Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

642. LƯƠNG CHÂU TỪ I

      LƯƠNG CHÂU TỪ I

Thiên môn sơn-TQ
        Vương Hàn

Vương Hàn (687-735) tự Tử Vũ, người đất Tấn Dương (nay thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Ông đỗ tiến sĩ vào năm Cảnh Vân nguyên niên (710) đời Đường Duệ tôn. Ông được đề bạt giữ chức Huyện úy Xương Nhạc (nay thuộc thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông). Năm Khai Nguyên thứ 9 (721), ông làm Bí thư Chính tự, trông coi việc thư tịch.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

641. GIẤC MỘNG TƯƠNG TƯ

Hai bộ phim về nàng Hwang Jin-yi
 TƯƠNG TƯ MỘNG

   Sang trang phây của Đinh Bá Truyền và Người Nước Huệ (Trần Đức Anh Sơn) gặp bài thơ này của Hwang Jin-yi (*), một nữ thi sỹ nổi tiếng và cũng là một Gisaeng lừng danh của Triều Tiên đầu thế kỷ 16. Bài thơ được viết theo thể Cổ phong luật Đường. Hai anh đã dịch bài thơ, nhưng cũng xin mạn phép được thêm một phiên bản khác.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

640. ĐẾN KIM LĂNG THĂM PHỤNG HOÀNG ĐÀI

Phượng hoàng cổ trấn, TQ

ĐĂNG KIM LĂNG PHỤNG HOÀNG ĐÀI

                           Lý Bạch

            Bài thơ này tương truyền Lý Bạch sáng tác sau khi đọc bài thơ của Thôi Hiệu đề ở Hoàng hạc lâu. Có người cho rằng vì ganh tài với họ Thôi mà thi tiên viết bài thơ này, cho nên câu chữ của “Đăng Kim Lăng Phụng hoàng đài” phảng phất màu của “Hoàng hạc lâu”. Thực hư thế nào cũng khó xác định. Có lẽ đây chỉ là giai thoại để cho chuyện thơ thêm đậm đà ý vị mà thôi. Căn bản nội dung tư tưởng của hai bài thơ có sự khác biệt. Nếu căn cứ vào văn bản thơ thì “Hoàng hạc lâu” ẩn chứa tấc lòng hoài nhớ quê hương của Thôi Hiệu, còn “Đăng Kim Lăng Phụng hoàng đài” lại thấm đẫm nỗi sầu trước triều đại đã mất, trước sự vắng bóng của người xưa trong sự biến thiên vũ trụ của Lý Bạch. Hai câu thơ cuối của bài thơ thể hiện rõ nội dung tư tưởng này.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

639. HAI ĐỨA TRẺ MỘT CÂY CẦU

Cầu Ông Hổ Tuy Hòa
Đọc facebook của một người bạn, thấy đăng bài giới thiệu nhà văn Nguyễn Mạnh Côn và truyện ngắn  HAI ĐỨA TRẺ MỘT CÂY CẦU của ông, bỗng nhớ lại mình ngày xưa, nhớ lại người Việt thời khổ nạn chiến tranh. Dẫu đã đọc truyện ngắn này, nhưng bây giờ đọc lại vẫn không khỏi ngậm ngùi, day dứt cho thân phận con người. Con người sinh ra đã chịu khổ nạn trong vòng vây của sinh-lão-bệnh-tử. Tưởng đã đủ khổ ải rồi, hóa ra bị bồi thêm thiên tai, bồi thêm nhân họa-cái họa của tham-sân-si, khiến con người trở thành vật thế thân cho đồng loại. Bi kịch muôn đời của con người là ở đó.   

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

638. CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

Vườn hoa QG, Taiwan
 Lý Bạch (701-762), tên chữ là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sỹ, quê ở Lũng Tây, Cam Túc, Trung Quốc. Ông là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng bậc nhất trong văn học đời Đường và trên thi đàn Trung Quốc. Người đời xưng ông là bật Thi Tiên và thêu dệt, phủ lên đời ông nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền thoại. Bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) dưới đây là một bài thơ độc đáo của ông.