Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

395. "CHỢ ĐỒNG", NỖI BUỒN CỦA NGUYỄN KHUYẾN

      Những phiên chợ quê đã hóa thân vào thơ và đem đến cho người đọc bao xúc cảm, một trong những bài thơ đó là “Chợ Đồng” của cụ Tam Nguyễn Yên Đỗ :
      Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
      Năm nay chợ họp có đông không?
      Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
      Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?
      Hàng quán người về nghe xao xác,
      Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
      Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
      Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

394. LỜI GIẢNG LÍ VÔ THƯỜNG CỦA ĐẠI SƯ AJAHN CHAH

“If you are having a difficulty, what you must do is face it. Go into your hut. Shut the doors and windows. Wrap yourself in all the robes you own. Sit there and don’t move and face it. Only then can you overcome it.”

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

393. NGỌN ĐÈN DẦU TẮT

          Người Việt, mấy ai không được tiếp cận với “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, để rồi cảm xúc trước người phụ nữ Việt Nam Vũ Thị Thiết trong “Người con gái Nam Xương”, hoặc khi đến với những vần thơ của Lê Thánh Tông, ai không ai hoài theo những vần thơ “Đề miếu nàng Trương”:

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

392. NÉT ĐẸP LỆ LÀNG

      Xưa nay, trong cái nhìn của những người được gọi là hiện đại, lệ làng là một cổ tục, thậm chí là hủ tục, mang màu sắc tư tưởng nông dân lạc hậu. Nó cũng tù túng như chốn “ao tù nước đọng” nơi sản sinh ra nó. Thực ra, cũng như tất cả những sự vật hiện tượng khác, lệ làng vẫn có “hai mặt trong một vấn đề” của nó. Bên cạnh cái gọi là hủ tục,

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

391. LỜI DI HUẤN SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

        Đọc bài viết của Hoàng Phong về "Lời di huấn sau cùng của Đức Phật Thích Ca", mình đăng lên để chúng ta cùng chiêm nghiệm về triết lí, về tính dân chủ, về vấn đnhân quyền của Đạo Phật. Đối với Đạo  Phật, "thần tượng" không có chđứng dù đấy là Đức Cồ Đàm mà chỉ có "đạo pháp". Đạo pháp là kim chỉ nam, là con đường mà mỗi người phải đi bằng chính nội lực của mình. Con đường chính mình chứng ngộ Đạo Pháp là phép tu để đạt đến cảnh giới Phật.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

390. THIÊN NHIÊN TRONG "TRÀNG GIANG" CỦA HUY CẬN

      Huy Cận bước vào thi đàn bằng tâm hồn đa cảm, đa sầu ; bằng nỗi khắc khoải không gian “hoá thân của thiên đường, của sự hoà đồng nguyên thủy thuở xưa” (Đỗ Lai Thúy). Nhà thơ của “một chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang thiên cổ sầu” ấy đã dâng tặng cho đời tập thơ Lửa thiêng (1940) - ngọn lửa của tâm linh thơ, của  “niềm tin vào lương tri con người” (Hà Minh Đức). Ta thoáng thấy trong  bản ngậm ngùi dài ấy bóng dáng xưa của ngọn nguồn dân tộc, nhịp sầu buồn của vũ trụ nhân gian và cả điệu buồn mênh mang của thiên nhiên cảnh sắc. Thiên nhiên trong "Tràng giang" của Huy Cận vì thế, dẫu  rất gợi, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn tủi cô đơn nhuốm từ điệu sầu tận đáy hồn thi sĩ.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

389. CÁI TÔI TẢN ĐÀ TRONG "HẦU TRỜI"

    Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

388. THÂN GIÁP BẢNG


      Mười lăm phút tự thư giãn. Anh bạn trong phòng chua chát : “Ông thế nào ? Còn mình bây giờ rất thấm thía câu thơ cụ Khuyến : “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng - Nét son điểm rõ mặt văn khôi” ! Bậc đại túc nho xưa sao mà thâm thúy quá !”. Nghe thế, tôi chẳng biết ất giáp gì, bèn gặng hỏi. Hóa ra, anh đọc báo “Tuổi Trẻ”, gặp phải một bài

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

387. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG "XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT" (PBC)

      Lục lại tài liệu cũ, bắt gặp những bài thực hành của các em học sinh lớp C các năm tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Những bài làm gợi nhớ một thời đứng lớp, nên đăng lên blog để làm kỉ niệm. Bài "Nhân vật trứ tình trong "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu" do ba em : Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phan Nữ Uyên Nhi và Châu Mai Hoàng Uyển biên soạn năm lớp 11.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

386. Truyện ngắn TRONG TIỆM HỚT TÓC

     

Tuổi già quả là tệ hại, cái gì cũng chậm, chậm mà không chắc. Từ chuyện đi đứng, nằm ngồi, nói năng, nói chung là những gì thuộc con người đều chậm. Chẳng hạn như hôm nay, chuyện hớt tóc cũng rất chậm dù trên đầu chỉ còn “lơ thơ tơ liễu buông mành”.
      Chẳng bù với ngày xưa. Ngày ấy, mẹ chỉ cần bảo : “chạy xuống Chú Nghê hớt tóc đi, bữa nào mẹ trả tiền”.