PHÓNG NGƯU
慧中上士
Tuệ Trung Thượng sĩ
Đọc bài thơ tưởng như đang
trở về núi Quy Sơn chiêm bái Thiền sư Linh Hựu và được nghe sư vấn đáp với đệ
tử: Sau khi lão tăng trăm tuổi, đến dưới núi làm
con trâu, hông bên trái viết năm chữ “Quy Sơn Tăng Linh Hựu”. Khi ấy gọi là “Quy
Sơn Tăng” hay gọi là “con trâu”? Gọi thế nào mới đúng?. Hay như gặp được Thiền
sư Trường Khánh Đại An hay Thạch Củng Huệ Tạng trong Thiền phong mục đồng.
Đọc bài thơ cũng có cảm
giác được chiêm ngưỡng Thập mục
ngưu đồ, mười bức tranh thiền của Thiền tông. Mười bức tranh là: Tìm trâu, Thấy dấu, Thấy trâu, Được trâu, Chăn trâu, Cưỡi trâu về nhà,
Quên trâu còn người, Quên người lẫn trâu, Trở về nguồn cội và Thõng tay vào chợ.
Từ những cảm giác hay
tưởng như đó, ta giật mình trở về thực tại rồi tự hỏi: Có ta không? Sao cứ phân
vân?
Nguyên tác:
放牛
偶向溈山得弟鄰,
荒蕪甘作放牛人。
國王德澤寬如海,
隨分些些水草春。
Phiên âm:
PHÓNG NGƯU
Ngẫu hướng Quy Sơn
đắc đệ lân,
Hoang vu cam tác mục ngưu nhân.
Quốc vương đức trạch khoan như hải,
Tuỳ phận ta ta thuỷ thảo xuân.
Dịch nghĩa:
THẢ TRÂU
Tình cờ hướng về
làng xóm của Quy Sơn mà tìm được mái nhà,
Cam làm người chăn trâu trong chốn hoang vu.
Ơn đức quốc vương rộng như bể,
Nhưng xin cứ tuỳ phận với chút ít cỏ nước mùa xuân.
Dịch thơ:
THẢ TRÂU
Về xóm Quy Sơn tìm được nhà,
Chăn trâu chịu khó chốn hoang sơ.
Quốc vương ơn đức rộng hơn biển,
Cỏ nước mùa xuân tùy phận mà.
Hoàng
dục dịch
Đà Nẵng, 8-2021
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét