Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

663. TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BIẾT TÌM NIỀM VUI RIÊNG

TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BIẾT TÌM NIỀM VUI RIÊNG

Hôm nay, ngày 01-04-2021, kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sỹ, nhớ lời ca ngập tràn ánh sáng của niềm tin, ngập tràn tình yêu cuộc sống của ông. Với Trịnh, không có cuộc sống khổ ải, chỉ có con người không biết tự tìm niềm vui cho mình. Cũng vì thế mà cái nhìn trong nhạc Trịnh là cái nhìn bao dung và yêu sống. Nếu không có cái nhìn thấm đậm triết lý sống ấy thì làm sao có được: Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng (…) Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng/ Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh (Tôi ơi, đừng tuyệt vọng), Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi. (…) Hãy yêu ngày tới/ Dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui (Để gió cuốn đi), Đường nào dìu tôi đi đến cơn say/ Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời/ Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy/ Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi (Bên đời quạnh hiu), Tôi con chim thanh bình/ Mơ được sống hồn nhiên/ Như hoa trên đồng xanh/ Một sớm kia rất hồng (Như chim ưu phiền),…

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

662. NGẬM NGÙI VĂN THÁNH


NGẬM NGÙI VĂN THÁNH

Mỗi lần về quê, ngang qua Văn Thánh, tôi đều dừng chân, hướng vọng giây lát như là một tập tính văn hóa của lòng biết ơn và niềm tự hào. Đó là lòng biết ơn và tự hào về các bậc tiền nhân đã dày công tạo dựng Kế Môn trở thành một làng cổ văn hiến với nghề kim hoàn nổi tiếng khắp Đàng Trong, với truyền thống hiếu học, đã sản sinh những bậc đại khoa, những danh sỹ có tinh thần duy tân đất nước. Như thế, Kế Môn là một không gian văn hóa truyền thống đặc trưng mà đền Văn Thánh là một biểu tượng.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

661. SƠN VŨ

Nhà thờ Tổ Kim hoàn tại làng Kế Môn

SƠN VŨ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Bài thơ như một bức họa một đêm thu chốn núi non. Có làn gió thu khẽ lay động bức rèm. Có tiếng dế rầu rĩ kêu suốt đêm. Đối lập với hoạt động của gió và tiếng dế là sự yên tĩnh. Căn nhà nằm im lìm dưới giàn dây leo xanh biếc. Thiền giả trong ngôi nhà kia, tâm đã tịnh. Bức tranh như vậy tưởng như có sự đối lập giữa tĩnh và động, giữa tạo vật với con người. Kỳ thực không có sự tương phản, đối ngịch nào ở đây cả. Sự sống của tạo vật và con người đang vận hành theo lẽ tự nhiên. Tất cả hài hòa, không bị chia tách bởi hình tướng. Thiền ngộ là vậy chăng?

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

660. AI PHÙ LỖ

Chùa Phú Sơn, Quảng Nam
AI PHÙ LỖ

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Những ngày này, những ai thích nhà văn chân chính, những ai muốn thoát ra khỏi đường hầm ẩm tối nhưng được trang trí đủ loại hoa, những ai không muốn vong thân giữa một vườn văn lửa rơm đều nhớ về Nguyễn Huy Thiệp vừa giã từ cõi tạm ngày: 20-03-2021. Thế giới trong trang văn của Nguyễn Huy Thiệp là một thế giới phân cực. Một cực bị xã hội hóa quá rốt ráo nên dung tục, tàn nhẫn và vô đạo. Thế giới khác còn mang màu sắc nguyên sơ nên trong, lành và sáng. Đó là thế giới được gọi tên là rừng, là đồng quê,… Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp vạch một đường sâu, đậm chia tách rõ ràng hai thế giới nghệ thuật đó. Đúng hơn ngòi bút của ông như một con dao giải phẫu tách bạch những mô lành, những tế bào ác trong thân thể của bệnh nhân có tên xã hội Việt đương đại. Rồi đem chúng trưng ra bằng những câu văn sắc, gọn và đầy ám ảnh.

Nghĩ về nhà văn, không hiểu sao lại liên tưởng đến bài thơ AI PHÙ LỖ của Thiền sư Huyền Quang.

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

659. ĐỀ ĐẠM THỦY TỰ

Chùa Chén kiểu (Sa Lon), Sóc Trăng
ĐỀ ĐẠM THỦY TỰ

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Một buổi chiều đẹp. Quanh ngôi đình Đạm Thủy, nội cỏ trải ra xanh nghít. Núi cũng xa xanh dưới ánh chiều của ngày tàn. Tạo vật giàu sức sống và ánh lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Ngôi đình nói lên sự hiện diện của  người, đúng hơn là nghệ thuật kiến trúc đình chùa của người Việt xưa. Dẫu có bàn tay của con người, cảnh quan vẫn có sự hài hòa và tôn vinh lẫn nhau giữa kiến trúc thiên tạo và nhân tạo. Cảnh thanh bình và tĩnh lặng. Trước cảnh đẹp, hồn thiền sư lâng lâng. Nhân đi qua con đường mà nhà vua đa đi để đến am thiền, thiền giả vui vẻ giúp nhà chùa thỉnh chuông công phu và nhặt những cánh hoa tàn rợi rụng trong sân chùa. Cảnh đẹp. Con người trong thơ cũng đẹp, một vẻ đẹp của sự hiểu đạo và sống vui với đạo.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

658. THẠCH THẤT

Chùa VẠN PHƯỚC, làng Kế Môn
THẠCH THẤT

玄光禪師
 Huyền Quang thiền sư

Bài thơ tái hiện cuộc sống giản dị, thanh bạch của bậc thiền giả. Con người sống thuận theo lẽ tự nhiên, tương giao với vũ trụ. Con người chăm lo tu tập. Vạn vật vận hành theo nhịp điệu của thời gian. Thế nhưng, con người và vạn vật không phải là hai thực thể riêng biệt. Con người với tạo vật giao hòa tưởng không có sự biện biệt giữa hữu hạn và vô cùng. Khi con người dỡ bỏ rào chắn của cái tôi, mở toang tâm hồn bằng trí Bát Nhã thì sẽ “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Kinh Kim Cương). Lúc ấy, cái hữu hạn sẽ gặp cái vô cùng. Đó chính là thời khắc giác ngộ, đạt cảnh giới Phật. 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

657. NGỌ THỤY

Chiếu Quán Đường, Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc.
NGỌ THỤY

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn. Hai câu đầu tái hiện bức tranh sơn thủy hữu tình. Núi và khe suối sạch trong vì được tắm gội bởi cơn mưa rừng. Rừng phong cũng được mát mẽ sau giấc ngủ say. Giữa phong cảnh an bình và trong sáng ấy, nhà thơ cũng vào giấc ngủ trưa với  giấc mơ nhìn lại toàn cõi trần gian đẹp đẽ. Khi tỉnh dậy, cảm xúc thơ dâng trào. Tâm hồn trở nên vô nhiễm, thanh tịnh như nhiên.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

656. TRÚ MIÊN

Cổng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
TRÚ MIÊN

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư

Bài thơ toát lên tinh thần tự tại. Con người sống hài hòa với thiên nhiên, không âu lo, không tính toán thiệt hơn. Sống theo nhịp đập của tự nhiên. Không cưỡng cầu, không chấp ngã. Đặc biệt câu khai như mở ra một lớp nghĩa đúng với tinh thần thiền tông. Các thiền sư luôn tâm niệm: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (一日不作一日不食), một thanh quy  của Tu viện Tùng Lâm do Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải đời Đường lập nên. Câu này có nhiều cách hiểu. Có nhà Phật học bảo: Người hành thiền luôn ý thức không ăn cơm của Phật một cách lãng phí. Lại có thức giả bình: Đây là triết lý tự nhiên về hoạt động tích cực trong đời sống của con người. Cũng có người hiểu đạo cắt nghĩa: Người hành thiền tuy không xem trọng những gì thuộc về hình tướng vì biết đó đều là giả tạo, nhưng không phải vì vậy mà trở nên buông thả, dễ dãi đối với mọi sinh hoạt của thân tứ đại này.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

655. XUÂN NHẬT TỨC SỰ

Chùa Hội Phước, Quảng Nam
XUÂN NHẬT TỨC SỰ

玄光禪師

Huyền Quang thiền sư

Theo nhóm biên soạn Thơ văn Lý Trần, T.II, xuất bản năm 1989, bài thơ này do Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái sáng tác. Gần đây, năm 1984, GS Lê Mạnh Thát cho bài thơ này do Thiền sư Ảo Đường Nhân Trung  (đời Tống) sáng tác. Đến năm 2017. Đoàn Lê Giang trong bài viết “Xuân nhật tức sự”-Hành trình đi tìm tác giả bài thơ, bằng những luận chứng khoa học, đã khẳng định: “Xuân nhật tức sự vốn là bài Xuân nữ oán của Chu Giáng (*) đời Đường được Thiền sư Ảo Đường Trung Nhân đời Tống sửa lại theo kiểu “nghĩ cổ” (mô phỏng người xưa), một cách sáng tác thường thấy của các Thiền sư: mô phỏng bài thơ trước để lồng vào đó ý tưởng Thiền của mình. Việc dùng thơ diễm tình để giác ngộ là một pháp môn thường thấy trong việc giác ngộ Thiền thời Đường, Tống. Trong trường hợp này, Thiền sư Ảo Đường Trung Nhân lấy một bài thơ tình, có tính chất diễm sắc để nói về cái vô thường và cái tâm giác ngộ”.