Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

666. MAI HOA

MAI HOA

玄光禪師
Huyền Quang thiền sư     

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa mai. Trong quan niệm của người xưa, “Tùng-Cúc-Trúc-Mai” là tứ quý, tượng trưng cho bốn đức tính hay cũng là phẩm chất của bậc chính nhân quân tử.  Trúc, tùng và mai chịu được sương giá tuyết lạnh nên gọi là Tuế Hàn Tam Hữu (Ba người bạn trong gió rét). Dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt.  Riêng hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Dẫu thân và cành gầy guộc, cánh hoa mỏng manh, mùi hương dịu dàng, thanh khiết; nhưng sức sống mãnh liệt và kiêu dũng. Nhờ vậy hoa mai bất chấp gió tuyết mùa đông, vẫn bung nở bao cánh hoa vàng vào mùa xuân. Với các nhà Nho, hoa mai là tấm gương về sự hòa hợp giữa chữ Dũng và chữ Nhẫn. Với người đời, hoa mai biểu tượng cho sự hiển vinh, cao thượng.

Hiểu quan niệm ấy để thấy tại sao hai cầu đầu bài thơ, thi sỹ muốn ngẩng đầu hỏi trời sao hoa mai có thể một mình vững chãi giữa núi tuyết. Và tại sao muốn mượn tứ xuân an ủi ông lão ốm yếu thì phải bẻ cành mai.

Và hiểu tại sao một Thiền sư lại cảm xúc trước hoa mai để thơ ca bừng nở? 

Và Cao Bá Quát lại: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Suốt một đời chỉ vái lạy hoa mai".           

Nguyên tác:

  




Phiên âm:

MAI HOA

Dục hướng thương thương vấn sở tòng,

Lẫm nhiên cô trĩ tuyết sơn trung.

Chiết lai bất vị già thanh lãng,

Nguyên tá xuân tư ủy bệnh ông.

(Thơ văn Lý Trần, Tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988)

Dịch nghĩa:

HOA MAI

Muốn ngẩng nhìn trời xanh hỏi hoa mai từ đâu tới,

Lẫm liệt đứng sừng sững một mình trong núi tuyết.

Bẻ về không phải để che mắt những người tinh đời,

Chỉ mượn tứ xuân an ủi ông già ốm yếu.

Dịch thơ:

Muốn hỏi hoa mai đâu đến đây,

Giữa trời núi tuyết đứng thẳng ngay.

Bẻ về không phải lừa thức giả,

Cốt mượn  tứ xuân tặng lão này.

                  Hoàng Dục dịch 

Đà Nẵng, 1-2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét