Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

708. HỌC XƯA ĐỂ LÀM MỚI HÔM NAY

 Vào facebook của anh Gia Nguyễn thấy anh chia sẻ một bài viết của nhà nghiên cứu Thụy Khuê từ “Đại Việt tàng thư” bàn về Cường quốc Việt Nam thời Nguyễn. Một bài viết ngắn gọn, lập ý bằng thao tác đối sánh đã làm nổi bật chủ đề về nhân cách, lối sống của vua quan triều Nguyễn. Từ đó khẳng định, chính nhân cách, lối sống,… của người lãnh đạo đất nước là nguyên nhân cốt lõi làm nên cường quốc Việt Nam ở châu Á thời bấy giờ mà Doumer và Gosselin đã viết trong tác phẩm của họ. Bài không có tiêu đề. Xin phép được đăng lại với tiêu đề tạm như sau: HỌC XƯA ĐỂ LÀM MỚI HÔM NAY.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

707. CẢM NGHĨ VỀ HOÀNG ĐẾ GIA LONG

Gần đây, Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức Hội thảo về vua Gia Long. Các nhà nghiên cứu đã có những ý kiến kiến giải về công lao to lớn của vua Gia Long mang tính khoa học. Cộng đồng mạng cũng góp phần vừa truyền tải thông tin vừa sao lục những tài liệu quý về vị vua mở đầu triều Nguyễn giúp người có cái nhìn khác, sâu sắc hơn, khoa học hơn, thoát li hẵn cái nhìn chính trị hay cái nhìn sơ lược phiến diện về Ngài. Bài “Cảm nghĩ về Hoàng đế Gia Long” của GS Trần Quốc Vượng sau đây được trích từ facebook Lê Văn Thông sẽ cho ta cái nhìn khách quan, đa chiều hơn.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

706. ĐI TÌM SỰ THẬT LỊCH SỬ VỀ VUA GIA LONG

 

Đọc bài của Thụy Khuê, thấy cần lưu giữ một tư liệu quý về người viết sử và về vị vua lập nên triều Nguyễn, đưa Việt Nam trở thành cường quốc Đông Á. Vì vậy mạn phép xin tác giả được chép vào đây.

ĐI TÌM SỰ THẬT LỊCH SỬ  VỀ VUA GIA LONG…

(Thụy Khuê)

 Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.