Chiều hè ở làng Kế Môn |
Nguyễn Lộ Trạch
Đây là bài thơ "Thu hoài bát thủ số 6" tức là "Nỗi nhớ mùa thu số 6" của nhà thơ Nguyễn Lộ Trạch. Bài thơ thể hiện khổ nạn chiến tranh, sự thất bại của triều đình trong quá trình chống Pháp, qua đó, nhà thơ cũng mỉa mai vua quan nhà nguyễn bất lực trước vận mệnh đất nước. óTriều đình chỉ biết nghị hòa, không có quốc sách tích cực lâu dài để chống Pháp, duy tân đất nước.
Phiên âm:
Ngân lân bích huyết lạc trào đầu,
Đại hác quần long hàm đấu thâu (thu).
Hạp dã hắc vân viên hạc kiếp,
Hoang thiên hồng lệ Thử li sầu.
Ưu cần nẫm tải dư thường ngạc,
Văn hiến thiên niên cánh thực âu.
Bạch thảo tà dương đồi điệp ngoại,
Na kham trùng thuyết đế vương châu!
Dịch nghĩa:
Vẩy bạc, máu xanh rơi xuống ngọn thủy triều,
Nơi sông biển đang là lúc bầy rồng say sưa đánh nhau.
Mây đen đầy đồng, quân thành kiếp vượn hạc,
Lệ đỏ trời hoang, ôm mối sầu Thử ly.
Ba chụ năm lo lắng siêng năng còn lại chuyện nếm thịt cá sấu,
Ngàn năm văn hiến cuối cùng trở lại thời ăn thịt chim âu.
Cỏ trắng trong ánh nắng tà ngoài tường thành đổ nát,
Làm sao nói được đây là đất đế vương.
Dịch thơ:
Máu xanh vẩy bạc thủy triều pha,
Xung trận đàn rộng dậy sóng xa.
Đồng ruộng xám mây quân tướng chết,
Trời hoang đỏ lệ nước non mờ.
Lo dân ba kỷ còn canh sấu,
Văn hiến ngàn năm chỉ thịt cò.
Tường đổ nắng tà rầu cỏ trắng
Đế vương thành ấy phải chăng là?
Hoàng Dục dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét