Gần mười bảy giờ. Chiều. Nắng đã trở màu, màu lá vàng phai. Tôi như đứng giữa mông lung mà nghe lòng ngoái về kỉ niệm xưa.
Mười bảy giờ ba mươi là thời điểm tổ chức đám cưới của MC, em học sinh
chuyên văn của tôi thời Lê Quý Đôn, cái thời mà nhà trường còn nghèo,
khiêm tốn nép mình ở ngã ba đường Lê Lợi và
Lê Thánh Tôn. Trước thời điểm khởi hành, trong tôi bỗng dậy lên niềm vui, nhưng hình như váng vất một chút buồn xa vắng. Tôi sẽ gặp lại học trò xưa, lớp 12C. Có em tôi vẫn gặp hàng năm, nhưng cũng nhiều em chưa một lần gặp lại kể từ khi các em ra trường, năm 2000. Có những em tên và hình hiện ra cụ thể đồng bộ trong kí ức tôi, nhưng cũng nhiều em tên và hình ảnh rời nhau không ghép nối được. Thời gian, sự thay đổi khi các em lớn lên và đã lâu thầy trò chưa gặp lại, nên tôi cũng mơ hồ nhớ nhớ quên quên nhiều em! Xin đừng trách tôi, trách người thầy. Trong suốt hành trình dạy học, làm sao người thầy có thể nhớ hết những tên và khuôn mặt của nhiều thế hệ học sinh. Bởi quá trình ấy có em tạo được ấn tượng sâu bền, nhưng cũng nhiều em chỉ để lại một ấn tượng hời hợt, thậm chí chẳng có một ấn tượng nào.
Lê Thánh Tôn. Trước thời điểm khởi hành, trong tôi bỗng dậy lên niềm vui, nhưng hình như váng vất một chút buồn xa vắng. Tôi sẽ gặp lại học trò xưa, lớp 12C. Có em tôi vẫn gặp hàng năm, nhưng cũng nhiều em chưa một lần gặp lại kể từ khi các em ra trường, năm 2000. Có những em tên và hình hiện ra cụ thể đồng bộ trong kí ức tôi, nhưng cũng nhiều em tên và hình ảnh rời nhau không ghép nối được. Thời gian, sự thay đổi khi các em lớn lên và đã lâu thầy trò chưa gặp lại, nên tôi cũng mơ hồ nhớ nhớ quên quên nhiều em! Xin đừng trách tôi, trách người thầy. Trong suốt hành trình dạy học, làm sao người thầy có thể nhớ hết những tên và khuôn mặt của nhiều thế hệ học sinh. Bởi quá trình ấy có em tạo được ấn tượng sâu bền, nhưng cũng nhiều em chỉ để lại một ấn tượng hời hợt, thậm chí chẳng có một ấn tượng nào.
Càng
nghĩ tôi càng chần chừ không muốn nhấc bước. Phải lật lại “Tà áo xanh”
xem hình các trò xưa để khỏi ngượng ngùng khi gặp lại. Vội vàng lục tìm đặc san của
lớp 12C (1997 - 2000) : “Tà áo xanh”. Lật giở trang ảnh, ngắm nhìn 33
khuôn mặt quen thuộc, tôi tìm lại nét riêng của từng em và cố nhớ tên
mỗi em. Nhưng có nhiều em tôi vẫn không ghép nối tên với hình được! Đành
tự an ủi: đến đó hẳn hay. Có gì thì có lời xin lỗi đấy. Các em cũng chả
trách thầy. Tôi lơ đãng gấp cuốn đặc san lại. Tự nhiên, mắt tôi chạm
vào đoạn văn “Ngỏ lời” của tờ báo:
“Tà áo xanh - dòng sông học trò Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn bồng bềnh trôi trên con đường mưa phượng lá vàng mỗi sáng hè, một chiều thu… Tà áo xanh bọc lấy kỉ niệm mang về ngày ta đi. Im nghe, dòng sông ấy, một tiếng sóng lòng…
Áo xanh 12C hi vọng. Áo xanh 12C âu lo mùa thi. Áo xanh bỡ ngỡ vào đời, ơn nghĩa thầy cô và thương nhớ bạn bè. Để rồi áo xanh một ngày nào tựa cửa, kí ức ùa về, mở Tà áo xanh : Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn (Huy Cận)…
Tháng sáu, bất chợt một chiều dông, bất chợt một khúc mưa. Bạn bước ra
cổng trường lần cuối để lần đầu tiên trong đời có cảm giác một mình. Tà áo xanh lặng lẽ đồng hành. Thời của chúng mình, lớp của tụi mình ngày ấy; thầy cô và mái trường thuở ấy trở thành người muôn năm cũ.
Nhưng kì diệu thay, cứ như truyện cổ tích dành cho người lớn, khi ta mở những trang viết này ra :
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh…
(Bùi Giáng)”
Đoạn văn đã gợi cho tôi nhớ về những màu xanh đã làm nên yêu thương một
thời của tôi và các em 12C (1997-2000). Đó là màu xanh da trời, màu
đồng phục của trường chuyên được hình thành năm 1991- cái màu thanh nhẹ,
sáng láng và tinh khôi là một biểu trưng vẻ đẹp và niềm khao khát vươn
lên hoàn thiện của bao thế hệ học sinh Lê Quý Đôn Đà Nẵng. Đó là cái màu
thấm đượm chất trí tuệ, mượt mà nét văn chương và khát vọng tương lai
của các em 12C của ba năm học, kết tinh trong tên các tờ báo của các em
đã thực hiện. Tôi nhớ không lầm, ngày ấy, các em đã làm ba tờ báo và ba
lần đạt giải nhất toàn trường. Tờ báo năm lớp mười có tên : “Mầm xanh”.
Lên lớp mười một là “Lên xanh”. Và đến mươi hai thì “Mãi xanh”. Và cho
ngày ra trường đầy lưu luyến, cũng là một chút hành trang vào đời là đặc
san “Tà áo xanh”. Những màu xanh ấy hiện về lung linh trong tôi được
gợi mở từ câu thơ Bùi Giáng : “Còn sơ nguyên mộng trong tà áo xanh” kết
thúc đoạn khúc “Ngõ lời”.
Và thế là, trong tôi, bài thơ ÁO XANH của Bùi Giáng lũ lượt kéo về. Chữ theo chữ, dòng theo dòng ngân nga.
Lên mù sương, xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
Lời thơ cứ bắt tôi bồng bềnh theo mù sương lên xuống. Và tôi tự nhiên
cũng mẩn mơ quay cuồng cùng cái mù sương thời gian hay mù sương mộng mị
hay mù sương cội nguồn. Tỗi không rõ lắm. Có lẽ là mù sương cội nguồn,
bởi “bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu” và "tuổi thơ em". Nhưng có cần cắt nghĩa thơ
không. Tôi nghĩ không nhất thiết phải thế. Chỉ cần đọc toàn bài thơ, đọc
hai câu kết mà thấy thơ chiếm lĩnh hồn mình là thơ đích thực rồi. Và
với tôi, trong khoảnh khắc này, quan trọng nhất là cho dù có “lên mù
sương xuống mù sương”, cho dù có chìm nổi giữa “biển dâu” đời thì vẫn có
lúc “sực tỉnh giang hà” để rưng rưng:
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
“Sơ nguyên mộng” mà tôi gặp lại, đó là các em tôi, các học sinh 12C, mười mấy năm trước của tôi.
HD, 2-8-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét