Chùa Phú Sơn, Quảng Nam |
玄光禪師
Huyền Quang thiền sư
Những ngày này, những ai thích nhà văn chân chính, những ai
muốn thoát ra khỏi đường hầm ẩm tối nhưng được trang trí đủ loại hoa, những ai
không muốn vong thân giữa một vườn văn lửa rơm đều nhớ về Nguyễn Huy Thiệp vừa
giã từ cõi tạm ngày: 20-03-2021. Thế giới trong trang văn của Nguyễn Huy Thiệp
là một thế giới phân cực. Một cực bị xã hội hóa quá rốt ráo nên dung tục, tàn nhẫn
và vô đạo. Thế giới khác còn mang màu sắc nguyên sơ nên trong, lành và sáng. Đó
là thế giới được gọi tên là rừng, là đồng quê,… Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp vạch một đường sâu, đậm chia tách rõ ràng hai thế giới nghệ thuật đó. Đúng hơn ngòi
bút của ông như một con dao giải phẫu tách bạch những mô lành, những tế bào ác
trong thân thể của bệnh nhân có tên xã hội Việt đương đại. Rồi đem chúng trưng
ra bằng những câu văn sắc, gọn và đầy ám ảnh.
Nghĩ về nhà văn, không hiểu sao lại liên tưởng đến bài thơ AI PHÙ LỖ của Thiền sư Huyền Quang.
Nguyên tác:
哀俘虜
刳血書成欲寄音,
孤飛寒雁塞雲深。
幾家愁對今霄月,
兩處茫然一種心。
Phiên
âm:
AI PHÙ LỖ
Khóa
huyết thư thành dục ký âm,
Cô
phi hàn nhạn tái vân thâm.
Kỷ
gia sầu đối kim tiêu nguyệt,
Lưỡng
xứ mang nhiên nhất lủng tâm.
(Thơ văn Lý Trần Tập II, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1988)
Dịch
nghĩa:
THƯƠNG LÍNH GIẶC
BỊ BẮT
Chích máu viết
thư muốn gửi lời,
Cánh nhạn lạnh
lùng bay xuyên qua đám mây ngoài quan ải.
Bao nhiêu nhà buồn
ngắm bóng trăng đêm nay,
Đôi nơi xa cách
nhưng tấm lòng nhớ thương chỉ là một.
Dịch
thơ:
THƯƠNG LÍNH GIẶC
BỊ BẮT
Lấy
máu viết thư muốn gửi lời,
Lẻ
loi cánh nhạn giữa mây trời.
Bao
nhà buồn ngắm trăng cao ấy,
Vẫn
nhớ thương nhau dẫu cách vời.
Hoàng Dục dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét