Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

648. VÔ ĐỀ- VUA THÀNH THÁI

Lăng vua Gia Long
  VÔ ĐỀ

             Vua Thành Thái

Vua Thành Thái  (1879-1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Ngài là vị hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn, trị vị từ 1889 đến 1907. Ngài là một vị vua yêu nước, có tình thần dân tộc cao, rất cầu tiến, đã tham gia chống Pháp nên bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương, là vùng đất thuộc Pháp. Bài thơ Không đề trích trong Thi ca miền Trung Việt Nam do Lưu Trọng Minh sưu tầm và biên soạn, NXB Giao thông Vận tải, 2004. Tương truyền bài thơ này nhà vua cảm tác khi dự lễ khánh thanh cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) ở Hà Nội. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến của nhà vua. Đồng thời, tác phẩm cũng phê phán quan lại đương thời, văn cũng như võ, chỉ biết xênh xang áo mũ, chỉ biết sống ích kỷ và hưởng thụ, mặc cho nước mất và dân nô lệ.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

647. XUÂN VÃN

Chùa Thiên Hưng, Bình Định
XUÂN VÃN

Trần Nhân Tông

Bài thơ “Chiều xuân” cũng là một bài thơ thấm đậm hương vị thiền của một bậc minh triết, đã ngộ đạo. Cấu trúc thơ đối lập. Hai câu đầu vẽ ra hình ảnh nhà thơ thời tuổi trẻ. Tuổi trẻ nên không hiểu đạo là gì? Không rõ lẽ sắc không, không phân biệt được tâm và hình tướng nên xuân về là thấy lòng rộn lên theo hương sắc của các loài hoa nở. Có nghĩa là còn chạy theo thanh sắc, chưa hiểu lẽ sinh diệt luân hồi. Hai câu sau khi đã có sự trải nghiệm về đạo mới thấy rõ khuôn mặt thực của chúa xuân. Xuân chỉ cho đời thấy mặt sinh, mặt tươi tốt. Con người vì thế rơi vào mê ngộ, chỉ thấy hình tướng mà không rõ bản thể của vũ trụ và của chính mình. Kết thúc bài thơ, con người ngộ đạo ngồi trên nệm cỏ ngắm hoa rụng với tâm không bám víu vào đâu, với lòng an trú trong thực tại. Đó chính là tánh không vậy.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

646. KỆ VÂN

Chùa Diệu Ngộ, Thừa Lưu, TT-Huế
KỆ VÂN

Trần Nhân Tông

Đây là một bài kệ. Nội dung bàn về thiền, về tánh không trong việc tu thiền, hành thiền. Sống ở đời mọi việc cứ tùy vào duyên, không cưỡng cầu, không chấp trước. Hãy để cho duyên vận hành cuộc sống của mình. Đừng đem cái ngã mà áng ngữ con đường tìm đạo. Thiền là sống thật, sống hết mình với giây phút thực tại. Hãy để cho tâm rỗng rang. Tâm rỗng rang là kho báu khi đứng trước cảnh đó chính là thiền vậy.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

645. NGUYỆT

Lăng vua Gia Long
NGUYỆT

Trần Nhân Tông

Nguyệt là bài thơ tuyệt cú tái hiện bức tranh đêm trăng thu đầy yên tĩnh và thơ mộng. Cảnh vật   đan xen những nét tương phản giữa động và tĩnh, giữa sáng và tối, giữa làm việc và nghỉ ngơi.  Bức tranh đêm thu có những mảng sáng tối hư ảo như đèn lọt ra ở nửa cửa và ánh trăng vừa hé lên.. Sương thu rơi ngoài sân khiến đêm thoảng mát. Hương hoa mộc tỏa lan. Tất cả tĩnh lặng làm cho âm thanh của tiếng chày đập áo ở một nơi nào đó vọng lại mơ hồ. Con người trong thơ cũng ở trong hai trạng thái ngủ và thức. Người và tạo vật thiên nhiên như hòa vào làm một, như thuận theo quy luật của vũ trụ. Không còn phân biệt Đại ngã và Tiểu ngã. Chỉ còn sự tĩnh lặng rỗng rang, chỉ còn cái đẹp ngự trị khắp đất trời và trong cõi người ta.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

644. XUÂN HIỂU

 

XUÂN  HIỂU

                        Trần Nhân Tông

Trần nhân Tông (1258-1308) tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của triều Trần. Ông là vị vua anh minh, có công mở cõi, hai lần đánh tan giặc Nguyên Mông (1285) và (1287-1288). Trần Nhân Tông còn là một Thiền sư, hiệu Trúc Lâm Đại sỹ, vị Tổ sáng lập dòng thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam thời Trung đại. Trần Nhân Tông sáng tác nhiều bài thơ mang sắc thái thiền. Sau đây là bài “Xuân hiểu” (Buổi sớm xuân) của ông.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

643. LƯƠNG CHÂU TỪ II

Thiên môn sơn-TQ
LƯƠNG CHÂU TỪ (II)

                  Vương Hàn

Bài thơ này tuy không nổi tiếng như bài Lương Châu từ (I) nhưng cũng là một tác phẩm hay của Vương Hàn. Bài thơ thuộc về trường thơ Biên tái của thơ ca vào thời Thịnh Đường. Tác phẩm  thể hiện sự gian khổ của người lính nơi quan ải và nỗi lòng tha thiết nhớ quê hương, gia đình và người thân của họ. Qua đó nói lên bi kịch của chiến tranh. Xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ này.