Tình cờ ở Phương Hoàng cổ trấn, TQ
THỊ
ĐAO HOÀN CA
劉禹錫
Lưu Vũ Tích (772-842)
Tình cờ đọc bài của một tác giả
trên Safechat, viết về bài thơ THỊ ĐAO HOÀN
CA của Lưu Vũ Tích. Tác giả bài
viết (xin được không nêu tên) cho rằng các dịch giả trước đây đều chưa hiểu ý tứ
bài thơ của nhà thơ thời Trung Đường này. Tác giả khẳng định dịch thơ không phải
dễ. Các bản dịch trước đây phần lớn thiếu chất thơ.
Tôi xin không bàn và cũng không
nêu bản dịch của tác giả, bởi chưa có sự cho phép, hơn nữa cần trân trọng cái
riêng của từng người. Vì vậy, tôi đọc và dịch bài thơ thành hai bản. Tôi chỉ dịch
theo cách cảm hiểu của mình và đăng lên để các bạn thưởng thức.
Chỉ mong qua bài thơ, sẽ hiểu sự tương
đối của ngôn ngữ. Ngôn ngữ chẳng qua cũng chỉ là một loại “Mã ký hiệu” như tất
cả các mã ký hiệu khác. Ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định trong việc biểu
đạt nội dung ý nghĩa. Nói trái ý Jacobson: Cái biểu đạt có khi cũng vênh lệch với
cái được biểu đạt. Những lúc như thế, ngôn ngữ thân thể lại rất có ích, thậm
chí có giá trị hơn. Tứ thơ của Lưu Vũ Tích là một minh chứng.
Cũng mong vì tính tương đối và tình văn chương mà lượng thứ cho.
Nguyên tác:
視刀環歌 [1]
Phiên âm:
THỊ ĐAO HOÀN CA
Thường hận ngôn ngữ thiển,
Bất như nhân ý thâm.
Kim triêu lưỡng tương thị,
Mạch mạch vạn trùng tâm.
Dịch nghĩa:
CA KHÚC TÌNH YÊU
Thường hận lời nói
cạn cợt,
Không chuyên chở
được ý tứ thâm sâu.
Sáng nay đôi bên
nam nữ nhìn nhau,
Mới thấy ánh nhìn
bằng vạn lời tâm tình.
Dịch thơ:
CA KHÚC TÌNH YÊU
1
Lời nói thường cạn cợt,
Chẳng chở được ý sâu.
Trong ánh mắt đôi lứa,
Tình đã thầm trao nhau.
2
Giận lời thường bất lực,
Chẳng diễn rõ ý người.
Trong ánh nhìn đôi lứa,
Tình yêu vừa lên ngôi.
Hoàng Dục dịch
Đà Nẵng, 13-05-2021
[1] Trong tiêu đề bài thơ có ba từ
cần lưu ý. “Đao” là cây đao, cây kiếm, vũ khí chiến đấu của đấng mày râu. “Hoàn”
là cái vòng đeo tay, vật trang sức của phụ nữ. “Đao” và “hoàn” là hai hình ảnh
hoán dụ nghệ thuật tượng trưng cho trai và gái, cho lứa đôi yêu nhau. “Thị” là
nhìn, coi; là một động từ. Nhà thơ nhìn ánh mắt tình tứ của đôi trai gái mà cảm
như nghe được khúc ca tình yêu đang dậy lên trong lòng họ. Nhan đề như vậy là
thống nhất với tứ thơ. Vì thế, chỉ có thể dịch là: "Bài ca về cái nhìn của nam nữ". Tạm đặt nhan đề như sau: “Ca khúc tình yêu”.,
Tình cờ ở Phương Hoàng cổ trấn, TQ
THỊ
ĐAO HOÀN CA
劉禹錫
Lưu Vũ Tích (772-842)
Tình cờ đọc bài của một tác giả
trên Safechat, viết về bài thơ THỊ ĐAO HOÀN
CA của Lưu Vũ Tích. Tác giả bài
viết (xin được không nêu tên) cho rằng các dịch giả trước đây đều chưa hiểu ý tứ
bài thơ của nhà thơ thời Trung Đường này. Tác giả khẳng định dịch thơ không phải
dễ. Các bản dịch trước đây phần lớn thiếu chất thơ.
Tôi xin không bàn và cũng không
nêu bản dịch của tác giả, bởi chưa có sự cho phép, hơn nữa cần trân trọng cái
riêng của từng người. Vì vậy, tôi đọc và dịch bài thơ thành hai bản. Tôi chỉ dịch
theo cách cảm hiểu của mình và đăng lên để các bạn thưởng thức.
Chỉ mong qua bài thơ, sẽ hiểu sự tương
đối của ngôn ngữ. Ngôn ngữ chẳng qua cũng chỉ là một loại “Mã ký hiệu” như tất
cả các mã ký hiệu khác. Ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định trong việc biểu
đạt nội dung ý nghĩa. Nói trái ý Jacobson: Cái biểu đạt có khi cũng vênh lệch với
cái được biểu đạt. Những lúc như thế, ngôn ngữ thân thể lại rất có ích, thậm
chí có giá trị hơn. Tứ thơ của Lưu Vũ Tích là một minh chứng.
Cũng mong vì tính tương đối và tình văn chương mà lượng thứ cho.
Nguyên tác:
視刀環歌 [1]
Phiên âm:
THỊ ĐAO HOÀN CA
Thường hận ngôn ngữ thiển,
Bất như nhân ý thâm.
Kim triêu lưỡng tương thị,
Mạch mạch vạn trùng tâm.
Dịch nghĩa:
CA KHÚC TÌNH YÊU
Thường hận lời nói
cạn cợt,
Không chuyên chở
được ý tứ thâm sâu.
Sáng nay đôi bên
nam nữ nhìn nhau,
Mới thấy ánh nhìn
bằng vạn lời tâm tình.
Dịch thơ:
CA KHÚC TÌNH YÊU
1
Lời nói thường cạn cợt,
Chẳng chở được ý sâu.
Trong ánh mắt đôi lứa,
Tình đã thầm trao nhau.
2
Giận lời thường bất lực,
Chẳng diễn rõ ý người.
Trong ánh nhìn đôi lứa,
Tình yêu vừa lên ngôi.
Hoàng Dục dịch
[1] Trong tiêu đề bài thơ có ba từ cần lưu ý. “Đao” là cây đao, cây kiếm, vũ khí chiến đấu của đấng mày râu. “Hoàn” là cái vòng đeo tay, vật trang sức của phụ nữ. “Đao” và “hoàn” là hai hình ảnh hoán dụ nghệ thuật tượng trưng cho trai và gái, cho lứa đôi yêu nhau. “Thị” là nhìn, coi; là một động từ. Nhà thơ nhìn ánh mắt tình tứ của đôi trai gái mà cảm như nghe được khúc ca tình yêu đang dậy lên trong lòng họ. Nhan đề như vậy là thống nhất với tứ thơ. Vì thế, chỉ có thể dịch là: "Bài ca về cái nhìn của nam nữ". Tạm đặt nhan đề như sau: “Ca khúc tình yêu”.,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét