Lục lại tài liệu cũ, bắt gặp những bài thực hành của các em học sinh lớp C các năm tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Những bài làm gợi nhớ một thời đứng lớp, nên đăng lên blog để làm kỉ niệm. Bài "Nhân vật trứ tình trong "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu" do ba em : Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phan Nữ Uyên Nhi và Châu Mai Hoàng Uyển biên soạn năm lớp 11.
Từ xưa đến nay, văn học luôn là tấm gương phản ánh khách quan bộ mặt đất nước và hiện thực xã hội. Trong xã hội phong kiến, văn học trung đại với những tác giả và tác phẩm tiêu biểu đã thổi bùng lên những tình cảm, ý thức, tư tưởng của con dân Việt Nam để xua tan màn đêm tăm tối. Với hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, nhà thơ Phan Bội Châu đã mang đến một luồng gió mới mẻ trong nhận thức của những con người yêu nước.
Phan Bội Châu, nhà thơ, nhà cách mạng lớn của dân tộc thường được gọi với cái tên trìu mến “ông già Bến Ngự”. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ văn của ông có sức chiến đấu mạnh mẽ, "đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi". Giá trị của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở cảm xúc cách mạng chân thành, sôi nổi. Ông nói thẳng và cổ vũ trực tiếp cho cách mạng. Bài thơ Xuất dương lưu biệt thể hiện những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu. Năm 1905, sau khi Duy tân hội được thành lập, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Xuất dương lưu biệt được sáng tác trong buổi chia tay lên đường. Bài thơ đăng lần đầu trên tạp chí Binh sự Hàng Châu số 34 tháng 2 năm 1917. Bài thơ đã gây xúc động trong lòng bạn đọc bởi ý thức trách nhiệm giải phóng đất nước ra khỏi ách thực dân của tác giả. Và đặc biệt hơn cả, hình tượng nhân vật trữ tình đầy mới mẻ trong bài thơ đã giúp bài thơ tỏa sáng rực rỡ,:
Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại là phương thức bộc lộ ý thức nhà thơ. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả. Nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát như một tính cách văn học được xây dựng trên cơ sở lấy sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu, là hình tượng để nhà thơ thổ lộ tình cảm chân thành của mình trong những tình huống trữ tình. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình trong thơ thống nhất nhưng không đồng nhất với cái tôi nhà thơ, là hình tượng trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tình cảm. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” đã khắc họa được hình tượng nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp riêng, thể hiện tư tưởng, tình cảm cũng như ý thức cá nhân của Phan Bội Châu.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, tác giả đã thể hiện rõ ràng quan niệm của mình về chí làm trai của nhân vật trữ tình. Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trời đất tự chuyển vần. Chí làm trai cũng đã được đề cập trong rất nhiều bài thơ cùng thời kì :
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể(Nguyễn Công Trứ - Chí khí làm trai)
Hay trong bài thơ “Tỏ lòng” của nhà thơ Phạm Ngũ Lão:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu Vẫn tiếp tục thể hiện chí làm trai của văn học truyền thống nhưng Phan Bội Châu đã mang đến cho chí khí ấy một sắc màu, một khí thế mới, hiện đại hơn.Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm điều kì lạ, kì tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước. Làm trai là phải tung hoành ngang dọc, dời non lấp bể: Ở câu thứ hai, Phan Bội Châu viết “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy. Nội lực mạnh mẽ phi thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để càn khôn tự chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các đấng mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách mạng. Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Nhà thơ chuyển chữ “ta” thành chữ “tớ” ở câu thơ thứ ba . “Tớ” phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực. Cái tôi này chẳng những khẳng đinh trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch sử. Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử. Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử. Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình.
Dầu sao trong bốn câu đầu này chỉ mới nói đến điều phải “lạ”, mà chưa nói rõ “việc lạ” cần làm là gì? Bốn câu tiếp theo sẽ dần dần làm sáng lên điều đó. Hai câu luận là một sự nhìn nhận phi thường:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si Câu trên đã gợi ra một thực tại đau lòng của nước ta: Khi chủ quyền đã về tay kẻ ngoại bang, thì non sông xem như đã chết. Sống mà không có quyền làm chủ là sống nhục. Bốn chữ “giang sơn tử hĩ” chất đầy đau đớn và phẫn uất. Phan Bội Châu không phủ nhận nho học, đạo lí Khổng Mạnh nhưng cần phải biết rằng : Hiền thánh đã vắng bóng thì có đọc sách cũng ngu thôi! Người con trai sống mà không làm gì cho đất nước thì chỉ thêm nhục. Bởi đó là nhắm mắt quay lưng cho “càn khôn tự chuyển đi”, là phó mặt mình cho đời xoay vần. Tất cả những gì thiêng liêng xứng đáng với một bậc nam tử coi như đã chết. Nhà thơ chối bỏ phương pháp học cũ, lối học từ chương, một nền học cũ còn thiếu về khoa học, nặng lí thuyết, nhẹ thực hành. Chối bỏ nền học vấn cũ đầy tinh thần cách mạng. Đọc hai câu thơ của Phan Sào nam mà ngỡ như nghe đâu đây giọng thơ của Nguyễn Khuyến :
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.(Ngày xuân dặn con cháu)
Nhưng vẫn rất khác. Thơ Nguyễn Khuyến ngậm ngùi mà hoài nghi, hoài nghi ích lợi của sách vở, hoài nghi cái học của ngày xưa. Còn thơ Phan Bội Châu phủ định “tụng diệc si”. Phan Bội Châu không phủ nhận đạo lí thánh hiền, không hoài nghi tư tưởng Khổng Mạnh vì bối cảnh của nhà thơ khác với Nguyễn Khuyến lúc ấy. Với Tam nguyên Yên Đỗ, ông chọn con đường về ở ẩn nên bị giằng xé, vì thế dẫn đến hoài nghi. Phan Bội Châu lại chọn con đường khác, ông là con người cách mạng đầy nhiệt huyết, khao khát cách tân đất nước, phủ nhận những cái cũ đầy triệt để và mạnh mẽ. Ông đưa ra một lí lẽ vô cùng xác đáng : cái học cũ không mang đến cho thế hệ mới cách nhìn đầy đủ để xây dựng đất nước. Vì thế, kẽ sĩ hiện đại phải có hành động xứng đáng. Hành động kiệt xuất phi thường ấy bây giờ chính là: Xuất dương tìm đường cứu nước.
Đứng trước thực tại của xã hội như thế, Phan Bội Châu đã quyết tâm nói lên tiếng nói của mình:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thơ Quận He:
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán,
Phá vòng vây bạn với Kim Ô. Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Phong trào Đông Du mà ông là người chủ trương và việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càng khôn. Đọc đến đây, ta liên tưởng như những đợt sóng đang dậy lên trong trí tưởng tượng của tác giả. Thể hiện tâm thế, tư thế của nhân vật trữ tình muốn lao ngay vào môi trường mới mẻ, sôi động; muốn bay lên làm quẫy sóng đại dương, bay lên cùng với những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng. Làn sóng sôi sục muốn ra đi tìm đường cứu nước. Câu kết đã làm cho thể thơ tuyên truyền chính trị trở thành thơ trữ tình chính trị, thể hiện được tình yêu tổ quốc của nhà thơ trước thực tại đau lòng của nước nhà.
"Lưu biệt khi xuất dương" thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất.
Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người.
Phan Bội Châu đã sử dụng bút pháp ước lệ phóng đại nhưng đầy mới mẻ ở chỗ đã thổi hồn vào hình tượng nhân vật trữ tình để làm bật lên ý thức về cái tôi của mình, cái tôi luôn thao thức vì sự sống còn của giống nòi dân tộc. Nếu những câu thơ đầu “cái tôi” hiện ra trước càn khôn, trước Bách niên trung, Thiên tải hậu những chiều kích kì vĩ của không gian và thời gian thì những câu thơ sau cái tôi càng hiện ra sắc nét với tất cả những gì lớn lao nhất. Bút pháp ước lệ cùng giọng điệu rắn rỏi, kiên quyết cũng làm bật lên ý thức cá nhân cá thể, vươt ra quan niệm của các nhà thơ trước. Ẩn đằng sau giọng thơ đầy uy nghiêm và hùng dũng đó là tư tưởng của giai cấp dân chủ tư sản trước vận mệnh của đất nước. Tất cả những điều trên đã khắc họa một cách sắc nét hình tượng người anh hùng ý thức về cái tôi của mình, cái tôi đầy trách nhiệm. Đó là tiếng gọi lên đường của những con người yêu nước. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt”, với hình tượng nhân vật trữ tình độc đáo của nó, đã thực sự đạt được những giá trị cần thiết của một tác phẩm văn học chân chính.
Hình tượng thơ làm hiển hiện trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sôi réo trắng xóa, lạ là không vỗ vào bở mà “nhất tề phi” (cùng bay lên). Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ mộng thể hiện được tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăn hoa của nhà thơ mà cũng là nhà cách mạng. Bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Nó là tấm gương sáng ngời muôn thủa để người đời sau soi mình, thổi bùng lên lòng yêu nước của triệu triệu con người Việt Nam, làm thức dậy những giá trị tinh thần dân tộc. Đó là những giá trị bất hủ của thi phẩm "Xuất dương lưu biệt".
10-2010
Phan Bội Châu, nhà thơ, nhà cách mạng lớn của dân tộc thường được gọi với cái tên trìu mến “ông già Bến Ngự”. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ văn của ông có sức chiến đấu mạnh mẽ, "đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi". Giá trị của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở cảm xúc cách mạng chân thành, sôi nổi. Ông nói thẳng và cổ vũ trực tiếp cho cách mạng. Bài thơ Xuất dương lưu biệt thể hiện những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu. Năm 1905, sau khi Duy tân hội được thành lập, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Xuất dương lưu biệt được sáng tác trong buổi chia tay lên đường. Bài thơ đăng lần đầu trên tạp chí Binh sự Hàng Châu số 34 tháng 2 năm 1917. Bài thơ đã gây xúc động trong lòng bạn đọc bởi ý thức trách nhiệm giải phóng đất nước ra khỏi ách thực dân của tác giả. Và đặc biệt hơn cả, hình tượng nhân vật trữ tình đầy mới mẻ trong bài thơ đã giúp bài thơ tỏa sáng rực rỡ,:
Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại là phương thức bộc lộ ý thức nhà thơ. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả. Nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát như một tính cách văn học được xây dựng trên cơ sở lấy sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu, là hình tượng để nhà thơ thổ lộ tình cảm chân thành của mình trong những tình huống trữ tình. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình trong thơ thống nhất nhưng không đồng nhất với cái tôi nhà thơ, là hình tượng trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tình cảm. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” đã khắc họa được hình tượng nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp riêng, thể hiện tư tưởng, tình cảm cũng như ý thức cá nhân của Phan Bội Châu.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, tác giả đã thể hiện rõ ràng quan niệm của mình về chí làm trai của nhân vật trữ tình. Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trời đất tự chuyển vần. Chí làm trai cũng đã được đề cập trong rất nhiều bài thơ cùng thời kì :
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể(Nguyễn Công Trứ - Chí khí làm trai)
Hay trong bài thơ “Tỏ lòng” của nhà thơ Phạm Ngũ Lão:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu Vẫn tiếp tục thể hiện chí làm trai của văn học truyền thống nhưng Phan Bội Châu đã mang đến cho chí khí ấy một sắc màu, một khí thế mới, hiện đại hơn.Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm điều kì lạ, kì tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước. Làm trai là phải tung hoành ngang dọc, dời non lấp bể: Ở câu thứ hai, Phan Bội Châu viết “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy. Nội lực mạnh mẽ phi thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để càn khôn tự chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các đấng mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách mạng. Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Nhà thơ chuyển chữ “ta” thành chữ “tớ” ở câu thơ thứ ba . “Tớ” phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực. Cái tôi này chẳng những khẳng đinh trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch sử. Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử. Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử. Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình.
Dầu sao trong bốn câu đầu này chỉ mới nói đến điều phải “lạ”, mà chưa nói rõ “việc lạ” cần làm là gì? Bốn câu tiếp theo sẽ dần dần làm sáng lên điều đó. Hai câu luận là một sự nhìn nhận phi thường:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si Câu trên đã gợi ra một thực tại đau lòng của nước ta: Khi chủ quyền đã về tay kẻ ngoại bang, thì non sông xem như đã chết. Sống mà không có quyền làm chủ là sống nhục. Bốn chữ “giang sơn tử hĩ” chất đầy đau đớn và phẫn uất. Phan Bội Châu không phủ nhận nho học, đạo lí Khổng Mạnh nhưng cần phải biết rằng : Hiền thánh đã vắng bóng thì có đọc sách cũng ngu thôi! Người con trai sống mà không làm gì cho đất nước thì chỉ thêm nhục. Bởi đó là nhắm mắt quay lưng cho “càn khôn tự chuyển đi”, là phó mặt mình cho đời xoay vần. Tất cả những gì thiêng liêng xứng đáng với một bậc nam tử coi như đã chết. Nhà thơ chối bỏ phương pháp học cũ, lối học từ chương, một nền học cũ còn thiếu về khoa học, nặng lí thuyết, nhẹ thực hành. Chối bỏ nền học vấn cũ đầy tinh thần cách mạng. Đọc hai câu thơ của Phan Sào nam mà ngỡ như nghe đâu đây giọng thơ của Nguyễn Khuyến :
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.(Ngày xuân dặn con cháu)
Nhưng vẫn rất khác. Thơ Nguyễn Khuyến ngậm ngùi mà hoài nghi, hoài nghi ích lợi của sách vở, hoài nghi cái học của ngày xưa. Còn thơ Phan Bội Châu phủ định “tụng diệc si”. Phan Bội Châu không phủ nhận đạo lí thánh hiền, không hoài nghi tư tưởng Khổng Mạnh vì bối cảnh của nhà thơ khác với Nguyễn Khuyến lúc ấy. Với Tam nguyên Yên Đỗ, ông chọn con đường về ở ẩn nên bị giằng xé, vì thế dẫn đến hoài nghi. Phan Bội Châu lại chọn con đường khác, ông là con người cách mạng đầy nhiệt huyết, khao khát cách tân đất nước, phủ nhận những cái cũ đầy triệt để và mạnh mẽ. Ông đưa ra một lí lẽ vô cùng xác đáng : cái học cũ không mang đến cho thế hệ mới cách nhìn đầy đủ để xây dựng đất nước. Vì thế, kẽ sĩ hiện đại phải có hành động xứng đáng. Hành động kiệt xuất phi thường ấy bây giờ chính là: Xuất dương tìm đường cứu nước.
Đứng trước thực tại của xã hội như thế, Phan Bội Châu đã quyết tâm nói lên tiếng nói của mình:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thơ Quận He:
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán,
Phá vòng vây bạn với Kim Ô. Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Phong trào Đông Du mà ông là người chủ trương và việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càng khôn. Đọc đến đây, ta liên tưởng như những đợt sóng đang dậy lên trong trí tưởng tượng của tác giả. Thể hiện tâm thế, tư thế của nhân vật trữ tình muốn lao ngay vào môi trường mới mẻ, sôi động; muốn bay lên làm quẫy sóng đại dương, bay lên cùng với những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng. Làn sóng sôi sục muốn ra đi tìm đường cứu nước. Câu kết đã làm cho thể thơ tuyên truyền chính trị trở thành thơ trữ tình chính trị, thể hiện được tình yêu tổ quốc của nhà thơ trước thực tại đau lòng của nước nhà.
"Lưu biệt khi xuất dương" thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất.
Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người.
Phan Bội Châu đã sử dụng bút pháp ước lệ phóng đại nhưng đầy mới mẻ ở chỗ đã thổi hồn vào hình tượng nhân vật trữ tình để làm bật lên ý thức về cái tôi của mình, cái tôi luôn thao thức vì sự sống còn của giống nòi dân tộc. Nếu những câu thơ đầu “cái tôi” hiện ra trước càn khôn, trước Bách niên trung, Thiên tải hậu những chiều kích kì vĩ của không gian và thời gian thì những câu thơ sau cái tôi càng hiện ra sắc nét với tất cả những gì lớn lao nhất. Bút pháp ước lệ cùng giọng điệu rắn rỏi, kiên quyết cũng làm bật lên ý thức cá nhân cá thể, vươt ra quan niệm của các nhà thơ trước. Ẩn đằng sau giọng thơ đầy uy nghiêm và hùng dũng đó là tư tưởng của giai cấp dân chủ tư sản trước vận mệnh của đất nước. Tất cả những điều trên đã khắc họa một cách sắc nét hình tượng người anh hùng ý thức về cái tôi của mình, cái tôi đầy trách nhiệm. Đó là tiếng gọi lên đường của những con người yêu nước. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt”, với hình tượng nhân vật trữ tình độc đáo của nó, đã thực sự đạt được những giá trị cần thiết của một tác phẩm văn học chân chính.
Hình tượng thơ làm hiển hiện trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sôi réo trắng xóa, lạ là không vỗ vào bở mà “nhất tề phi” (cùng bay lên). Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ mộng thể hiện được tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăn hoa của nhà thơ mà cũng là nhà cách mạng. Bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Nó là tấm gương sáng ngời muôn thủa để người đời sau soi mình, thổi bùng lên lòng yêu nước của triệu triệu con người Việt Nam, làm thức dậy những giá trị tinh thần dân tộc. Đó là những giá trị bất hủ của thi phẩm "Xuất dương lưu biệt".
10-2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét