1. Tôi không phải là người theo trường phái “Số đỏ” hay thần tượng Vũ Trọng Phụng quá mức đến nỗi u mê hôn ghế ông ngồi rồi bốc thơm. Tôi chỉ thấy ở nhà văn này, tính khái quát nghệ thuật qua những nhân vật, những tình tiết, những mệnh đề mà ông đưa ra trong tác phẩm. Chẳng hạn mệnh đề : VĂN + MINH = VĂN MINH, một khái niệm ngôn ngữ, một phạm trù xã hội đã được cơ học hóa, toán hóa một cách lạnh lùng và châm biếm, có ý nghĩa chỉ sự trống rỗng, hình thức, háo danh, ích kỉ, che đậy những khiếm khuyết lớn của con người. Bởi vậy, tôi học cái hay của ông mà viết : VĂN + HÓA = VĂN HÓA.
2. Mở đầu cho mệnh đề có hình thức toán học này là câu chuyện xẩy ra ở trường THPT Nguyễn Hiền ở thành phố Hồ Chí Minh mà báo chí, các blogger đã bàn luận những ngày 7, 8, 9 tháng 4 năm 2013. Từ việc, các học sinh 12 nghe môn sử không thi tốt nghiệp đã xé đề cương tung vãi ngập trắng sân trường, người ta bàn và tán với nhiều ý kiến trái chiều thuận chiều khác nhau. Người thì gọi đây là “Thảm trạng giáo dục”, kẻ thì cho đây chỉ là một trò vui của những học sinh sắp làm người lớn. Rồi có người khẳng định các em xé đề cương môn sử, người thì cho là các em xé giấy nháp, thậm chí lấy giấy trong sọt rác xé và tung lên trời như “bướm đậu rồi bướm lại bay”… theo kiểu nghịch ngợm học trò. Người thì khái quát, đây là sự lười nhác của cô cậu học sinh thời đại, kẻ thì đỗ lỗi cho chương trình, cho thầy giáo… Ôi thôi đủ kiểu đổ lỗi, cuối cùng cái gì cũng vấy vá nhem nhuốc cả.
Tôi thì nghĩ đơn giản. Không nông nổi không phải học trò, nên nghe không thi môn sử, các em cứ thế mà nông nổi. Sợ nặng nhọc, vất vả là thuộc tính vốn có của con người, tâm lí này càng nặng nề hơn khi người ta không đam mê, không lí thù gì về cái sẽ gây nặng nhọc, vất vả, nên khi nghe không thi môn sử các em như trút được gánh nặng, thế là không kềm chế được niềm vui, cứ để cho niềm vui vỡ òa theo giấy bay bay sân trường. Theo báo Thanh niên, một học sinh cho rằng không phải năm nay mới “sướng quá hóa cuồng” như thế, mà mấy năm trước khi nghe không thi môn nào cũng vậy. Điều này cho ta một cái nhìn : việc thi cử trong nền giáo dục hiện thời rõ ràng rất áp lực, học hành thi cử bây giờ đã tạo ra hiện tượng quá tải về trí tuệ, sự âm tính về tâm lí; trong đó môn sử là một minh chứng hùng hồn nhất.
Tuy vậy, nếu xét về lứa tuổi đang được vun đắp nét đẹp văn hóa trong một môi trường văn hóa giáo dục mà ta hay gọi bằng mĩ từ là môi trường thân thiện, thì hành động trên là văn cọng hóa. Cho dù xé đề cương môn sử hay xé giấy nháp hoặc giấy hỏng vứt trong sọt rác, hành động này xét cho cùng là rất phản cảm, thỏa mãn được mình nhưng lại là một ứng xử chưa văn hóa. Đang mấp mé cái tuổi mười tám, không ai bắt các em tư duy, ứng xử như người trải nghiệm, nhưng không vì thế mà các em cứ chuồi theo cảm tính mà sống. Bởi văn hóa là làm cho cuộc sống đẹp lên, đẹp mãi, không những cá nhân đẹp mà cả cộng đồng đều đẹp. Những gì thuộc về cảm tính đều nhất thời, những gì thuộc về ý thức mới bền vững. Chạy theo hình thức, bị cái ảo cuốn hút, đuổi bắt cái danh hảo,… chỉ là lối sống trống rỗng, thiếu căn cốt văn hóa. Nói như thế để thấy rằng, các em không đáng trách, đáng trách chăng là “người lớn” chưa gieo trồng trong các em cây văn hóa tinh thần cao quý. Người lớn sống thực dụng đến trần trụi làm sao các em tránh được vết chân lõm của người lớn đã đi và đang đi!
2. Mệnh đề có hình thức toán học ấy là câu chuyện về bầu Đức “phản pháo” Tiến sĩ Alan Phan về vấn đề giải cứu các đại gia bất động sản. Câu chuyện mà Phạm Xuân Nguyên gọi bầu Đức là “bỏ bóng đá người”. Là một nhà khoa học, Alan Phan đã viết bài về vấn đề thực trạng bất động sản Việt Nam và nêu giải pháp “nên để thị trường bất động sản rơi tự do, sau 4 - 5 tự nó sẽ phục hồi”, trong đó ông có dùng câu nói của Tổng thống Gerald Ford vào năm 1976, trước thực trạng thành phố New York chìm ngập trong công nợ xin chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp, đó là “Drop dead” (Hãy để cho nó chết đi!). Quyết định sáng suốt này của Tổng thống đã được hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh và tán đồng. Bởi nó không làm cho nhân dân khổ thêm vì oằn lưng ra cứu các đại gia, nhóm lợi ích. Không hiểu gì về lịch sử của câu nói, bầu Đức lớn tiếng chê bai : “Tôi nghe câu nói của Alan Phan: Hãy để cho nó chết đi!, tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế! Thiếu văn hóa! Đúng, nếu nó được coi là một lời nguyền rủa!”.
Cũng một câu nói, nhưng ở cửa miệng người này là dễ nghe, ở người kia là thô lỗ, điều đó quy định bởi tính cách người phát ngôn. Riêng trong trường hợp này, người nghe cảm thấy lời bầu Đức thật nghịch dị. Học vấn thấp lại chê bai học vấn cao, lấy cái không biết để lên án cái biết. Câu nói của bầu Đức đã thể hiện sự lên ngôi của những kẻ có tiền, có quyền. Khi có quyền, có tiền, người ta tưởng rằng mình là con người văn hóa bậc cao. Người ta nhìn con người xung quanh như những kẻ “cực kì thiếu văn hóa”, có nghĩa là không có văn hóa.
Ở một góc độ khác, bầu Đức cho rằng Alan Phan chẳng có công trạng gì với đất nước, lại chẳng có dự án, công ty bất động sản nào. “Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS. Ngô Bảo Châu”. Lại một phát ngôn tự mãn, tự tôn. Đề cao mình hạ thấp người là một ứng xử không văn hóa, chứ không phải thiếu văn hóa. Người có học, tạm gọi là người chút ít biết lẽ đời sẽ không tự “nâng bi” mình để phủ nhận và dạy người như thế. Hơn nữa, làm dự án này, mở công ty kia đâu phải là có công, muốn thấy công trạng thế nào hãy nhìn vào nhân dân và lắng nghe nhân dân. Phải chăng cái văn hóa của bầu Đức là VĂN + HÓA = VĂN HÓA.
4. Mệnh đề có hình thức toán học ấy là qua hai lời chỉ đạo của hai bộ trưởng. Ông bộ GTVT mệnh lệnh : “Cán bộ không lợi dụng bất kỳ mối quan hệ nào để can thiệp vào việc thực thi công vụ, xử lý của lực lượng chức năng đối với hành vi vi phạm pháp luật của bản thân và người khác. Đồng thời yêu cầu các đơn vị trong ngành đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào tiêu chí bình xét cán bộ, công chức, cơ quan vào cuối năm”. Còn Bà bộ Y tế thì trước đây kiên quyết chống bệnh “phong bì” trong ngành y. Bà hùng hồn : “Tôi mong muốn các đồng nghiệp vì lòng tự trọng hãy thay đổi. Còn bệnh nhân, người nhà cương quyết không đưa phong bì” và “nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”. Nhưng mới đây lại rất đạo lí, nghĩa tình : việc biếu quà y tá, bác sĩ của bệnh nhận hay người nhà bệnh nhân là “hành động cảm ơn, thể hiện tình cảm”, nhưng ý tá bác sĩ chỉ nên nhận sau khi chữa bệnh nhân khỏi bệnh.
Ôi chao, một người chối từ “tình nghĩa” theo nghĩa quan hệ “ơn đền oán trả” chỉ vì thượng tôn pháp luật, một người vì sự trong sạch của ngành y, vì y đức của người thầy thuốc nhưng lại lướng vướng trong vấn đề tình nghĩa. Tình nghĩa vốn là một giá trị tinh thần truyền thống của người Việt. Trong dòng chảy lịch sử văn hóa, tình nghĩa đã trở thành một suối nguồn tạo nên nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trong khi ứng xử tình nghĩa với nhau, người Việt cũng rất linh hoạt, chứ không cứng nhắc. Người Việt biết đặt tình nghĩa đúng chỗ chứ không phải ở đâu cũng áp dụng. Cái chuyện nhờ cậy nhau trong khi bị phạt vì lỗi giao thông đó không phải là tình nghĩa mà đó là hiện tượng cậy thần ỷ thế. Đây là một căn bệnh có từ xa xưa, ngày nay càng tràn lan hơn. Còn nhận phong bì của bệnh nhân không phải là tình nghĩa, bà bộ chỉ nói vơ vào, nói lấy được thế thôi. Nó thực chất là văn hóa biếu xén hình thành từ môi trường đồng tiền được trọng vọng, từ tư tưởng không còn niềm tin vào lòng tự trọng, vào nhân cách của con người, không tin vào đạo đức, lương tâm con người. Phải chăng, cách nói của Ông bộ GTVT cũng chỉ là đánh trống bỏ dùi như những tuyên bố khác trước đây, một loại “vải thưa” văn hóa; cách nói của Bà bộ Y tế, xét cho cùng là sự bất lực của văn hóa. Cho nên, mới có VĂN + HÓA = VĂN HÓA.
Tôi thì nghĩ đơn giản. Không nông nổi không phải học trò, nên nghe không thi môn sử, các em cứ thế mà nông nổi. Sợ nặng nhọc, vất vả là thuộc tính vốn có của con người, tâm lí này càng nặng nề hơn khi người ta không đam mê, không lí thù gì về cái sẽ gây nặng nhọc, vất vả, nên khi nghe không thi môn sử các em như trút được gánh nặng, thế là không kềm chế được niềm vui, cứ để cho niềm vui vỡ òa theo giấy bay bay sân trường. Theo báo Thanh niên, một học sinh cho rằng không phải năm nay mới “sướng quá hóa cuồng” như thế, mà mấy năm trước khi nghe không thi môn nào cũng vậy. Điều này cho ta một cái nhìn : việc thi cử trong nền giáo dục hiện thời rõ ràng rất áp lực, học hành thi cử bây giờ đã tạo ra hiện tượng quá tải về trí tuệ, sự âm tính về tâm lí; trong đó môn sử là một minh chứng hùng hồn nhất.
Tuy vậy, nếu xét về lứa tuổi đang được vun đắp nét đẹp văn hóa trong một môi trường văn hóa giáo dục mà ta hay gọi bằng mĩ từ là môi trường thân thiện, thì hành động trên là văn cọng hóa. Cho dù xé đề cương môn sử hay xé giấy nháp hoặc giấy hỏng vứt trong sọt rác, hành động này xét cho cùng là rất phản cảm, thỏa mãn được mình nhưng lại là một ứng xử chưa văn hóa. Đang mấp mé cái tuổi mười tám, không ai bắt các em tư duy, ứng xử như người trải nghiệm, nhưng không vì thế mà các em cứ chuồi theo cảm tính mà sống. Bởi văn hóa là làm cho cuộc sống đẹp lên, đẹp mãi, không những cá nhân đẹp mà cả cộng đồng đều đẹp. Những gì thuộc về cảm tính đều nhất thời, những gì thuộc về ý thức mới bền vững. Chạy theo hình thức, bị cái ảo cuốn hút, đuổi bắt cái danh hảo,… chỉ là lối sống trống rỗng, thiếu căn cốt văn hóa. Nói như thế để thấy rằng, các em không đáng trách, đáng trách chăng là “người lớn” chưa gieo trồng trong các em cây văn hóa tinh thần cao quý. Người lớn sống thực dụng đến trần trụi làm sao các em tránh được vết chân lõm của người lớn đã đi và đang đi!
2. Mệnh đề có hình thức toán học ấy là câu chuyện về bầu Đức “phản pháo” Tiến sĩ Alan Phan về vấn đề giải cứu các đại gia bất động sản. Câu chuyện mà Phạm Xuân Nguyên gọi bầu Đức là “bỏ bóng đá người”. Là một nhà khoa học, Alan Phan đã viết bài về vấn đề thực trạng bất động sản Việt Nam và nêu giải pháp “nên để thị trường bất động sản rơi tự do, sau 4 - 5 tự nó sẽ phục hồi”, trong đó ông có dùng câu nói của Tổng thống Gerald Ford vào năm 1976, trước thực trạng thành phố New York chìm ngập trong công nợ xin chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp, đó là “Drop dead” (Hãy để cho nó chết đi!). Quyết định sáng suốt này của Tổng thống đã được hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh và tán đồng. Bởi nó không làm cho nhân dân khổ thêm vì oằn lưng ra cứu các đại gia, nhóm lợi ích. Không hiểu gì về lịch sử của câu nói, bầu Đức lớn tiếng chê bai : “Tôi nghe câu nói của Alan Phan: Hãy để cho nó chết đi!, tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế! Thiếu văn hóa! Đúng, nếu nó được coi là một lời nguyền rủa!”.
Cũng một câu nói, nhưng ở cửa miệng người này là dễ nghe, ở người kia là thô lỗ, điều đó quy định bởi tính cách người phát ngôn. Riêng trong trường hợp này, người nghe cảm thấy lời bầu Đức thật nghịch dị. Học vấn thấp lại chê bai học vấn cao, lấy cái không biết để lên án cái biết. Câu nói của bầu Đức đã thể hiện sự lên ngôi của những kẻ có tiền, có quyền. Khi có quyền, có tiền, người ta tưởng rằng mình là con người văn hóa bậc cao. Người ta nhìn con người xung quanh như những kẻ “cực kì thiếu văn hóa”, có nghĩa là không có văn hóa.
Ở một góc độ khác, bầu Đức cho rằng Alan Phan chẳng có công trạng gì với đất nước, lại chẳng có dự án, công ty bất động sản nào. “Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS. Ngô Bảo Châu”. Lại một phát ngôn tự mãn, tự tôn. Đề cao mình hạ thấp người là một ứng xử không văn hóa, chứ không phải thiếu văn hóa. Người có học, tạm gọi là người chút ít biết lẽ đời sẽ không tự “nâng bi” mình để phủ nhận và dạy người như thế. Hơn nữa, làm dự án này, mở công ty kia đâu phải là có công, muốn thấy công trạng thế nào hãy nhìn vào nhân dân và lắng nghe nhân dân. Phải chăng cái văn hóa của bầu Đức là VĂN + HÓA = VĂN HÓA.
4. Mệnh đề có hình thức toán học ấy là qua hai lời chỉ đạo của hai bộ trưởng. Ông bộ GTVT mệnh lệnh : “Cán bộ không lợi dụng bất kỳ mối quan hệ nào để can thiệp vào việc thực thi công vụ, xử lý của lực lượng chức năng đối với hành vi vi phạm pháp luật của bản thân và người khác. Đồng thời yêu cầu các đơn vị trong ngành đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào tiêu chí bình xét cán bộ, công chức, cơ quan vào cuối năm”. Còn Bà bộ Y tế thì trước đây kiên quyết chống bệnh “phong bì” trong ngành y. Bà hùng hồn : “Tôi mong muốn các đồng nghiệp vì lòng tự trọng hãy thay đổi. Còn bệnh nhân, người nhà cương quyết không đưa phong bì” và “nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”. Nhưng mới đây lại rất đạo lí, nghĩa tình : việc biếu quà y tá, bác sĩ của bệnh nhận hay người nhà bệnh nhân là “hành động cảm ơn, thể hiện tình cảm”, nhưng ý tá bác sĩ chỉ nên nhận sau khi chữa bệnh nhân khỏi bệnh.
Ôi chao, một người chối từ “tình nghĩa” theo nghĩa quan hệ “ơn đền oán trả” chỉ vì thượng tôn pháp luật, một người vì sự trong sạch của ngành y, vì y đức của người thầy thuốc nhưng lại lướng vướng trong vấn đề tình nghĩa. Tình nghĩa vốn là một giá trị tinh thần truyền thống của người Việt. Trong dòng chảy lịch sử văn hóa, tình nghĩa đã trở thành một suối nguồn tạo nên nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trong khi ứng xử tình nghĩa với nhau, người Việt cũng rất linh hoạt, chứ không cứng nhắc. Người Việt biết đặt tình nghĩa đúng chỗ chứ không phải ở đâu cũng áp dụng. Cái chuyện nhờ cậy nhau trong khi bị phạt vì lỗi giao thông đó không phải là tình nghĩa mà đó là hiện tượng cậy thần ỷ thế. Đây là một căn bệnh có từ xa xưa, ngày nay càng tràn lan hơn. Còn nhận phong bì của bệnh nhân không phải là tình nghĩa, bà bộ chỉ nói vơ vào, nói lấy được thế thôi. Nó thực chất là văn hóa biếu xén hình thành từ môi trường đồng tiền được trọng vọng, từ tư tưởng không còn niềm tin vào lòng tự trọng, vào nhân cách của con người, không tin vào đạo đức, lương tâm con người. Phải chăng, cách nói của Ông bộ GTVT cũng chỉ là đánh trống bỏ dùi như những tuyên bố khác trước đây, một loại “vải thưa” văn hóa; cách nói của Bà bộ Y tế, xét cho cùng là sự bất lực của văn hóa. Cho nên, mới có VĂN + HÓA = VĂN HÓA.
Hoàng Dục
10 - 4 - 2013
__________________
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét