Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

353. NHỮNG PHÁT NGÔN VĂN HÓA

     Những tuần qua, người ta bàn tán khá nhiều về những phát ngôn của những chức sắc về vấn đề dân trí, văn hóa của người Việt. Mình nghe ngược tai nhưng cứ,… nói theo Chế Lan Viên, rất  xuôi tai "như nước chảy xuôi dòng”. Hôm nay, tự dưng nhớ lại và thế là viết về những phát ngôn đó và đặt nôm na tiêu đề bài viết là “Những phát ngôn văn hóa”.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

352. CHÂN DUNG MỘT ÔNG VUA


      Chuyện kể rằng :
      Xưa có một ông vua “sở hữu” một con mắt chột và một cái chân thọt, nhưng ông ta muốn vẽ chân dung của mình truyền lại cho hậu thế. Ông lệnh cho các quan tìm một họa sĩ giỏi nhất nước để làm công việc “họa hình, họa bì” đó. Họa sĩ giỏi nhất nước đến và vẽ chân dung

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

351. ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẶC TỬ (TT) - ĐẶNG TIẾN

      Khi đề cập đến kinh nghiệm đau thương của Hàn Mặc Tử tôi tiếc chưa được đọc bài của Võ Long Tê, một chuyên gia về văn chương Thiên Chúa giáo, về vấn đề này; nghe nói bài sắp sửa đăng báo, tôi đợi hoài chưa thấy. Tôi cần nói thêm: không riêng gì Phúc Âm, những tín ngưỡng khác của người Á Đông cũng tìm một giải đáp cho đau

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

350. ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẶC TỬ - ĐẶNG TIẾN

Bài này do một người bạn gửi tặng.
"Đức tin trong nguồn thơ Hàn Mặc Tử" được Đặng Tiến viết và đăng trên tạp chí "Văn" ở Sài Gòn năm 1970. Năm nay, nhân 100 năm Hàn Mặc Tử, nhà phê bình đã bổ sung. Xin đăng lên đây để các bạn cùng thưởng thức, nhưng bài khá dài nên tạm đăng làm hai kì. Mong có sự đồng cảm.
                                                      HD, 21-9-2012
                      __________________

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

349. CÔNG ÁN THIỀN VÀ DẠY - HỌC

      Sáng nay, ngồi nghe một quan chức cỡ to của thành phố Đà Nẵng, nói chuyện với giảng viên, cán bộ, công nhân viên trường đại học Duy Tân. Nghe nhiều nhưng đọng lại chẳng được bao nhiêu. Người nói đề cao cái tôi của mình, người nghe mải mê theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Người nói vạch ra cái “lạ lùng” của xã hội Việt Nam như một

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

348. MỘT THỜI VÀ MÃI MÃI

      Bài này đăng trên Đặc san 60 Phan Châu Trinh  (1952-2012) 


      1. Năm 1971, tôi và bằng hữu từ sân trường trung học của mình tỏa về mọi hướng của cuộc đời. Có đứa cầm tấm bằng tú tài kiên trì gõ cửa các công ty để kiếm sống, có đứa đứng mơ tưởng trước cổng trường đại học; đứa ở lại Đà Nẵng, đứa vượt đèo ra Huế, đứa dọc theocon đường cái quan vào Sài Gòn,… Kể từ dạo ấy, quê nhà đã hóa thành tình yêu và nỗi nhớ thiết tha. Và cũng từ đó, mái trường trung học hằng hữu trong niềm tự hào và lòng luyến nhớ khôn nguôi của chúng tôi. Những năm tháng chung cùng dưới mái trường trung học như là một sợi dây vô hình mà bền bĩ nối kết tôi và bạn học lại với nhau. Những đứa Sài Gòn tìm nhau mà đến, những đứa ở Huế cũng tới lui, qua lại với nhau. Tất cả kết dính lại bởi chất keo đồng môn của một thời Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

347. BẠN MÌNH

      Sáng nay, 13-9-2012, vào trang nhà CHS PCT 6471, thấy chạy hàng chữ : "Chuẩn bị bị cho 60 năm : hoạt động 13-9...", mừng quá, vội mở ra đọc... nhưng được xem.

                                                 (Nguồn NGỌC ÂN - Blog Chs PCT 6471)

      Trang viết mở ra, ôi chao ơi sao mà lắm ảnh thế, nóng bỏng cả mắt. Ngắm nghía mãi tưởng chừng không chán. Nhưng nghĩ lại thấy thương

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

346. MỘT CHIỀU VUI

     Đó là chiều ngày 9 tháng 9 năm 2012. Một buổi chiều Chủ nhật trời dịu, sáng và trong. Những cơn mưa đêm của mấy ngày trước hình như đã cuốn tất cả cái nóng bức bối theo nó đổ về biển cả như kiểu cái gì của Caesar trả lại cho Caesar.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

345. QUÀ TẶNG CỦA CON GÁI

      Buổi tối.  Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho cái bụng và thân thể, mình lên phòng làm việc, đọc vài trang sách rồi nghỉ ngơi. Đang mải mê với những trang  viết về văn học Hàn Quốc trong "Những bài giảng văn học Hàn Quốc" của nhiều tác giả Hàn, bỗng điện thoại reo. Đủng đỉnh cầm điện thoại, hóa ra con gái rượu gọi.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

344. THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG


        Theo sách “Thiền uyển tập anh”, Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826), còn gọi là Bất Ngữ Thông là thiền sư sáng lập Thiền học của nước ta. Tưởng cũng cần nói thêm, “Thiền uyển tập anh” là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền