Người Việt, mấy ai không được tiếp cận với “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, để rồi cảm xúc trước người phụ nữ Việt Nam Vũ Thị Thiết trong “Người con gái Nam Xương”, hoặc khi đến với những vần thơ của Lê Thánh Tông, ai không ai hoài theo những vần thơ “Đề miếu nàng Trương”:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dâu tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Một câu chuyện truyền kì, một bài thơ trực tiếp giãi bày cảm xúc trước vẻ đẹp của một con người đã làm xúc động bao nhiêu thế hệ người đọc. Để rồi từ đó nghiệm ra rằng, đằng sau lời nói dối là tấm lòng người mẹ bao la; trong bóng tối là sự thật về tình mẹ con, về thân phận bi kịch của người phụ nữ trong chiến tranh, về sự hoài nghi con người của con người. Và cũng nhận ra điều tương phản: lời nói dối không xuất phát từ tình thương là ác tâm, ác trí; những gì ngoài bóng tối chưa hẳn là sự thật mà đôi khi chỉ là những hào quang làm mờ nhận thức của con người về sự thật hay khiến con người nhầm lẫn tưởng những hình thức được tô vẽ đẹp là cái đẹp của nội dung, trong khi thực chất không phải như thế. Và cũng để rồi từ đó, con người trên hành trình văn hóa của bản thân và tìm hiểu văn hóa của dân tộc càng nghiệm sinh rõ hơn sự trái ngược của bóng tối và ánh sáng này.
Trong ánh sáng mênh mang của văn hóa Việt, tín ngưỡng phồn thực vẫn lấp lánh vẻ đẹp riêng. Ở đây, chúng ta không nói đến tín ngưỡng phồn thực của đạo Hin đu, mà chỉ bàn tín ngưỡng phồn thực thuần phác Việt Nam. Trong những hội lễ xuân, ngày mùa, người Việt có tục rước sinh thực khí. Tại các làng quê Việt Nam, các thành hoàng là các thần đa tình, dâm thần được thờ tự. Mặc dầu họ không phải là thiên thần, nhiên thần hay nhân thần được các triều đại sắc phong, nhưng đối với đời sống tinh thần của nhân dân có một vị trí đặc biệt. Các vị thần đó biểu trưng cho niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở, một niềm tin mang màu sắc nhân văn, thể hiện tinh thần lạc quan hồn nhiên và tự nhiên của con người.
Điều đáng nói nhất là tín ngưỡng phồn thực diễn ra trong bóng tối của hội làng, nhưng không mang yếu tố tục, yếu tố bản năng, yếu tố con trong con người. Tín ngưỡng phồn thực trong bóng tối, đó là tục tắt đèn nến trong đình làng vào dịp tế thành hoàng của làng La Khê Nam, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), ngày 6-7 tháng giêng âm lịch. Làng La Khê Nam thờ thành hoàng là thần ăn trộm, khi tế thần xong, người ta tắt đèn để thần dễ bề hoạt động. Trong thời gian đèn tắt, làng cho phép trai gái sờ soạng nhau đến khi đèn sáng thì thôi. Hoặc trong hội thi nấu xôi vào 9 giờ tối, ngày 5 tháng giêng âm lịch của làng Ném, huyện Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh. Trong cuộc thi này, hai giáp thi nhau. Giáp nào nấu xôi xong trước thì tắt đèn trong đình khiến giáp kia không tiếp tục nấu được nữa. Thời gian tắt đèn khoảng một giờ, lúc này, trai gái tha hồ tiếp cận nhau bằng đôi tay. Thậm chí có làng qua tục "ngọn đèn dầu tắt" trong hội lễ này, còn cho phép nếu cô gái nào có thai sẽ không bắt vạ “gọt gáy bôi vôi”.
Nếu nhìn vào hiện tượng thì hành động của trai gái làng trong thời gian tắt đèn ở các hội làng là không lành mạnh. Nhưng nhìn từ yếu tố văn hóa, tín ngưỡng phồn thực thì đó là hình thức như “tháo khoán” của nam nữ vùng cao Tây Bắc, Việt Nam. Chính từ những gì tưởng chừng sàm sỡ ấy đã đưa con người về với “cổ mẫu” trong lí thuyết tâm phân học “vô thức tập thể” của K. Jung, với khát vọng sinh sôi phát triển mọi con người và mọi loài, chứ chưa hẳn là ẩn ức tính dục”, cái libido của S. Freud. Còn cho là phải, thì đó là cái giải phóng “ẩn ức”, chống lại “chủ nghĩa khắc kỉ” trong tình dục của xã hội phong kiến của dân quê Việt Nam. Hiểu thế nào, vẫn thấy bóng tối ấy là sự thật, sự thật về con người mà những kẻ đạo đức giả vênh mặt lên án.
Hơn nữa, từ góc nhìn văn hóa, ở Việt Nam có rất nhiêu làng quê có tục rước sinh thực khí trong ngày hội. Có thể kể một số làng tiêu biểu : làng Khúc Lạc và Di Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Làng Bích, vệ, tỉnh Phú Tho; làng Đức Bác, huyện Lập Thạnh, tỉnh Vĩnh Phúc,… Những làng này thờ dâm thần, trong lễ hội có rước sinh thực khí. Người ta dùng gỗ vông đẽo thành cái chày (còn gọi là bông) biểu tượng cho dương vật người nam, dùng mo cau biểu tượng cho âm vật của người nữ, còn gọi Nõ nường. Người ta dùng hai vật này để tế, tế xong họ rước đi bằng nhiều hình thức, nhưng cơ bản là hát múa làm sao cho chúng giao phối với nhau ba lần. Nếu được như vậy, dân làng tin, năm nay nhiều gia đình sẽ có con trai, cả làng sẽ làm ăn phát đạt. Vậy thì, chuyện trai gái sờ soạng nhau trong bóng tối của ngọn đèn dầu tắt âu cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Cho nên, ai dám bảo đó là dâm tục.
Thú vị nhất là từ mảnh đất hiện thực cuộc sống ấy, tín ngưỡng phồn thực đã đi vào thơ ca. Một trong những nhà thơ tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực này là Hồ Xuân Hương. Với những “Đánh đu”, “Cái quạt”, “Trái mít”… đã thể hiện sự hóa thân thi ca của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Đọc những câu thơ :
Trai đu gối hạc lom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Hay :
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Ai dám nói rằng Hồ Xuân Hương đưa “sex” vào thơ. Không đó là văn hóa, đó là tín ngưỡng phồn thực đã đi vào thơ người Cổ Nguyệt này. Đó là cái phần bóng tối nhưng sáng, rất người của thơ Xuân Hương.
Hiểu như thế mới thấy sự thật trong bóng tối, thấy truyền thống trong văn hóa, thấy cha ông xưa sống thật, không hề mang khuôn mặt tô son trát phấn đạo đức như thế nào. Ở đây, bóng tối không đồng lõa với tội ác mà làm sáng đẹp một nét văn hóa. Ở đây “ngọn đèn dầu tắt”, nhưng không phải “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, bởi nó phản ánh nét độc đáo của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dâu tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Một câu chuyện truyền kì, một bài thơ trực tiếp giãi bày cảm xúc trước vẻ đẹp của một con người đã làm xúc động bao nhiêu thế hệ người đọc. Để rồi từ đó nghiệm ra rằng, đằng sau lời nói dối là tấm lòng người mẹ bao la; trong bóng tối là sự thật về tình mẹ con, về thân phận bi kịch của người phụ nữ trong chiến tranh, về sự hoài nghi con người của con người. Và cũng nhận ra điều tương phản: lời nói dối không xuất phát từ tình thương là ác tâm, ác trí; những gì ngoài bóng tối chưa hẳn là sự thật mà đôi khi chỉ là những hào quang làm mờ nhận thức của con người về sự thật hay khiến con người nhầm lẫn tưởng những hình thức được tô vẽ đẹp là cái đẹp của nội dung, trong khi thực chất không phải như thế. Và cũng để rồi từ đó, con người trên hành trình văn hóa của bản thân và tìm hiểu văn hóa của dân tộc càng nghiệm sinh rõ hơn sự trái ngược của bóng tối và ánh sáng này.
Trong ánh sáng mênh mang của văn hóa Việt, tín ngưỡng phồn thực vẫn lấp lánh vẻ đẹp riêng. Ở đây, chúng ta không nói đến tín ngưỡng phồn thực của đạo Hin đu, mà chỉ bàn tín ngưỡng phồn thực thuần phác Việt Nam. Trong những hội lễ xuân, ngày mùa, người Việt có tục rước sinh thực khí. Tại các làng quê Việt Nam, các thành hoàng là các thần đa tình, dâm thần được thờ tự. Mặc dầu họ không phải là thiên thần, nhiên thần hay nhân thần được các triều đại sắc phong, nhưng đối với đời sống tinh thần của nhân dân có một vị trí đặc biệt. Các vị thần đó biểu trưng cho niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở, một niềm tin mang màu sắc nhân văn, thể hiện tinh thần lạc quan hồn nhiên và tự nhiên của con người.
Điều đáng nói nhất là tín ngưỡng phồn thực diễn ra trong bóng tối của hội làng, nhưng không mang yếu tố tục, yếu tố bản năng, yếu tố con trong con người. Tín ngưỡng phồn thực trong bóng tối, đó là tục tắt đèn nến trong đình làng vào dịp tế thành hoàng của làng La Khê Nam, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), ngày 6-7 tháng giêng âm lịch. Làng La Khê Nam thờ thành hoàng là thần ăn trộm, khi tế thần xong, người ta tắt đèn để thần dễ bề hoạt động. Trong thời gian đèn tắt, làng cho phép trai gái sờ soạng nhau đến khi đèn sáng thì thôi. Hoặc trong hội thi nấu xôi vào 9 giờ tối, ngày 5 tháng giêng âm lịch của làng Ném, huyện Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh. Trong cuộc thi này, hai giáp thi nhau. Giáp nào nấu xôi xong trước thì tắt đèn trong đình khiến giáp kia không tiếp tục nấu được nữa. Thời gian tắt đèn khoảng một giờ, lúc này, trai gái tha hồ tiếp cận nhau bằng đôi tay. Thậm chí có làng qua tục "ngọn đèn dầu tắt" trong hội lễ này, còn cho phép nếu cô gái nào có thai sẽ không bắt vạ “gọt gáy bôi vôi”.
Nếu nhìn vào hiện tượng thì hành động của trai gái làng trong thời gian tắt đèn ở các hội làng là không lành mạnh. Nhưng nhìn từ yếu tố văn hóa, tín ngưỡng phồn thực thì đó là hình thức như “tháo khoán” của nam nữ vùng cao Tây Bắc, Việt Nam. Chính từ những gì tưởng chừng sàm sỡ ấy đã đưa con người về với “cổ mẫu” trong lí thuyết tâm phân học “vô thức tập thể” của K. Jung, với khát vọng sinh sôi phát triển mọi con người và mọi loài, chứ chưa hẳn là ẩn ức tính dục”, cái libido của S. Freud. Còn cho là phải, thì đó là cái giải phóng “ẩn ức”, chống lại “chủ nghĩa khắc kỉ” trong tình dục của xã hội phong kiến của dân quê Việt Nam. Hiểu thế nào, vẫn thấy bóng tối ấy là sự thật, sự thật về con người mà những kẻ đạo đức giả vênh mặt lên án.
Hơn nữa, từ góc nhìn văn hóa, ở Việt Nam có rất nhiêu làng quê có tục rước sinh thực khí trong ngày hội. Có thể kể một số làng tiêu biểu : làng Khúc Lạc và Di Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Làng Bích, vệ, tỉnh Phú Tho; làng Đức Bác, huyện Lập Thạnh, tỉnh Vĩnh Phúc,… Những làng này thờ dâm thần, trong lễ hội có rước sinh thực khí. Người ta dùng gỗ vông đẽo thành cái chày (còn gọi là bông) biểu tượng cho dương vật người nam, dùng mo cau biểu tượng cho âm vật của người nữ, còn gọi Nõ nường. Người ta dùng hai vật này để tế, tế xong họ rước đi bằng nhiều hình thức, nhưng cơ bản là hát múa làm sao cho chúng giao phối với nhau ba lần. Nếu được như vậy, dân làng tin, năm nay nhiều gia đình sẽ có con trai, cả làng sẽ làm ăn phát đạt. Vậy thì, chuyện trai gái sờ soạng nhau trong bóng tối của ngọn đèn dầu tắt âu cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Cho nên, ai dám bảo đó là dâm tục.
Thú vị nhất là từ mảnh đất hiện thực cuộc sống ấy, tín ngưỡng phồn thực đã đi vào thơ ca. Một trong những nhà thơ tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực này là Hồ Xuân Hương. Với những “Đánh đu”, “Cái quạt”, “Trái mít”… đã thể hiện sự hóa thân thi ca của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Đọc những câu thơ :
Trai đu gối hạc lom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Hay :
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Ai dám nói rằng Hồ Xuân Hương đưa “sex” vào thơ. Không đó là văn hóa, đó là tín ngưỡng phồn thực đã đi vào thơ người Cổ Nguyệt này. Đó là cái phần bóng tối nhưng sáng, rất người của thơ Xuân Hương.
Hiểu như thế mới thấy sự thật trong bóng tối, thấy truyền thống trong văn hóa, thấy cha ông xưa sống thật, không hề mang khuôn mặt tô son trát phấn đạo đức như thế nào. Ở đây, bóng tối không đồng lõa với tội ác mà làm sáng đẹp một nét văn hóa. Ở đây “ngọn đèn dầu tắt”, nhưng không phải “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, bởi nó phản ánh nét độc đáo của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Hoàng Dục, 28-1-2013
_______________________
Việt văn thời trung học là dấu ấn muôn thuở của một kiếp người, bạn mình làm tôi nhớ quá Trung học PCT một thời phải thuộc "Đề Miếu Nàng Trương và những vần thơ bất hủ của bà Hồ Xuân Hương.
Trả lờiXóaBữa ni mới chộ lại bạn mình. Lâu quá! Chúng ta, ai cũng có một thời để nhớ để yêu, nhưng yêu nhất nhớ nhất vẫn là thời mới lớn cái thời trung học ấy. Cám ơn bạn mình đã đồng điệu.
Trả lờiXóa