1. Làng Cù Lần
Cứ ngồi nhà mãi khiến chân lúc thì bồn chồn, khi như tê bại, nên cứ ngong ngóng một chuyến đi. Những lúc như thế mới thấy khái niệm về từ “Đi” của Nguyễn Tuân thật có lí: “Đi là có nơi nào để mà đến”, mới thấy sự thú vị của chủ nghĩa xê dịch. Vậy là đăng kí với trưởng nhóm ham vui một chuyến rong chơi Đà Lạt vào cuối tháng Mười hai năm 2013.
Ở làng Cù Lần |
Khi trời chưa tảng sáng, chúng tôi đã có mặt ở phía trước khách sạn Thái Bình Dương, đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Cái lạnh của mùa, của buổi sớm hình như không có ý nghĩa gì trước tâm trạng náo nức của chúng tôi. Cho dù đang đợi xe đến, chúng tôi cũng như lòng phố xá ủ sương đang có cảm giác ấm lên khi ngày tỏ rạng. Đây là cái ấm của một chuyến đi, cái ấm của những tấm lòng đồng điệu.
Không để chúng tôi chờ đợi lâu, chiếc xe 16 chỗ ngồi đã trờ tới, đỗ ở góc đường Trần Bình Trọng. Chúng tôi lên xe đến trước Big C đón 2 người trong nhóm nữa rồi khởi hành theo lịch trình định sẵn. Trên đường đi, thích ở đâu chúng tôi dừng ở đó, người ngắm cảnh quan, kẻ chụp ảnh. Nhìn chúng tôi mấy ai nghĩ đây là những con người ở tuổi “hươu nai”, không khéo họ còn chép miệng khen thầm: trẻ chán!
Xin đừng hiểu lầm, chúng tôi không tự công kênh mình bằng tâm lí tự tôn. Nói trẻ ở đây không là dung mạo, nhân dáng. Trẻ là ở tâm hồn qua cách giao tiếp, ứng xử. Ai cũng đang ở ngưỡng “Lục thập nhi nhĩ thuận”, thậm chí có người “Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cú” nữa. Ở ngưỡng ấy không ai chấp ngã, ai cũng thấu suốt mọi lẽ nhờ tri hành, kiến văn và sự trải nghiệm. Ai cũng tùy thích mà sống, không câu thúc, không khắc kỉ. Với lại, vui mới lữ hành, còn buồn ai dấn bước làm chi. Trẻ trung là ở đấy.
Khoảng 21 giờ chúng tôi đến Nha Trang. Theo kế hoạch, thành phố này là trạm dừng chân để ngày mai lên Đà Lạt. Chúng tôi theo đó đến khách sạn, nhận phòng, tắm rửa, nghỉ ngơi. Nằm dài trên giường, tôi cứ lan man. Tiếc quá, không có thời gian làm một vòng thành phố xem diện mạo thay đổi thế nào. Ban nãy, khi xe lăn bánh trên đường Trần Phú chỉ thấy phía biển rì rào sóng vỗ trong bóng tối, phía phố xá đèn sáng lóa, xanh đỏ chấp chới. Những cửa hàng toàn chữ Nga, khách khứa cũng rặt người Nga. Ngắm phố và người, tôi cảm giác đang ngang qua xứ người, xứ xa và lạ. Để rồi thấy nhớ Nha Trang những lần xuôi ngược Buôn Ma Thuột ngày xưa hay những ngày, đêm thả bộ phố phường khi học quản thủ thư viện một tháng ở thành phố biển này!
Sáng 28 tháng 12, sau khi ăn sáng uống cà phê, chúng tôi rong ruỗi lên Đà Lạt. Con đường mới từ Khánh Dương lên khá tốt. Trời quang mây và sáng ấm. Ngay cả khi vào địa phận tỉnh Lâm Đồng, thời tiết vẫn nắng ấm. Ai cũng vui vì “cho hay trời cũng chìu người”. Trời thế này hứa hẹn những ngày phố núi thú vị đây.
Không để chúng tôi chờ đợi lâu, chiếc xe 16 chỗ ngồi đã trờ tới, đỗ ở góc đường Trần Bình Trọng. Chúng tôi lên xe đến trước Big C đón 2 người trong nhóm nữa rồi khởi hành theo lịch trình định sẵn. Trên đường đi, thích ở đâu chúng tôi dừng ở đó, người ngắm cảnh quan, kẻ chụp ảnh. Nhìn chúng tôi mấy ai nghĩ đây là những con người ở tuổi “hươu nai”, không khéo họ còn chép miệng khen thầm: trẻ chán!
Xin đừng hiểu lầm, chúng tôi không tự công kênh mình bằng tâm lí tự tôn. Nói trẻ ở đây không là dung mạo, nhân dáng. Trẻ là ở tâm hồn qua cách giao tiếp, ứng xử. Ai cũng đang ở ngưỡng “Lục thập nhi nhĩ thuận”, thậm chí có người “Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cú” nữa. Ở ngưỡng ấy không ai chấp ngã, ai cũng thấu suốt mọi lẽ nhờ tri hành, kiến văn và sự trải nghiệm. Ai cũng tùy thích mà sống, không câu thúc, không khắc kỉ. Với lại, vui mới lữ hành, còn buồn ai dấn bước làm chi. Trẻ trung là ở đấy.
Khoảng 21 giờ chúng tôi đến Nha Trang. Theo kế hoạch, thành phố này là trạm dừng chân để ngày mai lên Đà Lạt. Chúng tôi theo đó đến khách sạn, nhận phòng, tắm rửa, nghỉ ngơi. Nằm dài trên giường, tôi cứ lan man. Tiếc quá, không có thời gian làm một vòng thành phố xem diện mạo thay đổi thế nào. Ban nãy, khi xe lăn bánh trên đường Trần Phú chỉ thấy phía biển rì rào sóng vỗ trong bóng tối, phía phố xá đèn sáng lóa, xanh đỏ chấp chới. Những cửa hàng toàn chữ Nga, khách khứa cũng rặt người Nga. Ngắm phố và người, tôi cảm giác đang ngang qua xứ người, xứ xa và lạ. Để rồi thấy nhớ Nha Trang những lần xuôi ngược Buôn Ma Thuột ngày xưa hay những ngày, đêm thả bộ phố phường khi học quản thủ thư viện một tháng ở thành phố biển này!
Sáng 28 tháng 12, sau khi ăn sáng uống cà phê, chúng tôi rong ruỗi lên Đà Lạt. Con đường mới từ Khánh Dương lên khá tốt. Trời quang mây và sáng ấm. Ngay cả khi vào địa phận tỉnh Lâm Đồng, thời tiết vẫn nắng ấm. Ai cũng vui vì “cho hay trời cũng chìu người”. Trời thế này hứa hẹn những ngày phố núi thú vị đây.
Khoảng 14 giờ, đoàn những người ham vui đến Đà Lạt. Chúng tôi đi ăn trưa, chuẩn bị cho kế hoạch chiều. Những quán cơm tấm gần khách sạn Tiến Dũng trên quãng đường Phù Đổng Thiên Vương mà chúng tôi ở tỏa hương gọi mời. Mỗi người một đĩa, thức ăn tự chỉ chỏ tùy thích. Kiểu nhà hàng nửa tự do này mà hay. Cơm nước xong, chúng tôi lên xe đến làng Cù Lần, một điểm tham quan hoàn toàn mới trên bản đồ du lịch Đà Lạt.
Cổng vào làng Cù Lần |
Muốn đến làng Cù Lần ở thôn Suối Cạn, huyện Lạc Dương, khách phải quanh co trên trục đường đi Đắc Lắc khoảng 20 km, giữa những rừng thông bạt ngàn. Khoảng đường dài nhưng không gây cảm giác xa vắng. Ngược lại, khách được đắm chìm trong không gian thơ mộng. Những cây thông thả những nốt nhạc nhẹ nhàng du dương vào gió. Những con suối sáng xanh mơ màng dưới rặng thông lá rộng. Giữa chốn này, khách như lạc vào xứ sở thần tiên, đắm chìm vào tiếng nhạc thông khoan nhặt tình tứ như lời nhạc của Hoàng Nguyên: Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ (Ai lên xứ hoa đào).
Chúng tôi đến làng Cù Lần khi nắng đã trở chiều. Nắng vốn dịu bây giờ dịu hơn. Sắc nắng vàng hình như lẩn chút xanh nên rất êm ả và mềm mại. Đứng ở bãi đỗ xe nhìn xuống, làng nằm gọn trong thung lũng không mấy rộng, bao bọc bởi một dòng suối cạn. Ở giữa làng là một hồ nước xanh trong, một sân cỏ rộng. Ngắm cảnh một hồi lâu, chúng tôi đi bộ, qua những chiếc cầu treo “lắc lẻo” để xuống núi thăm thú làng. Rẽ vào “Xóm Đuốc” là đến làng. Nghe nói trước đây, làng này là nơi người Cơ Ho sinh sống. Nay làng trở thành điểm du lịch mang tính cách điệu văn hóa nên không có người ở. Từ đường “Xóm Đuốc” đi vào, chúng tôi thấy một vài ngôi nhà sàn nằm bên cạnh hồ nước. Lần theo đường ven hồ, chúng tôi đến Chợ Chồm Hổm. Chợ là nơi trưng bày và bán buôn những sản phẩm của người cao nguyên. Trước chợ là sân cỏ rộng thoáng có cây nêu của người Thượng, phía bên tả là những bậc thang lên khu ăn uống, triển lãm tranh ảnh… Nơi đây chúng tôi được tận mắt thấy cây cù lần và con cù lần, hai sự vật làm nên tên của làng du lịch này.
Chúng tôi đến làng Cù Lần khi nắng đã trở chiều. Nắng vốn dịu bây giờ dịu hơn. Sắc nắng vàng hình như lẩn chút xanh nên rất êm ả và mềm mại. Đứng ở bãi đỗ xe nhìn xuống, làng nằm gọn trong thung lũng không mấy rộng, bao bọc bởi một dòng suối cạn. Ở giữa làng là một hồ nước xanh trong, một sân cỏ rộng. Ngắm cảnh một hồi lâu, chúng tôi đi bộ, qua những chiếc cầu treo “lắc lẻo” để xuống núi thăm thú làng. Rẽ vào “Xóm Đuốc” là đến làng. Nghe nói trước đây, làng này là nơi người Cơ Ho sinh sống. Nay làng trở thành điểm du lịch mang tính cách điệu văn hóa nên không có người ở. Từ đường “Xóm Đuốc” đi vào, chúng tôi thấy một vài ngôi nhà sàn nằm bên cạnh hồ nước. Lần theo đường ven hồ, chúng tôi đến Chợ Chồm Hổm. Chợ là nơi trưng bày và bán buôn những sản phẩm của người cao nguyên. Trước chợ là sân cỏ rộng thoáng có cây nêu của người Thượng, phía bên tả là những bậc thang lên khu ăn uống, triển lãm tranh ảnh… Nơi đây chúng tôi được tận mắt thấy cây cù lần và con cù lần, hai sự vật làm nên tên của làng du lịch này.
Con Cù Lần |
Trời chiều đã ngã. Chúng tôi trở lại cổng vào làng. Chụp một vài tấm ảnh rồi chia tay với làng Cù Lần. Xe lăn bánh nhưng trong trí nghĩ chúng tôi, làng thật đẹp, thật yên bình. Làng Cù lần những chẳng cù lần chút nào. Đến chốn này, chẳng có ai muốn che chắn tâm hồn mình như con cù lần lấy tay che mắt khi có người ghé thăm. Ai cũng thả rông tinh thần của mình, để cho tâm hồn được tưới tẩm bởi tạo vật, cảnh quan nên thơ, mang vẻ đẹp lịch sử-văn hóa của làng Cơ Ho. Để rồi từ đó thấy tâm hồn bình yên rất đỗi. Một khoảng khắc bình yên đâu dễ có được giữa đời thường trong thời buổi kinh tế thị trường này.
(Còn nữa)
Hoàng Dục
9-1-2013
(Còn nữa)
Hoàng Dục
9-1-2013
_____________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét