Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

728. PHONG THÁNH

 

PHONG THÁNH

Đã từ lâu, mỗi lần bù khú với bạn, khi men đã thấm, bao giờ cũng tếu táo vài câu gọi là “thơ” Bút Tre, rồi cười nghiêng ngả. Có bạn khen hay, có bạn: Rằng hay thì thật là hay/ Ngẫm ra thì quá đả đay ngôn từ. Chuyện rôm rả, ngon trớn bỗng: E hèm! Đó đâu phải là thơ ông Bút Tre. Toàn thơ nhại cả. Ông Bút Tre thật… có anh bạn phanh gấp. Mọi khuôn mặt đớ ra, chưng hửng. Chuyện “thơ” Bút Tre” tan theo hơi rượu cũng đã bao năm rồi. Mãi gần đây, ngang qua sạp báo thấy cuốn: “Bút tre và giai thoại” của Ngô Quang Nam nằm lộ thiên, khuôn mặt thơ ấy mới tái hiện.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

727. BẠT PHƯƠNG NGƯỜI LÊNH ĐÊNH

 


BẠT PHƯƠNG NGƯỜI LÊNH ĐÊNH

 

                                Hoàng Dục

Cảm thơ Nguyễn Đức Bạtngàn, lắm lúc cứ loay hoay giữa: Lấy người mà hiểu thơ hay Lấy thơ mà hiểu thơ (Lê Quý Đôn). Bởi Bạtngàn mãi thuộc thân của một thời Như giọt mưa xuân, Hương đất, Giã từ ân phúc[1], một thời giảng đường đại học, một thời vẫy vùng trong dòng Ô Lâu, một thời lang thang trên những nẻo đường quê. Dẫu biết thơ là sự thăng hoa cảm xúc của thi sĩ, nhưng ngày xưa không thôi gây nhiễu. Kỉ niệm choáng tâm trí như lớp váng che chắn câu chữ trữ tình, nên trang giấy cứ bâng khuâng trước đèn.

726. ĐỨC PHẬT TẬT NGUYỀN

 

Đoản văn cuối tuần

 ĐỨC PHẬT TẬT NGUYỀN  

 

Nhiều năm trước, một lần ở New Delhi, trước khi bay về Boston tôi ghé tới khu bán hàng kỷ niệm để mua một vài món quà. Vài tiệm lớn bán thảm Kashmir, đồ trang sức, còn hầu hết đều bán hình tượng, nhiều nhất là tượng Đức Phật. 

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

725. NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT

   Đọc TIA SÁNG online, gặp bài viết thú vị tác giả Nguyễn Hải Hoành về nguồn gốc Tiếng Việt. Mạn phép trích đăng, một là làm tư liệu, hai là muốn khẳng định tính chất bản địa, bản ngữ của tiếng Việt. Tiếng Việt là của dân tộc Việt. Một dân tộc riêng, có một tiếng nói riêng, tất sẽ sinh thành và phát triển một nền văn hóa riêng. Tất nhiên, trong qua trình tiếp xúc với hệ ngữ khác, nền văn hóa khác sẽ có sự tiếp biến, vay mượn để làm giàu kho từ vựng và bổ sung những nét đẹp văn hóa của nhân loại cho văn hóa của dân tộc mình. Vay mượn là tính chất phổ biến của các dân tộc trên thế giới. 
    Hiểu  như vậy để thấy người Việt không đồng chủng, đồng văn với người Hán-Tạng, rộng hơn là người Trung Quốc.
 
VÌ SAO TIẾNG VIỆT KHÔNG CÙNG NGUỒN GỐC VỚI TIẾNG HÁN

Nguyễn Hải Hoành

Mối quan hệ giữa tiếng Việt với tiếng Hán là mối quan tâm lớn xưa nay của người Việt và là đối tượng nghiên cứu của giới ngôn ngữ học Việt Nam cũng như quốc tế trong gần 150 năm nay. Nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố, trong đó có cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt”1 của giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Dõi. Trong cuốn sách đó tác giả đã lý giải vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán.

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2023

724. KIM ĐỊNH, NHÀ TRIẾT HỌC VIỆT NAM

GS Lương Kim Định
Đọc Vanvn.vn số 28-06-2021, thấy bài viết về GS Kim Định hay và đầy đủ nên xin phép được trích đăng trên trang nhà. GS Kim Định, thời sinh viên đã đọc nhiều tác phẩm của thầy với niềm ngưỡng vọng sâu sắc. Những tác phẩm của thầy đã cho tôi cái nhìn dân tộc Việt với nhiều lớp trầm tích văn hóa sâu thẳm và lan tỏa. Điều thú vị là giúp tôi nghĩ về dân tộc Việt trên nền tảng đạo đức khoa học, chứ không bằng cảm tính hay nghe kẻ "môi giới lịch sử" hoặc một đầu bếp chỉ biết nấu một món duy nhất: "lẩu thập cẩm lịch sử",...  Xin cám ơn tác giả Phạm Huy Thông vì có cái nhìn khách quan về thầy Kim Định.

723. NGUYỄN LỘ TRẠCH, KẺ SĨ ĐAU ĐÁU KHÁT VỌNG DUY TÂN

 

NGUYỄN LỘ TRẠCH,
KẺ SĨ ĐAU ĐÁU KHÁT VỌNG DUY TÂN
 
Trong lời tựa “Quỳ ưu lục”, Nguyễn Lộ Trạch đã mượn thơ của Trương Quảng Khê vịnh Giả Nghị để bày tỏ hoài bão và lí tưởng của mình:
             Ngã diệc vị quân trường thái tức
            “Trị an” đồ tác hán văn chương
            (Ta cũng vì ông than thở mãi
            “Trị an” chỉ một áng văn chương)