Đó là chiều ngày 9 tháng 9 năm 2012. Một buổi chiều Chủ nhật trời dịu, sáng và trong. Những cơn mưa đêm của mấy ngày trước hình như đã cuốn tất cả cái nóng bức bối theo nó đổ về biển cả như kiểu cái gì của Caesar trả lại cho Caesar.
Ngồi trong căn phòng nhỏ, phòng văn hóa Định Thọ, 56 Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh bia Nghĩa trũng Phước Ninh với hơn 70 người mà vẫn không có cảm giác hầm hập đến ngột ngạt hơi người. Một bầu khí mát mẻ, trẻ trung, đầy sức sống đang dâng trào, lan tỏa làm tan biến cái cảm giác “chật như nêm” chăng ? Hay niềm vui vì sự ra đời của CÂU LẠC BỘ TRẺ KẾ MÔN – ĐÀ NẴNG đã choáng hết mọi ngóc ngách của cảm giác, bắt cảm giác sống đúng như tâm trạng của những người con trẻ tuổi làng Kế Môn đang có mặt trong hội trường này ? Phải chăng cảm giác ấm cúng, cảm giác sống giữa hương vị làng quê Kế Môn đang hạ nhiệt của đất trời ? Tôi nhìn tất cả các khuôn mặt trẻ và tự hỏi bằng niềm vui xôn xao trong lòng.
Làm sao lòng tôi tránh khỏi xôn xao khi các bạn trẻ của quê tôi đang sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố Đà Nẵng đã chủ động, tự nguyện tìm đến với nhau, kết nối với nhau mà thành lập CLB TRẺ mà hôm nay là Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kì 2012-2015. Đây không chỉ là một ý tưởng mà là sự ý thức và tình cảm cội nguồn đã thôi thúc các bạn ấy biết cách tạo nên một phương diện đẹp và ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Tôi đọc câu khẩu hiệu “Tìm về cội nguồn – Kết nối hiện tại – Phát triển tương lai” mà lòng dậy lên niềm yêu thương và tự hào về các bạn trẻ quê tôi biết bao. Tôi tin rồi các bạn sẽ vững tiến, các bạn sẽ vượt xa thế hệ chúng tôi.
Nhìn các bạn mà lòng tôi rưng rưng. Bỗng dưng tôi nhớ về Hội đồng hương Kế Môn Đà Nẵng trước đây. Tôi nhớ và cảm nhận có một nỗi buồn đang tan chảy trong lòng tôi. Hội đồng hương Kế Môn tại Đà Nẵng bây giờ chỉ còn là bóng hình quá vãng, chỉ là kỉ niệm xa xăm, là nỗi niềm thao thức trong lòng những người Kế Môn xa xứ. Thế hệ chúng tôi, mỗi cá thể dường như chỉ biết lưu giữ hình ảnh làng quê bên dòng Ô Lâu hiền hòa cho riêng mình thôi. Thế hệ chúng tôi không làm được điều mà thế hệ các bạn đã làm được, đó là đem hình ảnh quê hương trong lòng mình mà kết dệt với hình ảnh quê hương trong lòng của các bạn trẻ khác, làm cho quê hương mênh mông hơn, mà cũng lắng đọng hơn và mỗi con người tha hương không còn là một cá thể riêng lẻ giữa mảnh đất nuôi dưỡng mình nữa. Các bạn đã nối tình với tình, nối nơi chôn nhau cắt rốn với nơi mình sinh sống, mảnh đất cội nguồn với mảnh đất thực tại, nối hiện tại với tương lai,… Các bạn đang làm một việc có ý nghĩa thiêng liêng:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Xin cám ơn các bạn trẻ Kế Môn đã cho tôi một buổi chiều vui. Cám ơn các bạn đã làm sống dậy trong tôi ý nghĩa của tình đồng hương mà tôi đã để năm tháng làm phai mờ dần đi. Tôi xin ghi lại ở đây một khổ thơ của anh Hoàng Ngọc Châu như là một nốt nhấn cảm xúc, một nốt nhấn của niềm vui :
Mười ba tuổi xa quê giờ đầu bạc
Nay trở về thăm lại Kế Môn ơi
Ăn một bữa cơm thơm mùi ruốt
Ngon hơn mĩ vị bốn phương trời.
(Hương vị làng)
HD, 9-2012
__________________________
Nhìn các bạn mà lòng tôi rưng rưng. Bỗng dưng tôi nhớ về Hội đồng hương Kế Môn Đà Nẵng trước đây. Tôi nhớ và cảm nhận có một nỗi buồn đang tan chảy trong lòng tôi. Hội đồng hương Kế Môn tại Đà Nẵng bây giờ chỉ còn là bóng hình quá vãng, chỉ là kỉ niệm xa xăm, là nỗi niềm thao thức trong lòng những người Kế Môn xa xứ. Thế hệ chúng tôi, mỗi cá thể dường như chỉ biết lưu giữ hình ảnh làng quê bên dòng Ô Lâu hiền hòa cho riêng mình thôi. Thế hệ chúng tôi không làm được điều mà thế hệ các bạn đã làm được, đó là đem hình ảnh quê hương trong lòng mình mà kết dệt với hình ảnh quê hương trong lòng của các bạn trẻ khác, làm cho quê hương mênh mông hơn, mà cũng lắng đọng hơn và mỗi con người tha hương không còn là một cá thể riêng lẻ giữa mảnh đất nuôi dưỡng mình nữa. Các bạn đã nối tình với tình, nối nơi chôn nhau cắt rốn với nơi mình sinh sống, mảnh đất cội nguồn với mảnh đất thực tại, nối hiện tại với tương lai,… Các bạn đang làm một việc có ý nghĩa thiêng liêng:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Xin cám ơn các bạn trẻ Kế Môn đã cho tôi một buổi chiều vui. Cám ơn các bạn đã làm sống dậy trong tôi ý nghĩa của tình đồng hương mà tôi đã để năm tháng làm phai mờ dần đi. Tôi xin ghi lại ở đây một khổ thơ của anh Hoàng Ngọc Châu như là một nốt nhấn cảm xúc, một nốt nhấn của niềm vui :
Mười ba tuổi xa quê giờ đầu bạc
Nay trở về thăm lại Kế Môn ơi
Ăn một bữa cơm thơm mùi ruốt
Ngon hơn mĩ vị bốn phương trời.
(Hương vị làng)
HD, 9-2012
__________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét