Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

637. ĐỀ THƠ Ở ẤP PHÍA NAM ĐÔ THÀNH

           

Phượng Hoàng cổ trấn (TQ)
ĐỀ ĐÔ THÀNH NAM TRANG

        Thôi Hộ là một thi nhân đời Đường, chưa rõ ngày sinh ngày mất, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông (742 - 805).

Ông tự là Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa. Tương truyền ông vốn là người phong nhã nhưng sống khép kín, ít giao du Về đường khoa cử lại rất lận đận, Mãi đến năm796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ mới đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Ông nổi tiếng nhờ bài thơ “Đề tích sở kiến xứ”.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

636. NHỚ LẦU HẠC VÀNG

Vườn Quốc Gia Chiang Mai, Thái Lan

 HOÀNG HẠC LÂU

           Thôi Hiệu

 

Thôi Hiệu (704-754) nhà thơ đời Đường, người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông đổ Tiến sỹ năm 723, làm quan đến chức Tư Huân ngoại lang. Ông rất nổi tiếng trong làng văn bút đương thời nhưng chỉ để lại khoảng 40 bài thơ, trong đó nổi tiếng hơn cả là Hoàng Hạc lâu. Tương truyền, khi Lý Bạch đến thăm lầu Hoàng Hạc trên núi Xà Sơn, bên sông Dương Tử, thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Hoa; thấy trên tường có bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, ông vứt bút ngẩng đầu than:

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

635. NGHĨ TRONG THÁNG MƯỜI MỘT

Trường THPT chuyên Lê Quý Đà Nẵng

NGHĨ TRONG THÁNG MƯỜI MỘT

 Tháng 11, đã già hơn nửa. Cũng gần ngày Nhà giáo Việt Nam. Mình cũng đã thêm một tuổi. Tuổi chồng chất tuổi. Những háo hức tháng mười một hình như nhạt dần.  Những suy tư không thể tìm được câu trả lời đang ám vào tâm trí. Người ta thường bảo, tuổi lớn hay cả nghĩ và tuổi lớn người ta cũng rất lẩn thẩn. Mình không  nghĩ như vậy. Tuổi lớn thường bao dung, buông bỏ bởi họ đã có những trải nghiệm sâu sắc trong hoạt động sống của mình.