Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

684. THỬ BẢO KHÁNH TỰ BÍCH GIAN ĐỀ

Chùa Tam Thai, Ngũ Hành Sơn
THỨ BẢO KHÁNH TỰ BÍCH GIAN ĐỀ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Trước cảnh đẹp, cảm xúc mà không nói thành lời, không tìm được tứ thơ thì lòng sầu muộn. Xem ra thi hứng không tự tìm đến. Thi nhân là người biết nuôi dưỡng cái hứng làm thơ. Niềm rung động thơ luôn như sóng vỗ bờ, thơ mới dạt dào tuôn chảy. Hứng cạn thơ khô không do trời đất mà do lòng người vậy.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

683. ĐỀ ĐỘNG HIÊN ĐÀN VIỆT GIẢ SƠN

Động Tàng Chơn, Đà Nẵng
 ĐĐỘNG HIÊN ĐÀN VIỆT GIẢ SƠN

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ cảm tác. Sư Huyền Quang đến thăm Động Hiên thấy một hòn non bộ đẹp nên đề thơ. Đề núi non bộ chỉ là hiển ngôn thơ. Mạch ngầm cảm xúc chính là mừng cho Động Hiên đã tỉnh thức, đã tìm thấy sự thanh thảnh của tâm hồn. Đó là hạnh phúc giữa đời thường bụi bặm mà không phải ai cũng có thể có được nếu không biết buông bỏ.

Nhưng làm sao để buông bỏ? Khó thay!

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

682. TẶNG SĨ ĐỒ TỬ ĐỆ

Thác Dray sap, Đắc Nông

TẶNG SĨ ĐỒ TỬ ĐỆ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ ca ngợi thú ẩn dật tiêu dao. Hai câu đầu mang màu sắc triết lý về thân phận con người, về danh lợi, về sự sống và cái chết. Giàu sang như mây nổi cứ chậm chạp đến, còn đời người như nước hối hả qua mau. Trong sự nghiệt ngã của vũ trụ, của đời sống, sao con em không chọn lựa cho mình một lối sống thích thản. Đó là về sống giữa thiên nhiên, ngày nghe suối róc rách, hưởng gió thông mát mẻ, thưởng thức chén trà tiêu tao ngày tháng.

Bài thơ thể hiện quan niệm của thiền sư và cũng là một người xưa. Người nay nghĩ thế nào? Chọn lối khác hay quay lưng, cùng một lối hay chỉ dung hợp giữa thế giới đa cực và phân cực này.

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

681. QUÁ VẠN KIẾP

 QUÁ VẠN KIẾP

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Đây là bài thơ sư Huyền Quang cảm tác khi qua địa danh lịch sử Vạn Kiếp. Vạn Kiếp nơi gặp gỡ của “Lục đầu giang” thuộc Chí Linh, Hải Dương đã ghi dấu chiến tích giữ nước của quân dân nhà Trần năm 1285. Nơi đây cũng là chứng tích đại bại thảm hại của 50 vạn quân Nguyên mà hình ảnh Thoát Hoan chui ống đồng giấu mình trốn về nước là một điển hình sinh động.

Qua địa danh lịch sử này, sư Huyền Quang thấy người đất Lạng Sơn hùng mạnh như nước chảy về đông đang lùi về dĩ vãng. Bởi trước sự chảy trôi của thời gian, tất cả chỉ như bóng chớp lóe lên rồi lụi tàn. Có ngậm ngùi ngoái nhìn cũng chỉ thấy non xưa sừng sững và trên không chim nhạn lửng lơ bay.

Cái lẽ sắc không mầu nhiệm thay!