CHUYẾT CÔNG HÒA THƯỢNG
Theo Chuyết Công ngữ lục, Hòa thượng Chuyết Công (1590-1644), ngài họ Lý, húy là Viên Văn, hiệu là Chuyết Chuyết, người Tiệm Sơn, Hải Trừng, Thanh Chương, Mân Điền (Trung Quốc). Ngài thuộc dòng Lâm Tế, pháp hệ thứ 34.
Chuyết
Công là vị tăng sĩ người Trung Quốc, tuổi trẻ có chí lớn, từng học Nho, vốn tri
thức rộng. Nhưng rồi ngài bỏ Nho theo học Phật pháp. Ngài tìm đến am Bồ Đề chùa
Nam Sơn yết kiến Thiền sư Đà Đà và được ấn chứng. Năm 1607, ngài khai ngộ. Năm
1620, ngài thọ Tỳ Kheo và bắt đầu vân du. Lúc đầu sang nước Miên, sau đó đến Việt
Nam, đã đặt chân lên vùng Quảng Nam, Thuận Hóa khoảng 7 đến 8 năm. Năm 1633,
ngài ra kinh đô Thăng Long và vùng Kinh Bắc. Ngài từng trụ trì chùa Khán Sơn,
chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc. Ngài là vị tăng sĩ có uy tín với
giới quí tộc, có ảnh hưởng lớn đến giới tăng sĩ và tín đồ Phật tử Việt
Nam đương thời (XVI - XVII).
Sau đây
là bài KỆ của Hòa thượng Chuyết Công, trích “Thơ Thiền của các thiền sư” của
Hòa thượng Thích Tâm Tưởng, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2017, t. 370-371).
Phiên âm:
KỆ
Sấu
trúc trường tùng trích thúy hương
Lưu
phong sơ nguyệt độ vi lương
Bất
tri thùy trụ Nguyên Tây tự
Mỗi
nhật chung thanh tống tịch dương
Dịch
nghĩa:
KỆ
Trúc
gầy, thông cao vút, nước trong vắt và thơm ngát
Trăng
thượng tuần mờ tỏ, gió nhẹ thổi mát lành
Không
biết ai là người trụ trì chùa Nguyên Tây?
Mỗi
ngày tiếng chuông chùa tiễn hoàng hôn.
Dịch
thơ:
KỆ
Trúc gầy, thông
vút, nước trong thơm,
Đầu tháng trăng
mờ gió nhẹ mơn
Chùa nọ Nguyên
Tây ai quản nhỉ?
Mỗi ngày chuông
dóng tiễn hoàng hôn.
Hoàng
Dục dịch
Đà Nẵng, 9-2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét