Những phiên chợ quê đã hóa thân vào thơ và đem đến cho người đọc bao xúc cảm, một trong những bài thơ đó là “Chợ Đồng” của cụ Tam Nguyễn Yên Đỗ :
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
Đó là cảm xúc trước tấm lòng đối với quê hương, với người dân quê của nhà thơ. Nhưng điều làm người đọc giật mình đến bâng khuâng là lớp trầm tích văn hóa sau tiếng nói trữ tình của nhà thơ làng Vị Hạ.
Nhan đề bài thơ gợi ra hình ảnh một chợ quê : Chợ Đồng - một phiên chợ đông vui vào những ngày giáp Tết của vùng quê Yên Đỗ. Theo nhiều tư liệu, chợ Đồng chính là chợ Và. Chợ nằm gần sát khu vực Đình Và - một ngôi đình cổ ba gian - thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Những phiên chợ bình thường trong năm vẫn họp ở đó. Chỉ riêng ngày 24 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân lại họp chợ giữa đồng, thuộc khu đất cao rộng phía trước nhà cụ Nguyễn Khuyến. Người dân tin rằng nếu không họp chợ ở đây thì làng xã không yên vì vậy phải họp để lấy may, cầu yên. Do đó, chợ mới có tên là Chợ Đồng. Nhưng tương truyền, chợ Đồng còn là phiên chợ họp để tưởng nhớ ngày cụ Thượng Tổ Quang Lượng Hầu hành quân đánh dẹp thảo khấu qua đây, nhân dân đã đem quà cáp, lương thực ra úy lạo tướng sĩ…
Như thế, nhan đề gợi ra một không gian sinh hoạt bán buôn, một mảng tranh đời thường trong cuộc sống của người dân quê làng Vị Hạ. Nhan đề như là một điểm gợi hứng, khơi mở cảm xúc hoài niệm xót xa của thi sĩ:
Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay họp chợ có đông không?
Giở giời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?
Nhan đề bài thơ gợi ra hình ảnh một chợ quê : Chợ Đồng - một phiên chợ đông vui vào những ngày giáp Tết của vùng quê Yên Đỗ. Theo nhiều tư liệu, chợ Đồng chính là chợ Và. Chợ nằm gần sát khu vực Đình Và - một ngôi đình cổ ba gian - thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Những phiên chợ bình thường trong năm vẫn họp ở đó. Chỉ riêng ngày 24 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân lại họp chợ giữa đồng, thuộc khu đất cao rộng phía trước nhà cụ Nguyễn Khuyến. Người dân tin rằng nếu không họp chợ ở đây thì làng xã không yên vì vậy phải họp để lấy may, cầu yên. Do đó, chợ mới có tên là Chợ Đồng. Nhưng tương truyền, chợ Đồng còn là phiên chợ họp để tưởng nhớ ngày cụ Thượng Tổ Quang Lượng Hầu hành quân đánh dẹp thảo khấu qua đây, nhân dân đã đem quà cáp, lương thực ra úy lạo tướng sĩ…
Như thế, nhan đề gợi ra một không gian sinh hoạt bán buôn, một mảng tranh đời thường trong cuộc sống của người dân quê làng Vị Hạ. Nhan đề như là một điểm gợi hứng, khơi mở cảm xúc hoài niệm xót xa của thi sĩ:
Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay họp chợ có đông không?
Giở giời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?
Bốn câu thơ tái hiện một không - thời gian cụ thể : “tháng Chạp hai mươi bốn”, “chợ Đồng”, “Tưởng Đền”, nhưng đấy là cái cụ thể đã qua, đã lùi vào quá vãng. Bốn câu thơ với hai câu hỏi hồi ức xa xăm. Nhà thơ như đứng trong ngày cũ mà với vọng về thực tại. Hay đứng trong thực tại mà hỏi thực tại, hỏi “năm nay”. Trong con mắt nhà thơ, thời gian, không gian đã trở thành truyền thống, không đổi thay, ngay cả thời tiết vẫn “dở trời mưa bụi” như xưa. Cái nhìn của nhà thơ không là cái nhìn thời gian chảy trôi. Trong “Thu vịnh”, nhà thơ cũng đã nhìn thời gian như thế : “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”. Phải chăng đó là cái nhìn hoài cổ dậy lên từ một tâm thức xót đau trước một thực tại đổ vỡ vốn có trong thơ Nguyễn Khuyến. Và ngay chữ nghĩa trong “Chợ Đồng” cũng cũng thế. Những cụm từ “có đông không”, “được mấy ông” như lẩy ra từ cái nhìn so sánh xưa - nay. Xưa phiên chợ đông vui, tập nập người buôn kẻ bán; nay sao rời rã, thớt thưa, tẻ buồn. Xưa người nếm rượu ở Tưởng Đền cũng nhiều nay sao ít ỏi, lưa thưa quá! Đấy là một sự so sánh ngậm ngùi, một nỗi ai hoài mang màu sắc thế cuộc của cụ Tam Nguyên.
Thế nhưng, nhà thơ ngậm ngùi, tiếc nuối điều gì qua phiên chợ Đồng, qua thời gian không gian ấy ? Phải chăng là tiếc nuối một phong tục tao nhã, đậm sắc màu văn hóa địa phương và tâm lí sáng tác của người Việt qua thể loại trữ tình. Có lẽ là như thế. Bởi trong phiên chợ Đồng ấy, hàng năm vẫn diễn ra tục thi thơ của xã Yên Đỗ. Trước ngày họp chợ, dân làng tổ chức tế ở Văn Chỉ, tế đức Vạn thế sư biểu : Khổng Tử, có sự tham gia của các văn nhân sĩ tử. Sáng sớm hôm sau vào phiên chợ Đồng, các văn nhân tề tựu ở Tưởng Đền để dự thi sáng tác thơ ca. Cuộc thi do các bô lão trong làng tổ chức. Hội đồng chấm giải là các vị khoa bảng trong làng và trong vùng. Những bài thơ dự thi được đọc lên, bài nào được mọi người tán thưởng thì đạt giải. Điều thú vị là những người được giải bên cạnh phần thưởng còn được mời tham gia nếm rượu (uống rượu) ở Tưởng Đền, nhằm chọn rượu ngon nhất để tế trong hội làng đầu xuân.
Cuộc thi thơ của làng Yên Đỗ vào phiên chợ Đồng hàng năm là một phong tục đẹp, mang màu sắc văn hóa cao nhã, nói lên tình yêu thơ ca và tâm hồn thơ của con người ở vùng đất đồng chiêm trũng này nói riêng và của dân tộc Việt nói chung. Vậy mà, giờ đây phong tục ấy đang lụi tàn, thử hỏi làm sao Nguyễn Khuyến không xa xót, không day dứt!
Thơ hay là thơ trực cảm trước cái cụ thể nhưng để nói về cái có ý nghĩa khái quát. Đọc “Chợ Đồng” ta cũng có cái cảm giác ấy. Bài thơ là nỗi buồn trước dân tình dân cảnh :
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
và cũng là niềm thao thức khôn nguôi của nhà thơ trước sự mai một của phong tục đẹp của quê hương ông. Nhưng sâu xa hơn, hình như nhà thơ đau trước một nền Hán học suy tàn, một nền văn hóa truyền thống đang có sự xâm thực của văn hóa ngoại nhập.
Sau hiệp ước Patenôtre, 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về “Vườn Bùi chốn cũ”. Đến năm 1909 nhà thơ mất, sau nhà thơ Tú Xương hai năm. Trong thời gian cáo quan, đặc biệt là khi thực dân Pháp bình định xong thuộc địa, xã hội đã có rất nhiều thay đổi. Về mặt văn hóa giáo dục, các trường Pháp - Việt mở ra năm 1905, trường Hậu bổ Sài Gòn thành lập năm 1873, trường Hậu bổ Hà Nội thành lập năm 1897,… Các trường này đều dạy tiếng Pháp và Quốc ngữ, có mục đích đào quan chức người Việt như Huấn đạo, Giáo thụ, Tri huyện,… Chính sự thay đổi này đã tác động đến tâm lí của các sĩ tử nho học. Chữ Hán mất dần địa vị độc tôn. Những sinh hoạt văn hóa gắn liền với chữ Hán cũng mai một dần đi. Và thú chơi chữ đẹp, câu đối tết, thi thơ cũng dần dần “vang bóng một thời”.
Sống trong hiện thực xã hội Việt Nam buổi ấy, người hăm hở trên con đường hoạn lộ nhất như Trần Tế Xương cũng phải “Than đạo học”. Nhà thơ thành Nam đã vẽ ra bức tranh chợ chiều của Hán học :
Đạo học ngày nay đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi .
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi.
Thế nhưng, nhà thơ ngậm ngùi, tiếc nuối điều gì qua phiên chợ Đồng, qua thời gian không gian ấy ? Phải chăng là tiếc nuối một phong tục tao nhã, đậm sắc màu văn hóa địa phương và tâm lí sáng tác của người Việt qua thể loại trữ tình. Có lẽ là như thế. Bởi trong phiên chợ Đồng ấy, hàng năm vẫn diễn ra tục thi thơ của xã Yên Đỗ. Trước ngày họp chợ, dân làng tổ chức tế ở Văn Chỉ, tế đức Vạn thế sư biểu : Khổng Tử, có sự tham gia của các văn nhân sĩ tử. Sáng sớm hôm sau vào phiên chợ Đồng, các văn nhân tề tựu ở Tưởng Đền để dự thi sáng tác thơ ca. Cuộc thi do các bô lão trong làng tổ chức. Hội đồng chấm giải là các vị khoa bảng trong làng và trong vùng. Những bài thơ dự thi được đọc lên, bài nào được mọi người tán thưởng thì đạt giải. Điều thú vị là những người được giải bên cạnh phần thưởng còn được mời tham gia nếm rượu (uống rượu) ở Tưởng Đền, nhằm chọn rượu ngon nhất để tế trong hội làng đầu xuân.
Cuộc thi thơ của làng Yên Đỗ vào phiên chợ Đồng hàng năm là một phong tục đẹp, mang màu sắc văn hóa cao nhã, nói lên tình yêu thơ ca và tâm hồn thơ của con người ở vùng đất đồng chiêm trũng này nói riêng và của dân tộc Việt nói chung. Vậy mà, giờ đây phong tục ấy đang lụi tàn, thử hỏi làm sao Nguyễn Khuyến không xa xót, không day dứt!
Thơ hay là thơ trực cảm trước cái cụ thể nhưng để nói về cái có ý nghĩa khái quát. Đọc “Chợ Đồng” ta cũng có cái cảm giác ấy. Bài thơ là nỗi buồn trước dân tình dân cảnh :
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
và cũng là niềm thao thức khôn nguôi của nhà thơ trước sự mai một của phong tục đẹp của quê hương ông. Nhưng sâu xa hơn, hình như nhà thơ đau trước một nền Hán học suy tàn, một nền văn hóa truyền thống đang có sự xâm thực của văn hóa ngoại nhập.
Sau hiệp ước Patenôtre, 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về “Vườn Bùi chốn cũ”. Đến năm 1909 nhà thơ mất, sau nhà thơ Tú Xương hai năm. Trong thời gian cáo quan, đặc biệt là khi thực dân Pháp bình định xong thuộc địa, xã hội đã có rất nhiều thay đổi. Về mặt văn hóa giáo dục, các trường Pháp - Việt mở ra năm 1905, trường Hậu bổ Sài Gòn thành lập năm 1873, trường Hậu bổ Hà Nội thành lập năm 1897,… Các trường này đều dạy tiếng Pháp và Quốc ngữ, có mục đích đào quan chức người Việt như Huấn đạo, Giáo thụ, Tri huyện,… Chính sự thay đổi này đã tác động đến tâm lí của các sĩ tử nho học. Chữ Hán mất dần địa vị độc tôn. Những sinh hoạt văn hóa gắn liền với chữ Hán cũng mai một dần đi. Và thú chơi chữ đẹp, câu đối tết, thi thơ cũng dần dần “vang bóng một thời”.
Sống trong hiện thực xã hội Việt Nam buổi ấy, người hăm hở trên con đường hoạn lộ nhất như Trần Tế Xương cũng phải “Than đạo học”. Nhà thơ thành Nam đã vẽ ra bức tranh chợ chiều của Hán học :
Đạo học ngày nay đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi .
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi.
Tú Xương nhận ra một trong những nguyên nhân tạo nên bức tranh đó là “Đổi thi” để đào tạo những người cầm bút chì vẽ ra một những nét ngoại lai trên nền văn hóa truyền thống Việt Nam:
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.
Thử hỏi trong không khí tàn tạ của Nho học như thế, làm sao cuộc thi thơ ở Chợ Đồng có thể đông vui, và tất nhiên người thắng giải cũng chẳng nhiều nên “nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông”. Hơn ai hết Nguyễn Khuyến hiểu rõ cuộc đổi dời này. Ông đã từng thở than :
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn con cháu)
Cho nên, với ông ngày xuân, cái rét của đất trời đã gặp cái rét của lòng người, của một trí thức nho học đang cô đơn giữa cuộc đời, lạc lõng giữa một nền văn hóa mới từ phôi thai chuyển sang định hình rõ nét. Nhà thơ cảm thấy “Xuân về ngày loạn càng lơ láo”, “Đời loạn đi về như hạc độc”(Gửi bạn) và :
Bạn già lớp trước nay còn mấy ?
Chuyện cũ mười phần chín chẳng như
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
Thử xem trời mãi thế này ư ?
(Ngày xuân dặn con cháu)
Hiểu như thế mới thấy những câu thơ cuối của “Chợ Đồng” đâu chỉ dừng lại ở nỗi lo dân tình, buồn về cái xao xác của hàng quán, sự nợ nần của người dân quê, mà còn đau buồn về nền nho học suy tàn và những gì thuộc về văn hóa gắn với chữ Hán đang dần dần bị xâm lăng bởi văn hóa phương Tây. Vì vậy, bài thơ khép lại bằng một niềm vui dễ vỡ, một hi vọng mơ hồ :
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
Nếu câu khai đề là thời gian thực tại, thì hai câu kết là thời gian của tương lai, một tương lai gần. Trong hai câu thơ vẫn có không gian xuân với tiếng pháo trúc nhưng nghe chừng “một tiếng đùng” của “nhà ai” mơ hồ và lạc lõng lắm! Phải chăng đó là tâm sự của một nhà thơ sống trong tình cảnh nước mất. Tiếng pháo kết thúc bài thơ, phải chăng vì vậy cũng chỉ là : “Có phải tiếc xuân mà đứng gọi - Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” (Cuốc kêu cảm hứng). Cái lớn của tâm thức thơ Nguyễn Khuyến trong “Chợ Đồng” là vậy chăng ?
Hoàng Dục, 1-2-2013
_______________________________
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.
Thử hỏi trong không khí tàn tạ của Nho học như thế, làm sao cuộc thi thơ ở Chợ Đồng có thể đông vui, và tất nhiên người thắng giải cũng chẳng nhiều nên “nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông”. Hơn ai hết Nguyễn Khuyến hiểu rõ cuộc đổi dời này. Ông đã từng thở than :
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn con cháu)
Cho nên, với ông ngày xuân, cái rét của đất trời đã gặp cái rét của lòng người, của một trí thức nho học đang cô đơn giữa cuộc đời, lạc lõng giữa một nền văn hóa mới từ phôi thai chuyển sang định hình rõ nét. Nhà thơ cảm thấy “Xuân về ngày loạn càng lơ láo”, “Đời loạn đi về như hạc độc”(Gửi bạn) và :
Bạn già lớp trước nay còn mấy ?
Chuyện cũ mười phần chín chẳng như
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
Thử xem trời mãi thế này ư ?
(Ngày xuân dặn con cháu)
Hiểu như thế mới thấy những câu thơ cuối của “Chợ Đồng” đâu chỉ dừng lại ở nỗi lo dân tình, buồn về cái xao xác của hàng quán, sự nợ nần của người dân quê, mà còn đau buồn về nền nho học suy tàn và những gì thuộc về văn hóa gắn với chữ Hán đang dần dần bị xâm lăng bởi văn hóa phương Tây. Vì vậy, bài thơ khép lại bằng một niềm vui dễ vỡ, một hi vọng mơ hồ :
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
Nếu câu khai đề là thời gian thực tại, thì hai câu kết là thời gian của tương lai, một tương lai gần. Trong hai câu thơ vẫn có không gian xuân với tiếng pháo trúc nhưng nghe chừng “một tiếng đùng” của “nhà ai” mơ hồ và lạc lõng lắm! Phải chăng đó là tâm sự của một nhà thơ sống trong tình cảnh nước mất. Tiếng pháo kết thúc bài thơ, phải chăng vì vậy cũng chỉ là : “Có phải tiếc xuân mà đứng gọi - Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” (Cuốc kêu cảm hứng). Cái lớn của tâm thức thơ Nguyễn Khuyến trong “Chợ Đồng” là vậy chăng ?
Hoàng Dục, 1-2-2013
_______________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét