Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

654. CÚC HOA KỲ LỤC

Chùa Tam Thai, Non Nước, Đà Nẵng
CÚC HOA KỲ LỤC

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc. Các loài hoa, dẫu có màu vàng hay màu trắng, khi mùa xuân đến đều ngát hương thơm. Loài hoa nào cũng vậy, nếu đúng thời gian nở thì đều khởi sắc hơn và  thơm lừng hơn. Lúc ấy loài hoa nào cũng đáng quý như nhau, không phân biệt hơn thua. Chỉ có điều, khi các loài hoa tươi tốt khác vào thời kỳ tàn rụng hết cả thì sau cùng hoa cúc mới phai nhạt nhan sắc. Vẻ đẹp của cúc chính là ở đó. Nhân cách và phẩm chất con người chân chính khác nào hoa cúc kia.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

653. CÚC HOA KỲ NGŨ

Chùa Linh Ứng Non Nước, Đà Nẵng
CÚC HOA KỲ NGŨ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc nhưng bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của con người. Con người ở trên lầu hoa cúc ở giữa sân. Con người đốt  hương trầm lên. Khói tỏa tâm tịnh, mọi muộn phiền đều quên hết. Lòng trí thanh thoát, tự tại. Nhìn xuống ngắm hoa, thấy hoa và người chẳng khác gì nhau. Mỗi vật một vị thế. Ai có đời sống nấy, không cạnh tranh nhau. Vật là vật. Tâm là tâm. Tâm không phải là vật. Vật cũng không là tâm. Tánh không là vậy.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

652. CÚC HOA KỲ TỨ

Chùa Khải Đoan, BMT
 CÚC HOA KỲ TỨ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ vịnh hoa cúc thứ tư của sư Huyền Quang. Hai câu đầu là bức trạnh hoa cúc nở trong vẻ ảo mờ của sương móc, trong cái dịu mát của tiết thu. Gặp đêm trăng thanh, trời quang đãng, nhà thơ ngắm hoa mà nghe tâm hồn lâng lâng và thanh thản đến lạ kỳ. Hai câu cuối, nhà thơ chợt nghĩ đến một số người sống hời hợt, không biết nâng niu cái đẹp. Họ chẳng hiểu rõ sự kỳ diệu của hoa cúc nên cứ bẻ hoa cài lên đầy đầu. Chính họ tự hủy hoại sự thích thản, sự bình an của tâm hồn mình mà không biết. Đáng trách thay!

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

651. CÚC HOA KỲ NHỊ

CÚC HOA KỲ NHỊ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ thứ hai viết về đề tài hoa cúc. Chủ đề ca ngợi phẩm cách thanh cao, thoát tục của hoa cúc. Cấu trúc thơ đối lập. Ba câu đầu chỉ là đòn bẩy làm bật lên giá trị tư tưởng nén trong câu cuối. Các câu khai-đề-chuyển tưởng chừng mang màu sắc thế sự nhưng kỳ thực bàn đến giá trị của sự vật hiện tượng trong việc giúp con người giữ cốt cách trong trẻo, giúp tâm hồn được nhàn tản. Khi tấc lòng khô héo, sông lớn cũng chẳng ích gì. Tìm đến với hoa mai hoa cũng chẳng giúp được dù hoa được người đời làm thơ ca tụng. Hoa mai phải nhường vẻ đẹp cho hoa cúc. Lúc tuổi già, buồn vì thu, thu làn nghẽn mạch thơ. Từ đó, chủ đề thơ dồn vào câu hợp.  Trong khi các sự vật khác ít có ích thì hoa cúc lại có giá trị lớn. Hoa cúc nở thì thơ cũng nở. Tâm hồn con người cũng thăng hoa, lãng đãng trong cõi phiêu bồng.

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

650. CÚC HOA KỲ NHẤT

CÚC HOA KỲ NHẤT

     玄光禪師
    Huyền Quang thiền sư

Bài "Cúc hoa thứ nhất" là một trong sáu bài thơ viết về đề tài hoa cúc của Thiền sư Huyền Quang. Câu đầu tái hiện nơi ở của tiên sinh Tưởng Hủ, tức Nguyễn Khanh, người đời Hán trồng nhiều thông. Câu hai là chốn ẩn cư của xử sỹ Tây Hồ, tức Hà Thế Trung, người đời Tống trồng nhiều mai. Câu ba: Thông reo, mai vàng. Sắc và âm khác nhau nghĩa khí nên không thể hòa hợp được. Riêng hoa cúc vẫn lặng lẽ khoe sắc vàng trong vườn cũ.

Bài thơ như thế, có ý ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc. Cúc đẹp một vẻ đẹp giản dị, không phô trương nhưng sống mãi trong lòng người thưởng lãm.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

649. CÚC HOA KỲ TAM

Một góc chùa Khải Đoan, Buôn Ma Thuột
HOA CÚC KỲ TAM
玄光禪師

Thiền sư Huyền Quang

Thiền sư Huyền Quang, thế danh là Lý Đạo Tái, sinh vào năm Giáp Dần 1254  tại làng Vạn Tải, huyện Lạng Giang (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Nhà nghèo nhưng thông minh và học giỏi. Ngài đỗ cả thi Hương, thi Hội, Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ (Trạng nguyên);  được bổ vào Viện Nội Hàn của triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa.

           Sau, Ngài buông bỏ hết, quyết chí xuất gia cầu Đạo theo hầu Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đến khi Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa truyền y bát cho  Ngài, Ngài trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

           Năm 77 tuổi, Ngài truyền y bát cho Quốc Sư An Tâmlui về thiền thất tịnh dưỡng. Năm Giáp Tuất (1334), Ngài qua đời, thọ 80 tuổi, Sau khi Ngài viên tịch, vua Trần Minh Tông cho xây Tháp Tổ phía sau chùa Côn Sơn, được gọi là Tháp Huyền Quang, hay “Đăng Minh Bảo Tháp”.