Đình làng Túy Loan |
1. Một thoáng ngày xưa
Sau khi nêu nhiều lí do, cậu lái xe chốt lại: Nên đi đường này về đường kia. Nghe cậu ta nói như kiểu binh pháp Tôn Tử, tôi phì cười, nhưng không quên cùng nhóm rong chơi ngày tháng đồng thanh, Vậy thì… lên bằng đường Trường Sơn về theo Quốc lộ 1. Thế là xe lăn bánh, ngược lên Quốc lộ 14B như là một ngẫu hứng của những kẻ ham chơi.
Sau khi nêu nhiều lí do, cậu lái xe chốt lại: Nên đi đường này về đường kia. Nghe cậu ta nói như kiểu binh pháp Tôn Tử, tôi phì cười, nhưng không quên cùng nhóm rong chơi ngày tháng đồng thanh, Vậy thì… lên bằng đường Trường Sơn về theo Quốc lộ 1. Thế là xe lăn bánh, ngược lên Quốc lộ 14B như là một ngẫu hứng của những kẻ ham chơi.
Hành trình Tây Nguyên tháng mười hai của chúng tôi bắt đầu bằng sự ngẫu hứng trong kế hoạch là như thế. Đã đi với nhóm nhiều, tôi có phần hiểu “những triệu chứng của căn bệnh xê dịch”. Ngẫu hứng là một trong những triệu chứng của bệnh, đúng hơn là thuộc tính của những ai có chút máu “lang bạt kì hồ”. Không chỉ hiểu, tôi còn bị “lây nhiễm” nữa. Cái tính trầm trầm ít nói của tôi bị xếp xó nhường chỗ cho thói bốc đồng dễ thương ấy. Thực ra, công tâm mà nói, khi đi với nhau, chúng tôi đã quẳng cái tôi đi để tất cả hòa vào cái ta chung, để cuộc lãng du thích thản và tâm hồn ngập tràn cái đẹp của thiên nhiên, cảnh quan xứ sở, cũng như đong đầy tình bạn, tình người.
Xe gần đến Túy Loan (*), có ai đó đề nghị rất văn hóa ẩm thực, vào chợ ăn bún đi, ở đó có quán bún ngon lắm! (Lại ngẫu hứng)! Tôi chẳng rõ thế nào, cứ theo lệnh Trưởng nhóm mà làm. Trưởng nhóm xuống xe, tôi xuống; trưởng nhóm ăn, tôi ăn; cứ răm rắp như thế; còn ngon dở thể nào thì “hồi sau sẽ rõ”. Xe dừng lại trước hai quán bún kề nhau. Một nửa nhóm vào quán này, một nửa quán kia. Chị Trưởng nhóm có chút không hài lòng. Thế thì làm sao biết bún ngon. Đã không biết mà cứ ra vẻ! Không sao, máy chạy chưa đều mà. Với lại,… ăn đâu chả là ăn! Chỉ tốn chút công chạy lui chạy tới thanh toán thôi mà! Hề một tiếng đi, huề cả. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh dạy thế cơ mà!
Ngồi trong quán bún, tôi đưa mắt dạo quanh hàng quán phía trước. Chợ Túy Loan bây giờ khác quá. Ngày trước, những năm 1983, 1984, 1985, chợ này quá quen thuộc với tôi. Chả là những năm ấy, tôi dạy ở Trung học phổ thông Ông Ích Khiêm. Cứ hằng tuần thứ hai tôi lên thứ bảy về. Thành thử, chiếc Cầu Giăng, cây cầu gãy, quán mì Bà Tỉnh, chợ Túy Loan, trường Ông Ích Khiêm thành một chuỗi liên kết dọc ăn sâu vào trí óc của tôi. Nhất là quán mì Bà Tỉnh, ngon đậm ngon đà, là món cao lương mĩ vị đối với giáo viên như tôi trong thời bao cấp. Với tôi, trưa tối, hai bữa cơm tập thể, buổi sáng bún xì dầu thế là ổn. Đến quán mì Quảng Bà Tỉnh là đi kéo ghế, vậy là sang quá nên lâu lâu… chỉ liều một lần. Chính vì vậy, quán mì của bà ấy đã khắc sâu vào trí nhớ. Nếu cầu Giăng, chợ Túy Loan, vì quen thuộc mà nhớ thì quán mì Bà Tỉnh vì ngon mà nhớ!
Kể từ dạo ấy đến giờ, tôi không còn ghé chợ nữa. Nếu có lên đây cũng chỉ đến trường Ông Ích Khiêm khi thì dự giờ, khi thì gặp gỡ các em học sinh cũ dịp tổ chức hai mươi năm các em ra trường. Vã lại, những lần ấy tôi đều ngang Túy Loan bằng đường 14B mới xây dựng, thành ra cứ nghĩ chợ như xưa. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, khi xe rời đường mới, rẽ vào đường cũ, trong tôi hình ảnh chợ xưa vẫn nằm bên trái cung đường. Nào ngờ chợ tọa lạc ở một khu đất mới, bên phải con đường cũ. Hình như nó đang đàng hoàng, bề thế đứng trên mảnh đất ngày xưa là ruộng đồng. Đúng như thế. Ngày xưa, đây là một trong những cánh ruộng in dấu chân trần của tôi. Tôi cùng đồng nghiệp bì bõm lội ngược lội xuôi soi ếch vào những đêm tháng ba. Bữa cơm tập thể nếu có thêm một ít thịt ếch thì cứ như tiệc tùng thịnh soạn lắm.
Bây giờ, trước mắt tôi, chợ khang trang, sầm uất hơn, rất đáng mặt là chợ của trung tâm thị trấn huyện Hòa Vang. Chỉ có điều tôi không rõ, chợ liệu có còn những món ngon như câu hát cũ không:
Túy Loan trăm thứ trăm ngon
Vừa vừa cái miệng để chồng con hết nhờ.
Tôi quay về với thực tại, trước câu nói của chị chủ quán, bún của anh đây. Tô bún xương đang tỏa mùi thơm qua những mảng khói nhạt bốc lên mỏng manh. Tôi bắt đầu cái hành động ăn. Đừng lan man nữa. Ăn cũng phải rất hiện sinh, hình như Thầy Thích Nhất Hạnh đã nói thế. Trước một tô bún ngon, không toàn tâm toàn ý thưởng thức thì xem như… chưa biết sống! Nhưng khó quá! Tô bún và kí ức cứ tranh chấp. Tô bún khiến tôi liên tưởng tô cháo vịt ngày nào, khi tôi được một phụ huynh làng Yến Nê mời lên thuyền với anh, thả thuyền từ đập ba-ra xuôi sông Yên ăn thịt vịt, cháo vịt và nhấp chút men cay dưới trăng. Một lời mời tình nghĩa, một hành động lãng mạn. Cái đêm đó đã đóng dấu triện vào tâm khảm tôi. Nhiều khi nhớ lại nghĩ quẩn quanh đến buồn cưới, nếu Thi tiên Lý Bạch được dịp thả thuyền như thế, liệu “Nguyệt hạ độc chước” có chào đời được không. Và nếu người thơ ấy có “nâng chén mời trăng uống” thì hẳn cũng không “đối bóng thành ba người” (Cử bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân). Và như thế, trong văn học, trong tâm hồn người yêu thơ mãi mãi sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy!
Chị Trưởng nhóm hối thúc lên xe. Tôi tần ngần ở bực cửa xe, nhìn bao quát một lần nữa chợ Túy Loan. Nhìn chợ, mới thấy, con người ta nếu chỉ bưng tai bịt mắt trong thoáng chốc thì bị lạc điệu với nhịp đời, lạc lõng giữa sự đổi thay rồi. Mới hay cuộc sống như sông vẫn chảy theo dòng chảy của nó. Mới biết bánh xe lịch sử sự sống vẫn quay theo vòng quay của nó. Dòng sông ấy, bánh xe ấy chẳng chờ đợi ai, nhất là với những ai cứ “mặc cho con tạo xoay vần”.
Xe rồ máy, từ từ lăn bánh, rời chợ Túy Loan, mang theo tôi với những kí ức đong đầy.
Hoàng DụcXe gần đến Túy Loan (*), có ai đó đề nghị rất văn hóa ẩm thực, vào chợ ăn bún đi, ở đó có quán bún ngon lắm! (Lại ngẫu hứng)! Tôi chẳng rõ thế nào, cứ theo lệnh Trưởng nhóm mà làm. Trưởng nhóm xuống xe, tôi xuống; trưởng nhóm ăn, tôi ăn; cứ răm rắp như thế; còn ngon dở thể nào thì “hồi sau sẽ rõ”. Xe dừng lại trước hai quán bún kề nhau. Một nửa nhóm vào quán này, một nửa quán kia. Chị Trưởng nhóm có chút không hài lòng. Thế thì làm sao biết bún ngon. Đã không biết mà cứ ra vẻ! Không sao, máy chạy chưa đều mà. Với lại,… ăn đâu chả là ăn! Chỉ tốn chút công chạy lui chạy tới thanh toán thôi mà! Hề một tiếng đi, huề cả. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh dạy thế cơ mà!
Ngồi trong quán bún, tôi đưa mắt dạo quanh hàng quán phía trước. Chợ Túy Loan bây giờ khác quá. Ngày trước, những năm 1983, 1984, 1985, chợ này quá quen thuộc với tôi. Chả là những năm ấy, tôi dạy ở Trung học phổ thông Ông Ích Khiêm. Cứ hằng tuần thứ hai tôi lên thứ bảy về. Thành thử, chiếc Cầu Giăng, cây cầu gãy, quán mì Bà Tỉnh, chợ Túy Loan, trường Ông Ích Khiêm thành một chuỗi liên kết dọc ăn sâu vào trí óc của tôi. Nhất là quán mì Bà Tỉnh, ngon đậm ngon đà, là món cao lương mĩ vị đối với giáo viên như tôi trong thời bao cấp. Với tôi, trưa tối, hai bữa cơm tập thể, buổi sáng bún xì dầu thế là ổn. Đến quán mì Quảng Bà Tỉnh là đi kéo ghế, vậy là sang quá nên lâu lâu… chỉ liều một lần. Chính vì vậy, quán mì của bà ấy đã khắc sâu vào trí nhớ. Nếu cầu Giăng, chợ Túy Loan, vì quen thuộc mà nhớ thì quán mì Bà Tỉnh vì ngon mà nhớ!
Kể từ dạo ấy đến giờ, tôi không còn ghé chợ nữa. Nếu có lên đây cũng chỉ đến trường Ông Ích Khiêm khi thì dự giờ, khi thì gặp gỡ các em học sinh cũ dịp tổ chức hai mươi năm các em ra trường. Vã lại, những lần ấy tôi đều ngang Túy Loan bằng đường 14B mới xây dựng, thành ra cứ nghĩ chợ như xưa. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, khi xe rời đường mới, rẽ vào đường cũ, trong tôi hình ảnh chợ xưa vẫn nằm bên trái cung đường. Nào ngờ chợ tọa lạc ở một khu đất mới, bên phải con đường cũ. Hình như nó đang đàng hoàng, bề thế đứng trên mảnh đất ngày xưa là ruộng đồng. Đúng như thế. Ngày xưa, đây là một trong những cánh ruộng in dấu chân trần của tôi. Tôi cùng đồng nghiệp bì bõm lội ngược lội xuôi soi ếch vào những đêm tháng ba. Bữa cơm tập thể nếu có thêm một ít thịt ếch thì cứ như tiệc tùng thịnh soạn lắm.
Bây giờ, trước mắt tôi, chợ khang trang, sầm uất hơn, rất đáng mặt là chợ của trung tâm thị trấn huyện Hòa Vang. Chỉ có điều tôi không rõ, chợ liệu có còn những món ngon như câu hát cũ không:
Túy Loan trăm thứ trăm ngon
Vừa vừa cái miệng để chồng con hết nhờ.
Tôi quay về với thực tại, trước câu nói của chị chủ quán, bún của anh đây. Tô bún xương đang tỏa mùi thơm qua những mảng khói nhạt bốc lên mỏng manh. Tôi bắt đầu cái hành động ăn. Đừng lan man nữa. Ăn cũng phải rất hiện sinh, hình như Thầy Thích Nhất Hạnh đã nói thế. Trước một tô bún ngon, không toàn tâm toàn ý thưởng thức thì xem như… chưa biết sống! Nhưng khó quá! Tô bún và kí ức cứ tranh chấp. Tô bún khiến tôi liên tưởng tô cháo vịt ngày nào, khi tôi được một phụ huynh làng Yến Nê mời lên thuyền với anh, thả thuyền từ đập ba-ra xuôi sông Yên ăn thịt vịt, cháo vịt và nhấp chút men cay dưới trăng. Một lời mời tình nghĩa, một hành động lãng mạn. Cái đêm đó đã đóng dấu triện vào tâm khảm tôi. Nhiều khi nhớ lại nghĩ quẩn quanh đến buồn cưới, nếu Thi tiên Lý Bạch được dịp thả thuyền như thế, liệu “Nguyệt hạ độc chước” có chào đời được không. Và nếu người thơ ấy có “nâng chén mời trăng uống” thì hẳn cũng không “đối bóng thành ba người” (Cử bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân). Và như thế, trong văn học, trong tâm hồn người yêu thơ mãi mãi sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy!
Chị Trưởng nhóm hối thúc lên xe. Tôi tần ngần ở bực cửa xe, nhìn bao quát một lần nữa chợ Túy Loan. Nhìn chợ, mới thấy, con người ta nếu chỉ bưng tai bịt mắt trong thoáng chốc thì bị lạc điệu với nhịp đời, lạc lõng giữa sự đổi thay rồi. Mới hay cuộc sống như sông vẫn chảy theo dòng chảy của nó. Mới biết bánh xe lịch sử sự sống vẫn quay theo vòng quay của nó. Dòng sông ấy, bánh xe ấy chẳng chờ đợi ai, nhất là với những ai cứ “mặc cho con tạo xoay vần”.
Xe rồ máy, từ từ lăn bánh, rời chợ Túy Loan, mang theo tôi với những kí ức đong đầy.
6-1-2015
________
(*) Theo một số văn bản, Túy Loan chỉ là tên gọi dân gian, đọc trại chữ Thúy Loan mà thành. Thúy Loan là ngọn núi cao màu xanh. Tên này được ghi đầu tiên trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An viết năm 1555, trên tấm hoành phi treo ở đình làng tạo lập năm 1889…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét