玄光禪師
Huyền Quang thiền sư
Đây là bài thơ sư Huyền Quang cảm tác khi qua địa danh lịch sử Vạn Kiếp. Vạn Kiếp nơi gặp gỡ của “Lục đầu giang” thuộc Chí Linh, Hải Dương đã ghi dấu chiến tích giữ nước của quân dân nhà Trần năm 1285. Nơi đây cũng là chứng tích đại bại thảm hại của 50 vạn quân Nguyên mà hình ảnh Thoát Hoan chui ống đồng giấu mình trốn về nước là một điển hình sinh động.
Qua địa danh lịch sử này, sư Huyền Quang thấy người đất Lạng Sơn hùng mạnh như nước chảy về đông đang lùi về dĩ vãng. Bởi trước sự chảy trôi của thời gian, tất cả chỉ như bóng chớp lóe lên rồi lụi tàn. Có ngậm ngùi ngoái nhìn cũng chỉ thấy non xưa sừng sững và trên không chim nhạn lửng lơ bay.
Cái lẽ sắc không mầu nhiệm thay!
Nguyên tác:
過萬劫
諒州人物水流東,
百歲光陰撚指中。
回首故山凝望處,
數行歸雁帖晴空
Phiên âm:
QUÁ VẠN KIẾP
Lạng Châu nhân vật thuỷ lưu đông,
Bách tuế quang âm nhiển chỉ trung.
Hồi thủ cố sơn ngưng vọng xứ,
Sổ hàng qui nhạn thiếp tình
không.
Dịch nghĩa
QUA VẠN KIẾP
Nhân vật đất Lạng Châu như nước chảy
về đông,
Trăm năm bóng quang âm chỉ trong
nháy mắt.
Ngoảnh lại non xưa, nhìn đăm đắm,
Vài hàng chim nhạn về Bắc in bóng
giữa trời quang
Dịch thơ:
QUA VẠN KIẾP
Lạng
Châu người tựa nước về đông,
Nháy
mắt trăm năm như bóng quang.
Ngoảnh
lại non xưa đau đáu nhớ,
Vài
hàng chim nhạn lửng bầu không.
Hoàng Dục dịch
Đà Nẵng, 2-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét