Làng Kế Môn |
THU
HOÀI BÁT THỦ
(Dụng
Đỗ Lăng thu hứng bát thủ chi vận)
Nguyễn Lộ Trạch
Nguyễn Lộ Trach (1853-1898) hiệu Kỳ
Am, người làng Kế Môn, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Ông thông minh, tài năng
nhưng không dự vào khoa cử làm quan như các Nho sỹ khác. Cả cuộc đời ông tìm
đọc tân thư, dâng lên vua những bản điều trần như: Thời vụ sách thượng, Thời vụ
sách hạ, Thiên hạ đại thế luận,
mong triều đình canh tân đất nước. Bên cạnh đó, ông còn đi đây đi đó kết giao
với các nhà nho có tư tưởng mới, vận động họ đem tài năng, tâm huyết cải cách
nước nhà.
Trong các bản điều trần của ông, Thiên
hạ đại thế luận được xem là bản Tuyên ngôn đầu tiên của Phong trào Duy Tân
Việt Nam .
Thế nhưng, các bản điều trần của ông không được triều đình chuẩn thuận. Nhìn
đất nước ngày càng rơi vào tay thực dân Pháp, ông đau lòng đã gởi gắm niềm đau
ấy vào thơ ca. Tám bài thơ “Nỗi nhớ mùa thu” mà ông mượn vần tám bài “Thu hứng
bát thủ” của Đỗ Phủ - Thi thánh đời Đường - đã bộc lộ rõ tâm trạng của ông.
Trên trang blog này, tôi sẽ lần lượt
giới thiệu tám bài thơ “Thu hoài bát thủ” của ông.
Bài một
Phiên âm:
Cực mục tiêu sơ hồng diệp lâm,
Thiên sơn tĩnh lập ảnh sâm sâm.
Tiều lâu đoạn giác minh sương lãnh,
Chiến lũy trầm lân khốc nhật âm.
Thảo muội kinh dinh tiên thế nghiệp,
Giang hồ ưu ái hủ nho tâm.
Vạn gia chinh phạt hàn y tận,
Sầu sát thu khuê xứ xứ châm.
Dịch
nghĩa:
Ngút
tầm mắt là rừng lá đỏ tiêu sơ,
Ngàn
núi đứng yên lặng, bóng núi âm u.
Trên
tháp canh, tiếng tù và đứt nối, kêu sương lạnh lẽo,
Trên
chiến lũy, lửa ma trời là là, khóc ngày âm u.
Nghĩ
đến công nghiệp người trước kinh dinh vất vả,
Kẻ
hủ nho chốn giang hồ vẫn ôm niềm ưu ái.
Muôn
nhà vì chiến tranh mà hết cả áo lạnh,
Tiếng
chày đập áo vang lên khắp nơi
làm cho người khuê phụ buồn đứt ruột. (*)
làm cho người khuê phụ buồn đứt ruột. (*)
Dịch
thơ:
Khắp rừng lá đỏ vẻ tiêu sơ,
Đứng lặng ngàn non bóng sẫm mờ
Trên tháp tiếng tù kêu giá lạnh,
Dưới hào ma lửa khóc ngày lu.
Gian lao dựng nước công tiền bối,
Xuôi ngược lo đời tình hủ nho.
Chinh chiến muôn nhà không áo ấm,
Phòng khuê sầu não bởi chày thu.
Hoàng Dục dịch
_______________
(*) Các bản phiên âm và dịch nghĩa của tám bài “Nỗi
nhớ mùa thu” được trích từ “Nguyễn Lộ Trạch - Điều trần và thơ văn của Mai Cao
Chương và Đoàn Lê Giang, Nxb Khoa học Xã hội 1995)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét