PHONG THÁNH
Đã từ lâu, mỗi lần bù khú với bạn, khi men đã thấm, bao giờ cũng tếu táo vài câu gọi là “thơ” Bút Tre, rồi cười nghiêng ngả. Có bạn khen hay, có bạn: Rằng hay thì thật là hay/ Ngẫm ra thì quá đả đay ngôn từ. Chuyện rôm rả, ngon trớn bỗng: E hèm! Đó đâu phải là thơ ông Bút Tre. Toàn thơ nhại cả. Ông Bút Tre thật… có anh bạn phanh gấp. Mọi khuôn mặt đớ ra, chưng hửng. Chuyện “thơ” Bút Tre” tan theo hơi rượu cũng đã bao năm rồi. Mãi gần đây, ngang qua sạp báo thấy cuốn: “Bút tre và giai thoại” của Ngô Quang Nam nằm lộ thiên, khuôn mặt thơ ấy mới tái hiện.
Cuốn sách được viết theo xu hướng
“chủ nghĩa hoan hô” kiểu thơ hoan hô của Bút Tre: Hoan hô đại tướng Võ Nguyên, Hoan hô đồng chí Hà Đăng, Hoan hô anh Tạ
Đình Đề, Hoan hô đồng chí Trần Hoàn,…
hay kiểu phong thánh vốn có trong văn chương một thời. Người biên soạn gọi thơ
Bút tre bằng những mí từ, bằng những khái niệm lí luận văn học to tát nào là trường
phái, nào là thi pháp. Thậm chí, tác giả còn dành nhiều lời để ngợi ca: …Bút Tre nổi tiếng đến mức ai cũng thích? Và
ai cũng sáng tác được? Tôi liền lấy ngay tờ báo in một bài của “lão trượng” bút
sắt viết ca ngợi bút Tre: … Bao nhiêu bút sắt mòn rồi/ Hôm nay còn mãi với đời
Bút Tre (Ngô Quang Nam, Bút Tre thơ và giai thoại, Tái bản lần thứ 5, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006, tr. 22,23). Ở một đoạn khác tác giả viết:
“Trong lúc thiên hạ làm thơ, sính
đi vào “tư duy”, “cấu trúc”, “trừu tượng”, “vị lai”, “siêu thực”… tạo ra những
câu thơ rất cầu kì, chỉ có trời mới hiểu nổi, cốt để làm ra vẻ “trí tuệ”, “bác
học” thì ông đã dũng cảm mở đường đi vào khám phá vè, ca dao dân gian và tạo lập
riêng cho mình một tư duy dân gian, một tư duy thực tế, đơn giản, nhưng cũng lại
rất tinh tế, khái quát.” (Sđd, tr. 30).
Hoan hô đúng thì chẳng sao, nhưng hoan hô không đúng sẽ rơi vào nghịch
lí của loại văn chương phản thùng, tưởng phong thánh hóa ra ngấm ngầm hạ bệ thần
tượng. Và nếu phong thánh cho thần tượng lại dùng phương pháp so sánh nhằm chê
bai người khác đề cao vô lối “cánh hẩu” của mình thì cũng là hạ sách. Trường hợp
tác giả cuốn sách này cũng vậy. Vấn đề quan trọng nhất là toàn bộ những câu, những
bài Bút Tre viết ra có phải là thơ không? Hay chỉ một số được gọi là thơ, còn lại
chỉ là như Bút Tre viết: Nôm na viết tập
thơ đầu/ Vận cho nhịp sống theo câu văn vần (Lời khai từ tập thơ “Một ngày
của Phú Thọ”, Phòng Thông tin Phú Thọ xuất bản năm 1961. Sđd, tr. 66). Hoặc: Bút Tre nối bước những ai/ Một dòng thơ mở
đường quai kể vè (Lời khai từ tập “Tia lửa làng quê” (Sđd, tr. 68).
Những gì Bút Tre viết trong lời khai từ phải chăng là khiêm tốn hay tình
thực nhận xét về thơ mình. Có lẽ đó là sự trung thực đáng quý ở một con người.
Bởi rất nhiều bài như: Trường ca Điện
Biên, Người bạn của núi sông ruộng đồng, Tặng anh Phạm Hùng, Tặng anh Lê Duẩn,
Tặng anh Tố Hữu, Những vần thơ vận động sản xuất, Chị chủ nhiệm, Bài ca phá
hoang, Chăn nuôi sản xuất giỏi,… của Bút tre không biết có được gọi là thơ
không? Hay đấy chỉ là những bài văn vần có chức năng ngợi ca, tuyên truyền. Những
bài gọi là thơ ấy mấy ai nhớ đến. Với Bút tre, người ta chỉ nhớ đến, chỉ truyền
miệng một vài câu lẫy ra từ bài nọ bài kia, bởi sự ngang phè, giọng tưng tửng,
tếu táo của chúng. Chúng dí dỏm bởi cách ngắt tên riêng của ai đó để tạo dòng lục
bát, dùng từ có nghĩa gây cười hay ép vần phá vỡ quy luật thanh điệu của thể lục
bát,… Từ đó, người ta nhại lại, tạo câu mới lan truyền trong dân gian. Chính vì
vậy, Bút Tre thật và Bút Tre giả khó phân biệt, tất cả nhập thành những câu thơ
dân gian. Trong phần VI: Giai thoại Bút tre có giai thoại “Bái lạy dân gian” (Sđd,
tr. 129-133) đã thể hiện rõ điều đó. Xin chép ra đây làm bằng.
Vào sáng Chủ nhật năm 1979, có một đồng chí mặc quần áo bộ đội dựng xe
trước cửa nhà ông Đăng. Sau mấy câu thăm hỏi sức khỏe, người khách kể:
“Suốt trong những năm chống Mĩ cứu nước, từ lúc đơn vị cháu còn huấn luyện
ở Hà Bắc, cho tới khi lên đường vượt Trường Sơn đánh Mĩ. Rồi tiếp theo là những
năm tháng sống ở chiến trường Đông Nam Bộ… ở đâu cháu cũng được nghe thơ Bút
Tre của bác. Có thể nói, nhiều bài thơ Bút Tre thực sự là món ăn tinh thần, góp
phần không nhỏ cổ vũ động viên anh em đơn vị vượt mọi khó khăn, chiến thắng kẻ
thù. Hôm nay cháu được về phép và dành thời gian đến thăm bác.”
Đợi khách nói xong, ông Đăng cảm ơn tấm lòng của người lính yêu quý thơ
Bút Tre mà không quản ngại đường xa. Đoạn ông tiếp:
- Vậy cháu có thuộc bài nào không?
- Có chứ ạ! - Người khách khẽ đáp.
- Thế thì đọc cho tớ nghe vài bài! – Ông Đăng giục.
Anh lính trẻ cao giọng đọc cho cụ nge từng bài:
Anh đi công tác Pờ-lây
Cu dài dằng
dặc biết ngày nào ta
Anh
đi công tác Buôn Mê
Thuột xong
một cái lại về với em.
Hoan
hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng
trận Điện Biên trở về
Hoan
hô anh Tạ Đình Đề
Trước là
gián điệp nay về với ta
Hoan
hô anh Lê Quảng Ba
Trước đi
theo phỉ sau ra hàng mình
Hôm
nay trời nhẹ mây cao
\ Anh
Ga-ga-rỉn bay vào vũ tru
Con
khỉ trên cành đánh đu
Thằng “Diêm
Đình Ngộ”………
Bên kia có
một cái làng thò ra
Chị
em du kích tài thay
Bắn tàu bay
Mĩ rơi ngay cửa mình
Hoan
hô trung tá Phạm Tuân
Bay lên vũ
trụ một tuần về ngay
Sông
Hồng đỏ quạch phù sa
Đỏ thì đỏ vậy
thua da Bác Hồ.
Bỗng
đâu tin sét đánh ngang
Bác Hồ đang
sống chuyển sang từ trần
(…)
Ta đi
bầu cử tự do
Chọn người
xứng đáng mà cho vào hòm
Không
đi không biết Tam Đao (Đảo)
Đi thì chẳng
biết nơi nào mà ngu (ngủ)
Một
giường nhốt những hai cu (cụ)
Sướng khô
đành chịu đến chu (chủ) nhật về
Trông
xa một đống đen si
Đến gần mới
biết ấy thì là than
Đứng
bên bãi biển bồn chồn
Bao chiêu
cô gái ngứa chân chạy quanh…
Hoan
hô đồng chí Hà Đăng
Ấn cho tàu
chạy băng băng như rùa
Con
ruồi là giống hiểm nguy
Bàn chân của
nó rất vi trùng nhiều
- Từ thơ Bút Tre thật, họ đã ra thơ Bút Tre dân gian
tuyệt vời. Tớ xin cúi đầu bái
lạy dân gian!”
Như vậy, có thể nói rằng, chính những
con người vô danh nhại thơ ông Bút Tre Đặng Văn Đăng,Trưởng Ty Thông tin Vĩnh
Phú, Phú Thọ đã làm “rạng danh” ông. Đúng hơn họ đã phong thánh cho ông. Ông
Bút Tre cúi đầu bái lạy dân gian, cái lạy ấy quả thấu lí đạt tình lắm lắm. Còn
sự thực ông có là thánh hay không lại là chuyện khác.
27-1-2024
Đứng bên bãi biển bồn chồn
Trả lờiXóaBao chiêu cô gái ngứa chân chạy quanh…