Một góc chùa Khải Đoan, Buôn Ma Thuột |
Thiền
sư Huyền Quang
Thiền sư Huyền Quang, thế danh là Lý Đạo Tái, sinh vào năm
Giáp Dần 1254 tại làng Vạn Tải, huyện
Lạng Giang (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh). Nhà nghèo nhưng thông minh và học giỏi. Ngài đỗ cả thi Hương, thi Hội,
Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ (Trạng
nguyên); được bổ vào Viện Nội Hàn của
triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa.
Sau, Ngài buông bỏ hết, quyết chí xuất gia cầu Đạo theo hầu Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông,
Đến khi Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa truyền y bát cho Ngài, Ngài trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 77 tuổi, Ngài truyền y bát cho Quốc Sư An Tâm, lui về thiền thất tịnh dưỡng. Năm Giáp Tuất (1334), Ngài qua đời, thọ 80 tuổi, Sau khi Ngài viên tịch, vua Trần Minh Tông cho xây Tháp Tổ phía sau chùa Côn Sơn, được gọi là Tháp Huyền Quang, hay “Đăng Minh Bảo Tháp”.
Không chỉ là
một thiền sư, Huyền
Quang Đệ Tam Tổ còn là một nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng,
một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ mang đậm giáo lý nhà
Phật. Cuộc đời Ngài mang nhiều màu sắc
huyền bí, dị thường, với những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn đã trở thành huyền
thoại được đưa vào sử sách, truyện tích và cả sân khấu sau này, đáng kể nhất là giai
thoại liên quan đến Cung phi Điểm Bích tài
sắc vẹn toàn.
Tác phẩm của Ngài rất nhiều, nhưng truyền
lưu đến hôm nay chỉ còn 24 bài thơ thiền trong tập “Phú Tự Vịnh Vân Yên”.
Nguyên tác:
忘身忘世已都忘,
坐久蕭然一榻涼。
歲晚山中無歷日,
菊花開處即重陽。
Phiên âm:
CÚC HOA KỲ TAM
Vong
thân vong thế dĩ đô vong,
Tọa
cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.
Tuế
vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc
hoa khai xứ tức trùng dương.(*)
(Thơ văn Lý Trần Tập II, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
Dịch nghĩa:
Quên mình, quên
đời, đã quên tất cả,
Ngồi lâu trong
hiu hắt, mát lạnh cả giường.
Cuối năm ở trong
núi không có lịch,
Thấy cúc nở biết
rằng đã tiết Trùng dương.
Dịch thơ:
HOA CÚC KỲ 3
I
Quên
mình quên hết chẳng còn vương,
Ngồi
với hắt hiu mát lạnh giường.
Năm
hết trong rừng nào có lịch,
Nhìn
hoa cúc nở biết Trùng dương.
Hoàng Dục dịch
II
Quên thân, quên thế, thảy đều quên,
Ngồi với hắt hiu giường lạnh êm.
Năm hết trong rừng không có lịch,
Trùng dương về đó cúc đưa tin.
Hoàng
dục dịch
Đà Nẵng, 1-2021
______________
(*) Còn gọi là Tiết Trùng cửu hay Tết Trùng cửu. Đây là ngày Lễ cổ truyền dân gian Trung Hoa, là ngày Tết của người già, của người cao tuổi vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm. Hai con số 9 là số dương nên gọi là Tết Trùng dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét