CÚC HOA KỲ NHẤT
玄光禪師
Huyền Quang thiền sư
Bài "Cúc hoa thứ nhất" là một trong sáu bài thơ viết về đề tài
hoa cúc của Thiền sư Huyền Quang. Câu đầu tái hiện nơi ở của tiên sinh Tưởng Hủ,
tức Nguyễn Khanh, người đời Hán trồng nhiều thông. Câu hai là chốn ẩn cư của xử
sỹ Tây Hồ, tức Hà Thế Trung, người đời Tống trồng nhiều mai. Câu ba: Thông reo,
mai vàng. Sắc và âm khác nhau nghĩa khí nên không thể hòa hợp được. Riêng hoa
cúc vẫn lặng lẽ khoe sắc vàng trong vườn cũ.
Bài thơ như thế, có ý ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc. Cúc đẹp
một vẻ đẹp giản dị, không phô trương nhưng sống mãi trong lòng người thưởng lãm.
Nguyên tác:
菊花其一
松聲蔣詡先生徑,
梅景西湖處士家。
義氣不同難苟合,
故圓隨處吐黃花。.
Phiên âm:
CÚC HOA KỲ NHẤT
Tùng thanh
Tưởng Hủ tiên sinh kính, (*)
Mai cảnh
Tây Hồ xử sĩ gia. (*)
Nghĩa khí
bất đồng nan cẩu hợp,
Cố viên
tuỳ xứ thổ hoàng hoa
Dịch nghĩa
HOA CÚC KỲ 1
Tiếng thông reo đầu ngõ ông Tưởng Hủ
Cảnh hoa mai ở nhà xử sĩ Tây Hồ.
Không cùng nghĩa khí, khó lòng hoà hợp tạm bợ được.
Vườn cũ nơi nơi đã nở hoa vàng.
Dịch thơ:
I
Ngõ nhà Tưởng Hủ tiếng thông reo,
Chốn ẩn Tây
Hồ thắm sắc mai.
Nghĩa khí
không cùng hòa hợp khó,
Khắp nơi vườn
cũ hoa vàng tươi.
II
Thông reo
đầu ngõ nhà Tưởng Hủ,
Mai cảnh
ẩn cư vườn Tây Hồ.
Nghĩa khí
chẳng đồng hoà hợp khó
Vườn xưa
đây đó hoa vàng phô.
Hoàng Dục dịch
Đà Nẵng, 1-2021
____________
Chú
thích:
(*)
Tưởng Hủ tức Nguyễn Khanh, người đất Đỗ Lăng đời Hán, làm Thứ sử Duệ Châu thời
Ai Đế. Ông thích trúc và trồng trúc trong vườn.
(**) Tây Hồ xử sĩ tức Hàn Thế Trung đời Tống, người Diên An, tự Lương Thần. Ông vốn là một võ tướng bất đồng với Tần Cối, nên đã từ quan, cưỡi lừa, xách rượu, ngao du ở Tây Hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét