Đang mải miết với công việc, bỗng anh bạn ngồi bên to nhỏ: “Sáng nay ông đã đọc vô số báo chưa?”. Tôi tròn mắt: “Mà chuyện chi rứa?”. “Thì - anh bạn nói như gió thoảng - chuyện nhà thơ GSTS Viện trưởng Viện viễn thông – khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nhà thơ Hoàng Quang Thuận đó mà”. Tôi cũng nói
như sợ người ta nghe: “Có đọc. Hồi hôm lạị đọc ở Blog của Duy Nhất họ Trương”. Ông bạn hỏi để phân bua: “Ông thấy thế nào? Mình thấy chả ra làm sao. Thằng cha GSTS này chắc ông không biết. Trước đây, sau 1945, hắn dạy Vật lí các lớp đêm tại trường Phan Châu Trinh. Cái thời đó, không biết làm sao mà hắn có cái PTS. Nghe đâu chuyện này lúc ấy cũng râm ra râm rang lắm lắm!”. Không biệt chân giả thế nào, tôi che miệng: “Thời điểm đó mình dạy ở Đắc Lắc nên không biết gì ở Đà Nẵng cả. Mà đó là chuyện riêng của hắn, vận vào người làm gì cho nhọc lòng! Mà thôi làm việc tiếp đi, bữa nào rỗi đã…”. “Ừ thì thôi,.. bữa nào tán tiếp” - ông bạn nói.
Lại cắm cúi làm việc.
Tối nay về vội vàng ghi lại cảm giác rời rạc của tôi về nhà thơ “Thiên giáng, Thần khải” Hoàng Quang Thuận này.
Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên về quá trình sáng tạo thi ca của Hoàng Quang Thuận. Sinh năm 1953, tại Quảng Bình, già nửa đời người chưa viết một chữ thơ, vậy mà hốt nhiên trở thành một người thơ trong Nam ngoài Bắc tăm tiếng nổi hơn cồn. Năm năm 1997, nhân dịp đi thăm non thiêng Yên Tử, sau khi giải thoát cho con rắn hổ chúa Kim xà trở về nhà, chỉ 3 cái nửa đêm về sáng, ông Thuận viết một mạch được 63 bài thơ in thành tập “Ngọa vân Yên Tử”, sau đó tái bản, bổ sung gồm 143 bài đổi tên thành “Thi văn Yên Tử”. Năm 2012, Đại lễ Một ngàn năm Thăng Long, ông cùng nhà thơ Dương Kỳ Anh - cựu Tổng biên tập báo Tiền Phong – thi nhau thức cầu thơ tại khu du lịch tâm linh Tràng An – Bái Đính. Sáng ra, Dương Kỳ Anh chỉ làm được bốn câu thơ, còn ông Hoàng Quang Thuận thì sản xuất được 121 bài Đường luật, nhờ khi đi thuyền ngang qua đền Trình, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu,… ông thấy một con chim phượng hoàng tuyệt đẹp cánh trắng, mỏ vàng bay lướt qua rặng cây ven suối. Ông tập hợp 121 bài này in thành tập “Hoa Lư thi tập” và trưng bày trong đại lễ ngàn năm Thăng Long.
Nhưng nghĩ lại thấy chuyện làm thơ có tính chất tâm linh, hay nói một cách đẹp hơn là mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa này ở phương Đông có lẽ cũng không còn là chuyện lạ. Người ta đã từng nhập đồng làm thơ. Người ta từng cầu cơ và cơ đã giáng bút thành thi phẩm. Nếu hoài nghi, xin lật lại Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh hay ghé mắt vào Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Còn ở phương Tây có trường phái Siêu thơ hay thơ Siêu siêu thực, người ta quan niệm thơ nẩy sinh từ vô thức, từ mộng mị miên trường. Giấc ngủ chính là môi trường sinh thành của thi ca theo khuynh hướng này. Vì vậy, để nhân loại được thưởng thức những vần mộng thơ mơ, các nhà thơ đã tập hợp thành một nhóm, chia nhau trực thơ. Người trực thơ phải thức trong khi các bạn thơ khác chìm vào giấc ngủ. Anh ta có nhiệm vụ ghi lại những câu mà các nhà thơ đang ngủ nói mê phát ra. Sau đó tập lại thành bài thơ. Nghe đâu những siêu thơ ấy đã làm đẹp thêm rất nhiều cho mặt mũi thơ ca nhân loại! Cho nên hiện tượng thơ thần Hoàng Quang Thuận cũng chẳng có gì đáng bàn. Người ta chỉ bàn những gì đáng bàn, cần bàn, không thể không bàn mà thôi. Chẳng hạn như những bài thơ ấy có đáng gọi là thơ không ? Chúng sẽ thế nào trước dòng chảy của thời gian và “thác lũ” tâm lí thưởng ngoạn của bạn đọc mọi thời ? Cho nên, tôi cũng không bàn mà chỉ thấy lạ. Tại sao một GS-TS Viện trưởng, một con người khoa học cỡ bự, một con người được trang bị triết học duy vật biện chứng lại là một con người duy tâm và siêu hình đến vậy! Phải chăng thế giới đảo điên rồi! Hay phải chăng ông ta là hiện tượng ông đồ tể trong truyện cổ Phật giáo, nhưng không quăng dao mà giấu dao là thành Phật!
Thứ hai tôi ngớ người ra, không hiểu sao Hội nhà văn mà cụ thể là ông Hữu Thỉnh và các nhà báo lại công kênh ông ta lên ngất ngưởng trên vai họ đến thế. Người ta tổ chức hội thảo, giới thiệu cho thế giới một ứng cử viên No-ben thơ, người ta tụng xưng hết lòng hết lời, thơ Hoàng Quang Thuận là thơ thiền, là thơ trên thơ,… “Hữu Thỉnh đã nhìn nhận thơ Hoàng Quang Thuận là “nghệ thuật cao nhất của thơ ca”. Đề cập tới bài “Am xưa” (Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc/Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm/Tiếng sáo thiền ca vui bất tận/Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng”, nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét: “Đây là bài thơ tiêu biểu cho hai bút pháp thiêng liêng hóa và đời thường hóa, nhân vật trong bài thơ này phải là người tu đắc đạo mới lấy trăng thay cho giường chiếu mà không sợ phàm tục, nhìn thấy trong trăng còn nhiều trăng nữa, tức là qua một vật mà nhìn thấy cái vô biên của vạn giới” (Blog Trương Duy Nhất). “Trần Nhuận Minh, Hữu Việt, nhà phê bình Trần Thị Thanh, Ngô Hương Giang: Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc / Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm / Tiếng sáo thiền ca vui bất tận / Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng”. Còn ông Dương Kỳ Anh, nhà thơ, cựu Tổng Biên tập báo Tiền Phong thì nhận xét đấy là “những câu thơ hay đến lạnh người” (Blog Trương Duy Nhất). Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Minh Tâm , một người bạn của Hoàng Quang Thuận lại viết:
“Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” xuất bản năm 1996, của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết”.
Sau đây là một và đoạn so sánh của Luật sư Nguyễn Minh Tâm:
1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết:
“Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi.
Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”.
Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết:
Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.
Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên. Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết:
Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao
Sơn thủy hữu tình động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào. 2. Trang 24, cuốn sách viết:
“Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng…
… Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”.
Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết:
Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương
Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
Bình an vô sự hết đạo cường”. 3. Trang 29, cuốn sách viết:
“Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên: Suối Vua Tắm”.
Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết:
Trưa hè oi ả tiếng suối reo
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi dòng nước trong veo”.
Lại cắm cúi làm việc.
Tối nay về vội vàng ghi lại cảm giác rời rạc của tôi về nhà thơ “Thiên giáng, Thần khải” Hoàng Quang Thuận này.
Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên về quá trình sáng tạo thi ca của Hoàng Quang Thuận. Sinh năm 1953, tại Quảng Bình, già nửa đời người chưa viết một chữ thơ, vậy mà hốt nhiên trở thành một người thơ trong Nam ngoài Bắc tăm tiếng nổi hơn cồn. Năm năm 1997, nhân dịp đi thăm non thiêng Yên Tử, sau khi giải thoát cho con rắn hổ chúa Kim xà trở về nhà, chỉ 3 cái nửa đêm về sáng, ông Thuận viết một mạch được 63 bài thơ in thành tập “Ngọa vân Yên Tử”, sau đó tái bản, bổ sung gồm 143 bài đổi tên thành “Thi văn Yên Tử”. Năm 2012, Đại lễ Một ngàn năm Thăng Long, ông cùng nhà thơ Dương Kỳ Anh - cựu Tổng biên tập báo Tiền Phong – thi nhau thức cầu thơ tại khu du lịch tâm linh Tràng An – Bái Đính. Sáng ra, Dương Kỳ Anh chỉ làm được bốn câu thơ, còn ông Hoàng Quang Thuận thì sản xuất được 121 bài Đường luật, nhờ khi đi thuyền ngang qua đền Trình, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu,… ông thấy một con chim phượng hoàng tuyệt đẹp cánh trắng, mỏ vàng bay lướt qua rặng cây ven suối. Ông tập hợp 121 bài này in thành tập “Hoa Lư thi tập” và trưng bày trong đại lễ ngàn năm Thăng Long.
Nhưng nghĩ lại thấy chuyện làm thơ có tính chất tâm linh, hay nói một cách đẹp hơn là mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa này ở phương Đông có lẽ cũng không còn là chuyện lạ. Người ta đã từng nhập đồng làm thơ. Người ta từng cầu cơ và cơ đã giáng bút thành thi phẩm. Nếu hoài nghi, xin lật lại Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh hay ghé mắt vào Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Còn ở phương Tây có trường phái Siêu thơ hay thơ Siêu siêu thực, người ta quan niệm thơ nẩy sinh từ vô thức, từ mộng mị miên trường. Giấc ngủ chính là môi trường sinh thành của thi ca theo khuynh hướng này. Vì vậy, để nhân loại được thưởng thức những vần mộng thơ mơ, các nhà thơ đã tập hợp thành một nhóm, chia nhau trực thơ. Người trực thơ phải thức trong khi các bạn thơ khác chìm vào giấc ngủ. Anh ta có nhiệm vụ ghi lại những câu mà các nhà thơ đang ngủ nói mê phát ra. Sau đó tập lại thành bài thơ. Nghe đâu những siêu thơ ấy đã làm đẹp thêm rất nhiều cho mặt mũi thơ ca nhân loại! Cho nên hiện tượng thơ thần Hoàng Quang Thuận cũng chẳng có gì đáng bàn. Người ta chỉ bàn những gì đáng bàn, cần bàn, không thể không bàn mà thôi. Chẳng hạn như những bài thơ ấy có đáng gọi là thơ không ? Chúng sẽ thế nào trước dòng chảy của thời gian và “thác lũ” tâm lí thưởng ngoạn của bạn đọc mọi thời ? Cho nên, tôi cũng không bàn mà chỉ thấy lạ. Tại sao một GS-TS Viện trưởng, một con người khoa học cỡ bự, một con người được trang bị triết học duy vật biện chứng lại là một con người duy tâm và siêu hình đến vậy! Phải chăng thế giới đảo điên rồi! Hay phải chăng ông ta là hiện tượng ông đồ tể trong truyện cổ Phật giáo, nhưng không quăng dao mà giấu dao là thành Phật!
Thứ hai tôi ngớ người ra, không hiểu sao Hội nhà văn mà cụ thể là ông Hữu Thỉnh và các nhà báo lại công kênh ông ta lên ngất ngưởng trên vai họ đến thế. Người ta tổ chức hội thảo, giới thiệu cho thế giới một ứng cử viên No-ben thơ, người ta tụng xưng hết lòng hết lời, thơ Hoàng Quang Thuận là thơ thiền, là thơ trên thơ,… “Hữu Thỉnh đã nhìn nhận thơ Hoàng Quang Thuận là “nghệ thuật cao nhất của thơ ca”. Đề cập tới bài “Am xưa” (Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc/Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm/Tiếng sáo thiền ca vui bất tận/Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng”, nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét: “Đây là bài thơ tiêu biểu cho hai bút pháp thiêng liêng hóa và đời thường hóa, nhân vật trong bài thơ này phải là người tu đắc đạo mới lấy trăng thay cho giường chiếu mà không sợ phàm tục, nhìn thấy trong trăng còn nhiều trăng nữa, tức là qua một vật mà nhìn thấy cái vô biên của vạn giới” (Blog Trương Duy Nhất). “Trần Nhuận Minh, Hữu Việt, nhà phê bình Trần Thị Thanh, Ngô Hương Giang: Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc / Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm / Tiếng sáo thiền ca vui bất tận / Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng”. Còn ông Dương Kỳ Anh, nhà thơ, cựu Tổng Biên tập báo Tiền Phong thì nhận xét đấy là “những câu thơ hay đến lạnh người” (Blog Trương Duy Nhất). Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Minh Tâm , một người bạn của Hoàng Quang Thuận lại viết:
“Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” xuất bản năm 1996, của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết”.
Sau đây là một và đoạn so sánh của Luật sư Nguyễn Minh Tâm:
1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết:
“Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi.
Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”.
Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết:
Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.
Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên. Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết:
Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao
Sơn thủy hữu tình động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào. 2. Trang 24, cuốn sách viết:
“Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng…
… Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”.
Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết:
Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương
Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
Bình an vô sự hết đạo cường”. 3. Trang 29, cuốn sách viết:
“Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên: Suối Vua Tắm”.
Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết:
Trưa hè oi ả tiếng suối reo
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi dòng nước trong veo”.
Những đoạn so sánh trên đã trả lời Hoàng Quang Thuận là ai? Riêng tôi, qua những bài thơ “Tiên giáng” này, tôi chả thấy cấu tứ, chất thơ đâu chỉ thấy chi tiết thơ, sự kiện thơ,… Nếu trong văn học Việt Nam có “Quốc sử diễn ca” thì thơ của Hoàng Quang Thuận là loại diễn ca phong cảnh bằng thể thất ngôn chăng!
Cuối cùng, tôi cũng chẳng thấy lạ gì hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận. Từ xa xưa, ở Việt Nam riêng, thế giới nói chung, người ta có truyền thống khao khát thánh hóa bản thân. Ông A muốn tự phong thánh và được phong thánh nên tung ra những sự việc hư cấu có ý nghĩa như là những hào quang phụ. Ông B tìm cách huyền thoại hóa bản thân bằng cách thêu dệt những câu chuyện mang màu sắc kì ảo. Ông C muốn tồn tại trong môi trường thần thánh nên tự biến mình thành một tắc kè hoa,… Ngay cả trong văn học và sử học cũng có biết bao mẩu chuyện thần khải như thế. Vậy nên nếu ông Thuận có thần hóa, thiêng hóa sự sáng tạo thơ ca của mình thì cũng có sao đâu. Một khi người ta sống trong môi trường tự thăng hoa, tự thánh hóa thì giả thật cũng chỉ là cách nói tương đối, biên giới giữa giả và thật mong manh như sợi tơ.
Vậy nên, tôi nghĩ, đừng bàn gần bàn xa làm gì, tất cả chúng ta tại sao không xúm vào công kênh Hoàng Quang Thuận lên để “thi gia đạo” ấy hái giải No-ben, để tất cả chúng ta được một lần tự sướng!
HD, 22-8-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét