân núi Ngự Bình, ông bỗng nhớ về thuở còn thanh xuân. Đất nước lúc ấy đang thật sự chìm nổi hủy hoại. Non sông hết tan rồi hợp khác nào chiếc bè trôi nổi vô định giữa bể khơi. Giặc đang tung hoành nơi kinh đô. Lòng ông đau như cắt. Nhìn hoa hải đường ở thượng uyển mà ngỡ hoa đỗ quyên gợi tiếng kêu thương mất nước.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

611. THU HOÀI BÁT THỦ

Làng Kế Môn
 THU HOÀI BÁT THỦ
(Dụng Đỗ Lăng thu hứng bát thủ chi vận)

             Nguyễn Lộ Trạch

Nguyễn Lộ Trach (1853-1898) hiệu Kỳ Am, người làng Kế Môn, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Ông thông minh, tài năng nhưng không dự vào khoa cử làm quan như các Nho sỹ khác. Cả cuộc đời ông tìm đọc tân thư, dâng lên vua những bản điều trần như: Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận, mong triều đình canh tân đất nước. Bên cạnh đó, ông còn đi đây đi đó kết giao với các nhà nho có tư tưởng mới, vận động họ đem tài năng, tâm huyết cải cách nước nhà.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

610. VUI CHỮ NGHĨA

Sông Thu Bồn, Quảng Nam

VUI CHỮ NGHĨA

Những ngày “giãn cách xã hội” vì dịch Vi-rút Trung Cọng đang hoành hành khắp thế giới, chỉ biết làm bạn với chữ. May sao lại gặp THU BỒN DẠ BẠC của vua Lê Thanh Tông. Bèn đọc và nghiền ngẫm.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

609. VỀ BÀI THƠ "CÁI NGÀY ẤY"


Cổng làng Đại Bình, Nông Sơn, Quảng Nam
          Trong tác phẩm khảo cứu Phong trào Duy Tân(1), Nguyễn Văn Xuân nêu ý kiến, người đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Phong trào Thơ Mới Việt Nam (1932-1945) là Huỳnh thúc Kháng với bài thơ CÁI NGÀY ẤY.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

608. LAN MAN TRONG MÙA DỊCH

Đền thờ Phật bốn mặt ở Chiang Rai, Thailand

Thế giới đang trong im lặng của bão - bão virus Trung Cọng. Người người lo âu và hy vọng. Bức tranh cuộc sống của nhân loại nguệch ngoạc hai tông màu nước mắt và nụ cười. Tôi chẳng khác ai, cũng bị hút vào tâm bão. Tôi lo lắng. Tôi buồn bực. Và tôi nghĩ. Tôi lan man nghĩ về những đất nước hạnh phúc, nghĩ về Tứ Diện Phật.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

607. MŨI TÊN LÀM SỐNG NGƯỜI


Chiếu quán đường. Linh Quy Pháp Ấn. Bảo Lộc
Đọc “Thiền luận” của Suzuki, gặp công án Thiền này, xin ghi ra đây.

Thạch Cung Huệ Tạng trước khi xuất gia là một thợ săn. Sống bằng săn bắn nên ông ta rất ghét các sa môn bởi họ không thích nghề này. Một hôm đi săn, Thạch Cung đuổi một con hươu chạy qua trước am của Thiền sư Mã Tổ (*). Mã Tổ ra đón lại. Thợ săn hỏi:

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

606. MỘT CHÚT TÌNH


Nhớ Trịnh Công Sơn

Đã sang tháng Tư 2020. Tháng Tư chỉ mới đổ bóng xuống già nửa ngày thứ nhất. Vậy mà cứ ngỡ tháng Tư đã xa xưa. Bởi đại dịch Virus Corona đã  tước đi tiếng cười của nhân loại, tiếng cười ngày bình thường và tiếng cười ngày Cá tháng Tư. Chỉ còn thầm lặng buồn, thầm lặng âu lo, thầm lặng nguyện cầu.